AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dlmHCYlZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

6 kỹ thuật kể chuyện (Storytelling) giúp thuyết phục nhà tuyển dụng khi trả lời phỏng vấn

Answer4 hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVmpSbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Quách Phương's picture
1472112387

Khi bạn trả lời phỏng vấn tuyển dụng, điều bạn đang làm là chia sẻ thông tin về bản thân và đưa ra những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Như vậy, về mặt lý thuyết, storytelling sẽ giúp nhà tuyển dụng:

  • Muốn nghe thông tin từ bạn

  • Dễ tiếp nhận thông điệp bạn muốn nói

  • Bị ấn tượng bởi bạn nhiều hơn (thậm chí “quý” bạn hơn).story-telling-topcv.vn


I. KỸ THUẬT MONOMYTH ( AKA “THE HERO’S JOURNEY” – HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI ANH HÙNG”)
ÁP DỤNG CHO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

 Một số câu mà bạn có thể áp dụng để trả lời một số câu hỏi phỏng vấn kinh điển:
“Hãy nói về bản thân bạn”

Lúc này, bạn là nhân vật người hùng trong chính câu chuyện của bạn, và bạn có thể kể lại quá trình làm việc từ trước tới giờ của bản thân, đồng thời là quá trình trưởng thành: phải bước ra khỏi vòng an toàn, làm những điều mới lạ (vì một lý do nào đó), vượt qua nhiều thử thách để rồi có được ngày hôm nay.

Nếu tôi trả lời phỏng vấn, bạn có thể chọn cho mình một câu truyện “có đầu có đuôi” như:

“Trước đây tôi học bách khoa, cơ mà bị đúp 7 năm mới ra được trường ( 2 tuần nữa là tròn 2 năm tôi nhận bằng tốt nghiệp đại học). Nhận ra nghề kỹ sư thực sự không hợp với nguyện vọng cá nhân, tôi quyết định ra đi tìm đường cứu thân, tìm công việc mới. Trước đây tôi từng đi làm ở xxx, vị trí yyy, đạt được những thành tích zzz. Giờ tôi muốn tìm một công việc (sáng tạo/ năng động/ thử thách,...) hơn, nên mới quyết định ứng tuyển vào quý công ty.”

Lưu ý:

  • Như một bài văn tự sự, câu chuyện bạn kể phải có mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng. Cái kết ở ví dụ trên là “lựa chọn hành trình mới”. Nếu noi tại sao bạn ra đi ở công ty cũ thì cũng phải nói ra là trước đó bạn đã làm được những gì, học được gì từ công việc đó và tại sao bạn lại chọn công ty này.

Đến đây nhiều bạn hỏi bí quyết để khiến câu chuyện của mình hay và hấp dẫn hơn là gì?

Câu trả lời nằm ở “sự xung đột” và “cách giải quyết xung đột”. Mọi câu chuyện thường được hấp dẫn bởi có những xung đột xảy ra (ví dụ: trong phim hành động thì là heroes vs villian, phim tình cảm thì là tình tay ba, người cũ người mới, quá khứ với hiện tại…) và khi xung đột được giải quyết, thì người xem thở phào nhẹ nhõm.

Thêm 1 ví dụ về 1 câu kinh điển nữa:

“Điểm yếu của bạn là gì”

Google câu này, các bạn sẽ được lời khuyên chung chung như “Hãy vừa nêu điểm yếu, nhưng đồng thời nêu ra giải pháp để khắc phục điểm yếu đó”.

Nhưng thay vì trả lời kiểu gạch đầu dòng “tôi có 3 điểm yếu là A, là B, là C…” , muốn cho nhà tuyển dụng bị thuyết phục và ấn tượng hơn, hãy kể cho họ câu chuyện gắn với 3 điểm yếu đó. Cố gắng kể câu chuyện có điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nếu có thêm cả xung đột và kết quả thì càng tuyệt.

Ví dụ:

“Hồi tôi còn làm ở công ty cũ, có lần tôi được sếp giao triển khai dự án mới.

