5 cách tiếp cận ứng viên hiệu quả bằng InMail của LinkedIn Recruiter
Người ta thường không thích nhận spam mail. Dĩ nhiên lại càng không thích nhận mail đã spam mà còn không mấy liên quan đến mình. Và bạn có chắc InMail mà bạn gửi đi sẽ không trở thành spam mail trong mắt của ứng viên chứ? Mà trong khi đó tài khoản Recruiter lại có lượng InMail giới hạn, nên bạn muốn tận dụng thật tốt nguồn lực này. Do đó bạn cần một chiến lược tiếp cận ứng viên thông qua InMail thật chu toàn.
1. Làm InMail của bạn trở nên nổi bật
Bạn có thể không rõ nguyện vọng cũng như động lực của ứng viên là gì. Trong khi ngoài kia có biết bao nhiêu nhà tuyển dụng cũng đang làm điều tương tự như bạn là thu hút nhân tài về tay mình. Và nếu bạn bị áp lực về mặt số lượng mà quên đặt bản thân vào vị trí của ứng viên, lúc đó, bạn đã mất đi lợi thế cạnh tranh của mình rồi.
Chúng ta cần một lời mời chào đủ hấp dẫn để khiến ứng viên muốn mở InMail của bạn. Không nên đề cập ngay đến vị trí tuyển dụng trong tiêu đề vì theo thống kê của LinkedIn, có đến 70% thành viên đang không tìm kiếm công việc. Và khi họ nhận được một lời mời ứng tuyển thì trong đầu lại hiện ra hàng loạt những câu hỏi “lỡ như…”.
Cùng phân tích vấn đề này dưới góc nhìn của Daniel Kahneman - nhà tâm lý học đoạt giải Nobel. Nghiên cứu của Kahneman nhấn mạnh rằng, trước các cơ hội không chắc chắn, con người lại nhạy cảm với những điều họ có nguy cơ mất đi hơn là những gì họ sẽ nhận lại được. Vì vậy, họ có xu hướng cân đo đong đếm chi phí cơ hội phải bỏ ra và né tránh sự mất mát.
Ứng viên, lúc này sẽ nghĩ “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi nghỉ công việc hiện tại?”, “Nếu tôi không đậu phỏng vấn thì sao?” , “Lỡ như công việc mới không phù hợp với tôi?”,...
Có thể bạn đang cần tuyển dụng gấp, nhưng không nên quá tập trung vào vị trí đang trống mà hãy chú trọng vào tình hình hiện tại của ứng viên và đưa ra những cơ hội chắc chắn hơn. Ví dụ ở trường hợp sau, tiêu đề “Go Bear! From TUP Industries” vẫn trông hút mắt hơn là "Customer Success Opening". Một tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn sẽ giúp InMail của bạn trông nổi bật hơn so với InMail của nhà tuyển dụng khác và tránh bị người nhận xem là mail spam.
2. Cá nhân hóa Inmail
Theo nghiên cứu của LinkedIn, những Inmail bắt đầu với “hey...”,”hi...”, “hello...”,..lại có tỷ lệ phản hồi cao. Từ đó có thể thấy, những lời chào mang tính gần gũi sẽ thu hút người đọc hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn có thể áp dụng cách chào hỏi này cho mọi đối tượng. Cần xác định người đọc là ai để lựa chọn ngôn từ phù hợp.
Về phần nội dung, tránh dùng những câu từ cứng nhắc và đại trà như các template thường thấy trên mạng. Như trong ví dụ này: “Tôi đã xem qua profile của bạn và cảm thấy rất ấn tượng”. Hiển nhiên là bạn đã xem qua profile của ứng viên rồi, không cần phải nhắc đến một cách chung chung trong InMail nữa.
Nên mở đầu một cách thật tự nhiên, như nhắc về điểm chung giữa bạn về ứng viên, hoặc chỉ rõ ra điểm ấn tượng mà bạn thấy được trong profile của họ là gì.
