AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5hgk26clJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

11 câu không nên nói tại công sở

Answer hZWZl5hgk26clJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmpaXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Phuong Thao's picture
1464572615

Làm thế nào để bạn được coi trọng và đánh giá cao? Bật mí với bạn những cụm từ nào nên tránh trong các cuộc trò chuyện với người quản lý trực tiếp của bạn. 

1/ “Thật không công bằng”

Mọi người đều biết rằng cuộc sống này là không công bằng. Nói “thật không công bằng” cho thấy bạn đang đổ lỗi cho cuộc sống đã làm cho mình trở nên quá non nớt và ngây thơ

Nếu bạn không muốn làm cho cách cử xử trở nên tồi tệ, bạn cần phải nhìn nhận thẳng vào thực tế, tiếp thu những ý kiến mang tính xây dựng, và tránh xa những lời bạo biện bản thân. Ví dụ, bạn có thể nói: "Tôi thấy rằng anh/chị đã giao cho  A một dự án lớn mà tôi đã hy vọng và làm việc hết sức mình để có được. Anh/chị có thể cho tôi biết lý do nào dẫn tới quyết định này? Tôi muốn biết lý do tại sao anh/chị nghĩ rằng tôi không phù hợp với dự án này để tôi có thể nhân ra được kỹ năng sai sót của mình và cải thiện những kỹ năng đó

2/ “Trước giờ luôn được giải quyết theo cách này”

Mọi thứ luôn thay đổi, ngay cả công nghệ sau sáu tháng tuổi cũng có thể trở nên lỗi thời. Khi tìm cách giải quyết bất kỳ vấn đề, nếu bạn nói ra điều này, bạn đang chứng tỏ cho sếp của mình thấy sự lười biếng và không chịu thay đổi khi đưa ra phương án, lúc ấy sếp của bạn sẽ tự hỏi tại sao không cố gắng để cải thiện tình hình trên theo cách riêng bạn mà lại dựa trên một lập khuôn có sẵn. Nếu bạn thực sự muốn làm cách mà mọi người trước giờ vẫn làm, hãy chắc chắn bạn sẽ làm tốt hơn họ

3/ "Không vấn đề gì."

Khi ai đó hỏi bạn phải làm cái gì hoặc nhờ bạn để làm việc gì đó, và bạn nói với họ “Không có vấn đề gì”, bạn đang ngụ ý rằng yêu cầu mà họ nhờ bạn có vấn đề. Điều này làm cho mọi người cảm thấy như thể họ đã áp đặt lên bạn

Bạn nên thể hiện sự vui vẻ, lạc quan và tự nguyện đồng ý khi có người nào đó nhờ vả bạn, ví dụ:  "Đó là niềm vui của tôi" hoặc "Tôi rất vui khi làm điều đó." Đó là cả một sự khác biệt tinh tế trong ngôn ngữ, nhưng lại có tác động rất lớn đối với người đối diện

4/  "Tôi nghĩ ... /Đây có thể là một ý tưởng ngớ ngẩn .../  Tôi xin phép hỏi một câu hỏi hơi ngu ngốc là..."

Những cụm từ quá thụ động ngay lập tức làm xói mòn uy tín của bạn trong mắt cấp trên lẫn đồng nghiệp. Họ sẽ cho rằng bạn là người thiếu tự tin, vô tình bạn làm cho những người đối diện mất niềm tin vào bạn

5/ "Việc này một phút là xong"

Khi nói bạn sẽ hoàn thành 1 nhiệm vụ nào đó chỉ trong 1 phút, dù có thể chỉ là 1 câu nói “lỡ” để gây ấn tượng về khả năng hoàn thành nhanh công việc của mình, nhưng cách nói này sẽ không làm hài lòng sếp của bạn:

- 1 là nếu bạn hoàn thành xong công việc trong 1 phút, bạn là người quá qua loa trong công việc.

- 2 là bạn không hoàn thành thì tại sao bạn nói mình có thể làm? Vì vậy khi được giao làm 1 nhiệm vụ, hãy nói thời gian chính xác mà bạn có thể hoàn thành nó.

6. "Tôi sẽ cố gắng."

