8 câu hỏi bạn cần "phỏng vấn ngược" lại nhà tuyển dụng
Phỏng vấn xin việc như một con đường hai chiều, nơi mà nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho những ứng viên để tìm ứng viên phù hợp nhất.
Trong khi ứng viên thường đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để xem liệu họ phù hợp với vị trị tuyển dụng hay không, nhưng những nhà tuyển dụng thường đánh giá những nhân viên tiềm năng thông qua câu hỏi của họ. Vì thế ứng viên buộc phải đặt câu hỏi tốt, thông minh để gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn.
Dave Kerpen, CEO của Likeable Local, gần đây đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trên một vài người bạn của mình tại Hội đồng doanh nhân trẻ (YEC), về những câu hỏi ấn tượng nhất của ứng viên trong buổi phỏng vấn (hay những câu hỏi mà họ mong ứng viên sẽ hỏi).
Và dưới đây là những hồi đáp của họ:
1. Tôi có thể học được những KỸ NĂNG MỚI nào khi làm việc ở công ty ông/bà?
Câu hỏi này cho thấy đây là một người có thái độ tích cực: họ thừa nhận họ không biết tất cả mọi thứ, và họ cũng khiêm tốn và rất tiềm năng trong việc tích cực học hỏi kiến thức mới và sử dụng chúng như một tiêu chí đánh giá cơ hội thăng tiến của mình. Và đương nhiên họ rất đề cao kỹ năng trong công việc, không chỉ có mỗi kiến thức.
2. Tôi có thể giúp gì để khiến quyết định tuyển tôi dễ dàng hơn cho ông/bà?
Những sinh viên tốt nghiệp tại trường Lauch Academy luôn được đào tạo để hỏi câu hỏi này trong phần cuối của buổi phỏng vấn. Nó cho thấy rằng bạn đang háo hức để có được công việc này, bạn tự tin vào khả năng và có thể làm sáng tỏ bất cứ những thông tin nào mà nhà tuyển dụng còn băn khoăn về bạn.
3. Nếu ông/bà có thể cải thiện MỘT ĐIỀU ở công ty mình, thì ông/bà sẽ cải thiện điều gì?
Bất kỳ ứng viên lý tưởng nào cũng sẽ cố gắng phỏng vấn nhà tuyển dụng nhiều như những gì mà họ bị hỏi. Bằng cách hỏi về những điều mà công ty có thể cải thiện, ứng viên có thể tìm hiểu những thông tin quan trọng trong việc có lựa chọn công ty này làm bến đỗ mới trong sự nghiệp của mình. Nếu câu trả lời đưa ra không thẳng thắn, thì chí ít ứng viên cũng nhận được một số thông tin về công ty.
4. Điều gì khiến ông/bà BỰC BỘI nhất khi làm việc tại đây?
Câu hỏi này cùng những câu hỏi đầy “can đảm” khác luôn cần một câu trả lời chu đáo. Những nhà tuyển dụng thông minh luôn khuyến khích ứng viên hỏi “can đảm” và họ luôn chuẩn bị những câu trả lời đầy chu đáo. Nếu ứng viên có thể làm điều đó trong một cuộc phỏng vấn, thì họ có thể làm điều đó với khách hàng. Và mỗi ngày chúng ta cần can đảm – đôi khi khó chịu – để trò chuyện với khách hàng.
5. Đâu là một ứng viên LÝ TƯỞNG với ông/bà và làm sao để tôi có thể trở nên giống họ hơn?
Dù có thừa nhận hay không, thì mỗi CEO hay những nhà tuyển dụng đều có hình mẫu ứng viên lý tưởng của mình cho công việc. Và nếu một nhân viên đã hỏi câu hỏi này hay bất kỳ câu nào tương tự trong quá trình phỏng vấn, thì đó là minh chứng cho sự quan tâm đến công việc của ứng viên đồng thời họ cũng sãn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một nhân viên tốt nhất có thể.
6. Làm cách nào để ông/bà có thể BẮT ĐẦU sự nghiệp của mình?
Khi những CEO bị hỏi câu hỏi này, chứng tỏ ứng viên đang quan tâm đến quá khứ cùng những thành tựu mà CEO đó đạt được đến thời điểm này. Và những CEO thông minh luôn biết rằng ứng viên mà họ chọn lựa tốt hơn là nên cùng tầm nhìn với họ.
7. Đâu là những cản trở NGĂN CẢN công ty phát triển?
Mỗi công ty đều có những thách thức trước mắt, ngăn cản sự phát triển của công ty. Một nhân viên tuyệt vời sẽ luôn xác định những vướng mắc, đưa ra kế hoạch để giải quyết chúng và sau đó tiến hành theo chiến lược đề ra. Một ứng viên tuyệt vời cũng sẽ làm bất cứ điều gì để có thể bắt đầu xác định những thách thức trước cả khi nhận được yêu cầu cần làm vậy.
8. Điều gì ở tôi mà ông/bà QUAN TÂM và cảm thấy PHÙ HỢP cho vị trí này?
Câu hỏi này cho thấy ứng viên là người suy nghĩ thấu đáo về công việc, và thực sự quan tâm đến vị trí này. Đây cũng là một câu hỏi thông minh vì nó khiến ứng viên đích thân giải quyết những lo ngại của nhà tuyển dụng ngay tức thời.
Còn câu hỏi yêu thích của Dave Kerpen là: CÔNG VIỆC TÔI SẮP LÀM SẼ GÓP PHẦN RA SAO VÀO SỨ MỆNH CÔNG TY?
-st-
Pages
- Khanh Nguyen1458752352
Em nghĩ đây là một bài viết hay, nhưng để áp dụng thì mọi người nên cân nhắc và có sự chọn lọc (vì đây là bài viết của nước ngoài). Tùy vào tình hình khi phỏng vấn, quy mô công ty cũng như tính chất công việc mà có câu hỏi thích đáng cho người phỏng vấn, tránh gây bối rối cho người phỏng vấn. Ví dụ như, nếu tính chất công việc thuần về execute nhiều (thường ở các công ty làm dịch vụ) thì đừng hỏi những câu "vĩ mô" quá (mà có khi mình cũng chưa hiểu được câu hỏi.)
Kinh nghiệm của em về việc "hỏi ngược" lại nhà tuyển dụng là nên nghiên cứu kĩ Job description, sau đó hỏi sâu hơn về yêu cầu, % JD thực sự làm trong ngày, phân bổ task trong JD như thế nào, báo cáo cho ai, ... Như vậy vừa có được thông tin sâu, vừa tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng về kinh nghiệm của mình + sự hiểu biết & khả năng đảm nhiệm công việc sắp tới.
-
hZWZmplolGuZmZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJealIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 3
- hZWZmplolGuZmZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeUcpSFneDh
-
More
hZWZmplolGuZmZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiXnZKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZwbZ1sZ1VvtrI.