Nếu bạn cảm thấy việc này mất nhiều thời gian, bạn có thể tạo template riêng cho từng nhóm đối tượng dựa trên các đặc điểm chung như trường học, công ty hiện tại,.... Hoặc dùng bộ lọc “Spotlights” mà LinkedIn cung cấp để chọn ra trong nhóm “sẵn lòng cho cơ hội mới”, nhóm “gắn bó với thương hiệu” hay những ứng viên đã từng ứng tuyển vào công ty của bạn để gửi mass InMail.
3. Tập trung vào ứng viên
Nhìn vào mẫu InMail dưới đây, chúng ta có thế thấy, người gửi dùng rất nhiều đại từ chỉ bản thân và doanh nghiệp, chứ không đề cập nhiều đến ứng viên.
Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải thể hiện giá trị của mình đối với công ty khi nộp đơn ứng tuyển. Thì ngược lại, để thu hút ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng cũng nên đặt mình vào vị trí của ứng viên để biết được cảm nhận của họ khi nhận mail như thế nào. Vì chẳng ai hứng thú để nghe một người chỉ biết huyên thuyên về bản thân cả. Hãy chứng tỏ rằng bạn đang chú tâm và mong muốn hiểu rõ hơn về quan điểm của đối phương, làm cho họ cảm thấy bạn đang cho đi chứ không phải lấy từ họ một giá trị nào đó.
4. Khiến ứng viên dễ dàng “say yes”
Nếu mục tiêu của bạn là có một cuộc nói chuyện với ứng viên tiềm năng, dù họ có đang "available" với cơ hội mới hay chí ít là để giữ mối liên hệ thì đừng nên yêu cầu ngay họ gửi hồ sơ cá nhân cho bạn. Việc đó giống như là bạn đang giao bài tập về nhà cho họ vậy. Vì đa phần các ứng viên bị động thậm chí còn chưa kịp update hồ sơ của mình. Vô tình nó sẽ tạo ra một ranh giới giữa bạn và ứng viên.
Hẳn là bạn đã xem xét kỹ càng profile của ứng viên đủ để quyết định liên hệ với họ. Vậy nên, hãy đi từng bước một là xây dựng mối quan hệ, rồi đề nghị họ gửi hồ sơ khi họ đã mở lòng với bạn.
5. Phân tích dữ liệu
Không có chiến lược nhân sự nào mà không cần đến số liệu để theo dõi và phân tích cả. Báo cáo xu hướng tuyển dụng toàn cầu của LinkedIn (2018) đã chỉ ra, 50% nhà tuyển dụng tin rằng dữ liệu là yếu tố quan trọng để định hướng tương lai, nhưng chỉ có 35% có thể sử dụng hiệu quả những dữ liệu đó.
Mục tiêu của nhà tuyển dụng là tìm kiếm càng nhiều ứng viên tiềm năng để xây dựng phễu nhân tài của doanh nghiệp thì càng tốt. Nhìn vào bức tranh tổng thể thì có vẻ mọi chuyện đều ổn. Nhưng đầu vào dồi dào không có nghĩa đầu ra cũng suôn sẻ. Vì chỉ cần một nút cổ chai (bottleneck) đột ngột xuất hiện trong quá trình tuyển dụng của bạn, thì xem như mọi tính toán trước đó sẽ đi chệch hướng (ví dụ: ứng viên phản hồi chậm trễ, quy trình liên quan đến quá nhiều người, ứng viên tiềm năng “lật kèo” vào phút chót,...)
Do vậy, phải chú ý theo dõi và phân tích dữ liệu thực tế nhằm đưa ra những hướng giải quyết kịp thời để tăng hiệu quả tuyển dụng. Với báo cáo sử dụng InMail từ LinkedIn, bạn sẽ dễ dàng thấy được điểm nào hiệu quả, điểm nào thì chưa trong chiến lược của mình.
Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình tuyển dụng với LinkedIn Recruiter.
Từ tháng 9/2019, Anphabe trở thành đối tác chính thức của Linkedin tại thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng đột phá, vui lòng liên hệ Anphabe Team: * Hotline: (84) 98 865 7881 hoặc |
Xem thêm: |