Với tôi đó là một cơ hội lớn, và ban đầu tôi rất lo sợ tôi làm hỏng việc. Nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm nhận nhiệm vụ đó và dốc hết sức để làm. Tôi thức ngày thức đêm, vừa làm vừa kiểm tra vừa hỏi ý kiến người đi trước để tránh mắc sai phạm.

Kết quả là tôi làm hỏng việc thật. Một trong những lý do tôi đã làm hỏng việc là vì tôi bị dính 3 điểm yếu là A, là B, là C…. Cũng từ lần thất bại đó, tôi quyết tâm đặt mục tiêu là phải cải thiện A, B, C bằng những biện pháp như… Tới thời điểm hiện tại, tôi đã cải thiện được A và B, còn C thì chắc cả đời chả sửa được (đùa thế)”.

Nếu bạn để ý, câu chuyện trong ví dụ trên có đầy đủ các yếu tố:

  • Có điểm xuất phát là khi nhân vật chính bước ra khỏi vùng an toàn.

  • Có thử thách phải vượt qua, có kết quả và có bài học kinh nghiệm rút ra.

Nói chung có rất nhiều cách để sáng tạo với phương pháp Monomyth. Chúc bạn may mắn.


II. THE MOUNTAIN – HÀNH TRÌNH VƯỢT NÚI
1. ĐỊNH NGHĨA

Mô hình này khá tương tự với Monomyth, khi sắp xếp các câu chuyện, sự kiện, thử thách… nối tiếp nhau, có điểm đầu và điểm kết thúc.

Điểm khác biệt khi sử dụng The Mountain so với Monomyth là:

  • Cái kết có thể là một “sad ending” , khác với Monomyth là khi người anh hùng của chúng ta thành công trở về.

  • Bạn muốn dành thời gian để nói về từng sự kiện, từng giai đoạn, từng kết quả nhỏ trong cả hành trình lớn bạn đang đi


2. ỨNG DỤNG

Bạn dùng phương pháp “The Mountain” với mong muốn đạt được những mục tiêu sau:

  • Cho người nghe thấy được khả năng vượt qua thử thách của bạn.

  • Từng bước, từng bước… tạo sự “kịch tính” cho câu chuyện tổng thể.

  • Nhấn mạnh vào 1 cái kết hoành tráng (theo cả tích cực lẫn tiêu cực).

  • pv6.jpg


3. ÁP DỤNG CHO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Nhắc đến đây, chắc các bạn sẽ nghĩ ngay đến câu hỏi kinh điển:

“Mô tả một tình huống khó khăn bạn đã từng gặp phải, và cách bạn đã làm để giải quyết tình huống đó.”

Hoặc, bạn cũng có thể dùng để trả lời câu hỏi:

“Thành tích bạn tự hào nhất là gì”

Cách thông thường để trả lời những dạng câu hỏi kể trên, là bạn kể ra tình huống, lý do bạn gặp phải tình huống, và nêu ra cách giải quyết tình huống (bước 1, bước 2, bước 3….), nêu ra kết quả cuối cùng (hoặc thất bại hoặc thành công). Còn nếu ứng dụng nghệ thuật kể chuyện, bạn sẽ phải làm các bước sau:

  • Phân chia được câu chuyện của mình thành các phần: Điểm khởi đầu, giai đoạn 1, giai đoạn 2,… điểm kết thúc

  • Ở mỗi giai đoạn, bạn phải có sự kiện diễn ra, phải nêu được cao trào, phải có xung đột, có phương án giải quyết xung đột và có kết quả (kết quả tốt hoặc không tốt).

Thông qua cách làm trên, bạn sẽ:

  • Thể hiện được khả năng giải quyết tình huống của bản thân

  • Thể hiện được cá tính và phẩm chất cá nhân

  • Khiến nhà tuyển dụng bị cuốn hút hơn về bối cảnh bạn đã gặp phải, cảm thấy như mình là một phần của câu chuyện đó, từ đó thêm tin tưởng vào trải nghiệm cá nhân của bạn.