Khi nói câu nói này nghĩa là bạn thiếu tin tưởng vào khả năng của chính mình  để thực hiện các nhiệm vụ, nếu bản thân bạn không tin thì bạn sẽ không thể làm ai tin vào bạn được. Vì vậy, khi nhận được yêu cầu để làm một cái gì đó, hoặc là được ra lời khẳng định sẽ làm việc đó hoặc không.

7/  "Anh ấy là lười / không đủ năng lực / một kẻ ngớ ngẩn."

Ở môi trường công sở, khó tránh khói trường hợp đồng nghiệp nói xấu nhau nhưng tốt hơn chúng ta hãy nên tránh việc này xảy ra. Sẽ luôn có những người thô lỗ hoặc không đủ năng lực trong bất kỳ môi trường làm việc nào, và rất có thể là tất cả mọi người đều không thích họ, nhưng nếu bạn không thể giúp người ta tốt hơn, cải thiện tính cách của họ hoặc tệ lắm là đuổi họ đi thì bạn cũng nên nói xấu sau lưng đồng nghiệp sau lưng với ai đó, việc này sẽ làm hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp sẽ không còn tốt

8/  "Điều đó không có trong mô tả công việc của tôi."

Nếu bạn được nhận vào làm việc tại 1 công ty, tuy nhiên sếp lại giao việc cho bạn không đúng trong mô tả công việc mà bạn ghi trong CV, bạn đừng vội nói “điều đó không có trong mô tả công việc của tôi"- cụm từ mỉa mai này cho thấy bạn chỉ sẵn sàng làm những công việc chuyên môn của mình. Nếu sếp yêu cầu bạn làm một cái gì đó mà không phải sở trường của mình, bạn cứ bình tĩnh tiếp tục làm công việc đó, sau đó, sắp xếp một cuộc trò chuyện với sếp nói rằng công việc không thật sự phù hợp với bạn, không giúp phát huy hết khả năng khi làm việc

9/ "Đó không phải là lỗi của tôi."

Thật không hay khi đổ lỗi cho ai đó. bạn nên học cách chịu trách nhiệm cho chính lỗi sai của bản thân. Nếu có bất kỳ sai sót nào trong công việc hãy thừa nhận đó là lỗi của mình và đưa ra một lời giải thích thỏa đáng.

Khi bạn nói “ đó không phải lỗi của tôi” cho thấy bạn là một người thiếu trách nhiệm trong công việc, và đồng nghiệp sẽ cảm thấy như mình bị phản bội vì bạn.Nếu lần khác trường hợp này cũng xảy ra với đồng nghiệp của bạn, thì họ cũng sẽ tấn công bạn giống như trước và đổ lỗi cho bạn

10/ "Tôi không thể."

Mọi người không thích nghe câu “bạn không thể” vì điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không hoàn thành được công việc được giao, cũng có nghĩa là bạn không sẵn sàng để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Nếu bạn thực sự không thể làm điều gì đó bởi vì bạn thiếu những kỹ năng cần thiết, sau khi đưa ra lời từ chối, bạn cũng cần đưa ra giải pháp thay thế. Thay vì nói những gì bạn không thể làm, nói những gì bạn có thể làm. Ví dụ, thay vì nói "Tôi không thể ở lại làm việc tối nay," thì nói rằng "Tôi có thể đi làm sớm hơn vào ngày mai”. Hoặc là thay vì " tôi không thể chạy những con số dữ liệu này ", nói" Tôi vẫn chưa biết làm thế nào để phân tích những số liệu này. Bạn có thể hướng dẫn cho tối để tôi có thể làm tốt việc này vào lần tới không?

11. "Tôi ghét công việc này."

Dù nghe phàn nàn bao nhiêu cũng không bằng nghe câu “tôi ghét công việc này” từ chính nhân viên của mình. Hành động như vậy cho thấy bạn là một người tiêu cực và làm xuống tinh thần của nhóm. Nếu vậy chắc chắn ếp sẽ giúp bạn không còn ghét công việc này nữa bằng cách cho bạn tự do tìm công việc phù hợp mới.

(Nguồn forbes.com)

Answer hZWZl5hgk26clJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmpaXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5hgk26clJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...