III. FALSE START
1. ĐỊNH NGHĨA

Đây là kỹ thuật kể chuyện cao cấp hơn, khi mà bạn kể một câu chuyện với một cái kết có vẻ dễ đoán trước, nhưng rồi vì 1 biến cố nào đó khiến cái kết dễ dự đoán đã không xảy ra, và nhân vật buộc phải bắt đầu lại từ đầu. Với kỹ thuật này, bạn sẽ khiến người nghe tưởng chừng như đã biết trước kết quả, thì bị bất ngờ và buộc phải tiếp tục lắng nghe để xem kết quả cuối cùng thực sự đã xảy ra là gì.

Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi áp dụng trong trường hợp bạn muốn kể về thất bại bạn đã từng gặp, cách bạn đứng dậy và vượt qua thất bại đó. Cách này giúp bạn show off kinh nghiệm bạn đã thu nhận được sau thất bại, hoặc sự sáng tạo của bạn khi tìm ra cách thức mới để giải quyết vấn đề.


2. ỨNG DỤNG  

False Start được sử dụng khi bạn mong muốn đạt được:

  • Sự bất ngờ cho người nghe, khiến người nghe bị cuốn hút

  • Nhấn mạnh vào thất bại bạn đã gặp, khó khăn bạn đã gặp, và khả năng đứng dậy sau thất bại của bạn.


3. ÁP DỤNG KHI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Việc áp dụng thế nào thì hoàn toàn do bạn sáng tạo. Ở đây ta có thể áp dụng kỹ thuật này cho một trong những ví dụ ở đầu bài viết để trả lời cho câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”

Có dễ dàng thấy một điều rằng, dù cho câu hỏi có thực sự đơn giản như thế nào thì với sự sáng tạo và làm thu hút nhà tuyển dụng sẽ là cách bạn được điểm cộng từ họ. Chỉ bằng một câu chuyện đơn giản, nêu được điểm yếu những cũng nêu được điểm mạnh, đồng thời nói lên được kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của bạn cho nhà tuyển dụng thấy. Đó chính là điểm thu hút nhà tuyển dụng mà ít ứng viên hiện nay có thể làm được. Hãy là một trong ít người tạo nên một câu chuyện “hoành tráng” cho nhà tuyển dụng.

- ST -

Answer4 hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVmpSbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Hưng Nguyễn's picture
    Hưng Nguyễn
    1472204763

    Để kể được một câu chuyện thuyết phục được người khác không phải dễ. Nhưng nếu vượt qua được "cảnh giới" đó thì không chỉ là việc phỏng vấn, bạn còn có thể dùng nó trong những hoạt động giao tiếp hằng ngày. Đó là lợi thế rất lớn để thu hút người khác vào câu chuyện của mình.

      hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnZeam4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmiUcpuFneDh
    hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpmXnZmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdvbp1uVm6xtg..
  • Tan Lam's picture
    Tan Lam
    1472453170

    Đọc topic này mình có ý kiến góp ý sau : 

    Thông tin bài viết rất bổ ích, tuy nhiên cần xem xét ở các khía cạnh liên quan :

    Việc đi phỏng vấn mà kể được câu chuyện bằng việc đưa mọi thứ vào rồi kể phân đoạn, mạch lạc thậm chí ở mức chừa chổ trống cho NTD hỏi thì quả thật người này đâu cần phải đi phỏng vấn. Ngay cả những NTD cũng không nhiều người làm được điều này.

    Với mình thì người kể được chuyện như vậy thì họ cũng ở tầm quản lý trung cấp rồi. Mà thường thì với những người tầm này đã có sẵn năng lực này và (đa phần) họ được sự giới thiệu hoặc mời chào trước rồi.

    Cho nên, việc hướng dẫn như bài viết nó mang tính chia sẻ rộng rãi ra cộng đồng chứ không hữu dụng nhiều cho những đối tượng này (vì họ đã có tố chất sẵn). Và như vậy những người chưa đủ chất bên trong mà đọc rồi vận dụng sẽ là cái họa vì họ sẽ chết bởi kể câu chuyện với nhiều vấn đề hỏng hóc, chênh, khập khiễng ... (do không quen) để cho NTD "vặn".

    Trẻ, chưa kinh nghiệm, đọc thấy đi tắt thì họ sẽ chộp thời cơ và trở thành người hứng lấy tai họa. Bởi để kể được câu chuyện như đề bài thì còn việc phải trả lời những câu phản biện của NTD (nếu NTD đúng tầm) thì UV vận dụng sẽ rất dễ rơi đài.

    Nói cách khác là nếu NTD kinh nghiệm họ sẽ biết và phân loại được UV kể chuyện thuộc đối tượng UV năng lực thực sự hay UV vận dụng (đọc và làm theo) bởi 1 phần đã thể hiện trên CV.

    Cho nên, các bạn trẻ khi tiếp cận cần có sự chắc lọc chứ không thì dễ bị rơi vào phần thiệt hơn là phần thưởng.

    Ý kiến mang tính cá nhân.

      hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnZiRmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmiVaZmFneDh
    hZWZl5Vlk2mbmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpmYlJeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhwbZpmVm6xtg..
  • Thanh Luong's picture
    Thanh Luong
    1472461760

    Chào bạn, ý kiến của bạn rất có tâm huyết với các bạn sinh viên và đúng như bạn nói, nó đúng nghĩa mang tính cá nhân.

    Tôi chỉ có vài ý kiến thế này:

    1. Với những người ứng tuyển, nếu là nhân viên cấp cao đã có kinh nghiệm từ trước thì cũng chưa chắc họ có thể áp dụng được như bài trên đã nói.

    2. Nếu bạn đề cập đến các bạn sinh viên thì tôi cũng xin chia sẻ một chút là, nếu bạn đủ tầm và tự tin với sức hút của những câu chuyện mà mình kể với người khác thì bạn hãy làm. Còn không thì nên dừng lại. Ý này tôi hoàn toàn đồng ý với chị Tan Lam. Tuy nhiên, liệu rằng các bạn không dám thử nên bỏ cuộc sao? Chẳng lẽ các bạn lại tiếp tục những câu trả lời mà chúng ta có thể thấy nhan nhãn trên mạng như vậy mãi sao? Tại sao không chịu thử một điều mới, đôi khi mạo hiểm một chút cũng tốt, chỉ là nên mạo hiểu cho xứng tầm. Chuyện kể thì nhiều, quan trọng là bạn nên kể nó bằng chính những gì mình có, kể bằng chính sự trải nghiệm của mình, sự thật luôn luôn làm cho câu chuyện trở nên tự nhiên nhất mà.

      hZWZl5Vlk2mbmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnZiRm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5Vlk2mbmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmiVaZuFneDh
    hZWZl5Vlk2mbmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpmYlJmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhpbpZqVm6xtg..
  • Hoang Huynh's picture
    Hoang Huynh
    1472530761

    Cần lưu ý rằng sự việc hay nhân vật nào cũng đều có tính hai mặt của nó và cách kể chuyện rõ ràng là phải tuân theo đúng sự thật đã xảy ra để sau khi kết thúc câu chuyện, chúng ta hoàn toàn có thể gạt nó ra khỏi bộ nhớ vì sự thật mãi mãi là sự thật, không cần nhớ thì vẫn nhớ và kể lại bất kỳ lúc nào.

    Không nên thêu dệt/thêm thắt/chỉ nói 1 nửa sự thật vì nếu trong trường hợp bạn được tuyển dụng (điều mà phần lớn ứng viên mong đợi khi dự phỏng vấn), rất có thể trong tương lai bạn sẽ phải trả giá vì những chi tiết mà bạn sáng tạo thêm trong câu chuyện của mình.

    Lời khuyên chân thành: hãy kể đúng câu chuyện của mình, đừng kể câu chuyện bạn đọc được hoặc nghe người khác kể lại.

      hZWZl5Vlk2mbmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnZiSlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5Vlk2mbmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmiVapSFneDh
    hZWZl5Vlk2mbmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpmYlZKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhm1wbpZXb7Cx
hZWZl5dlmHCYlZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...