Bật mí cách viết Cover Letter gây ấn tượng
Khi ứng tuyển, bên cạnh CV, ứng viên sẽ gửi đến nhà tuyển dụng thêm một nội dung nữa, được gọi là Cover Letter - đây là phần không thể thiếu trong bước đầu tiên tiếp cận nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nhiều ứng viên vẫn còn mơ hồ về một Cover Letter hoàn chỉnh. Thông qua bài viết này, TalentBold sẽ đi sâu về chủ đề Cover letter là gì?
I. Khái niệm và tầm quan trọng của Cover Letter
Cover Letter – hay còn gọi là thư xin việc – là người bạn song hành với sơ yếu lý lịch (CV) khi bạn muốn ứng tuyển bất kỳ vị trí nào.
Nếu CV cung cấp thông tin chi tiết về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì Cover Letter cung cấp thông tin sơ lược những yếu tố này, đồng thời thể hiện nguyện vọng, sự nhiệt thành của ứng viên đối với công việc và công ty mà họ ứng tuyển.
Doanh nghiệp quyết định tuyển dụng một ứng viên không chỉ dựa trên thành tích, kinh nghiệm, hơn hết, họ muốn ứng viên đó phải phù hợp với văn hóa công ty, tâm huyết với công việc, có như vậy mới có thể gắn kết lâu dài, cùng nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung. Và những điều này bước đầu được nhà tuyển dụng tìm kiếm thông qua Cover Letter của từng ứng viên.
II. Bật mí cách viết Cover Letter ấn tượng
Độ dài của một Cover Letter chỉ gói gọn trong một trang A4, vì vậy, nội dung cần phải súc tích nhưng vẫn thể hiện đầy đủ và chất lượng trọng tâm thông điệp mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng. Với kinh nghiệm làm công tác tư vấn nhân sự lâu năm, TalentBold đã tích lũy rất nhiều bí kíp trong việc soạn thảo một Cover Letter ấn tượng, nội dung chi tiết sẽ được bật mí ngay sau đây:
1. Trình bày dễ đọc
Mỗi đợt tuyển dụng, người sàng lọc phải đọc hàng trăm hồ sơ ứng tuyển, họ sẽ chẳng có thời gian để kiên nhẫn với một Cover Letter trình bày cẩu thả, bố cục,nội dung lộn xộn. Vì vậy, đầu tiên, hình thức vẫn là điều cần quan tâm:
-
Kiểu chữ : đồng nhất với kiểu chữ của sơ yếu lý lịch (CV), phổ biến vẫn là Times New Roman hoặc VNI-Times
-
Cỡ chữ : từ 13 – 14 là hợp lý, tiêu đề có thể in đậm hoặc nâng lên cỡ chữ 16
-
Bố cục : mỗi nội dung chỉ nên trình bày từ 3 – 4 dòng, xuống dòng mỗi nội dung để tạo sự thoáng đãng khi đọc.
-
Màu sắc : nên tương thích với cách bố trí màu trong sơ yếu lý lịch, ví dụ :
-
Chỉ thêm màu ở các tiêu đề, mục nội dung chính
-
Sử dụng màu nâu đậm hoặc màu xanh lá đậm
-
Màu đen vẫn là màu chủ đạo khi trình bày nội dung chi tiết
-
2. Nội dung cần đề cập trong Cover Letter
(Tiêu đề) Thư ứng tuyển vị trí …..
Đoạn 1 :
-
Kính gửi : (Tên người phụ trách hoặc Phòng nhân sự)
-
Công ty :
-
Địa chỉ :
Đoạn 2 :
-
Tôi tên là :
-
Địa chỉ :
-
Điện thoại / Email :
Đoạn 3 :
-
Bạn biết thông tin tuyển dụng từ đâu?
-
Mong muốn của bạn khi ứng tuyển vị trí này
Đoạn 4 :
-
Sơ lược kinh nghiệm, thành tích phù hợp với vị trí ứng tuyển (có thể chia nhiều đoạn để tiện theo dõi)
Đoạn cuối:
-
Gửi lời cảm ơn đến người tiếp nhận và công ty. Hy vọng một cuộc phỏng vấn để được chia sẻ nhiều hơn và hiểu hơn về kỳ vọng của nhà tuyển dụng.
-
Kết thư
-
Ký tên, ghi rõ họ tên
3. Những lưu ý khi viết Cover Letter
a. Soạn Cover Letter cho từng nhà tuyển dụng
Cùng một lúc, bạn có thể ứng tuyển ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Có điều bạn cần lưu ý, mỗi nhà tuyển dụng có những kỳ vọng riêng cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Do vậy, dù ứng tuyển cùng lúc nhiều nơi, bạn cũng cần chỉnh sửa đôi chút nội dung Cover Letter cho tương thích nhất.
b. Kiểm tra lỗi chính tả
Nội dung Cover Letter rất ngắn, nên việc kiểm tra chính tả chắc chắn không mất của bạn quá nhiều thời gian. Và nếu nhà tuyển dụng vẫn phát hiện lỗi chính tả trong Cover Letter của bạn thì một nhận định về sự cẩu thả, thiếu thiện chí khi xin việc sẽ xuất hiện trong đánh giá họ.
c. Nội dung trọng tâm
Phạm vi 1 trang A4 không cho phép ứng viên viết lan man như một bài tập làm văn. Bạn phải chắt lọc thông tin, trình bày súc tích, giúp nhà tuyển dụng nắm bắt ngay nội dung bạn muốn nói, và so sánh ngay với yêu cầu tuyển dụng mà họ đang kỳ vọng ở ứng viên. Sự tương thích càng cao, cơ hội chiến thắng của ứng viên càng cao.
d. Chỉ tham khảo mẫu, không sao chép
Người sàng lọc hồ sơ chuyên nghiệp đã tiếp xúc hàng nghìn Cover Letter trong suốt thời gian công tác của họ. Việc sao chép y chang những mẫu Cover Letter sẽ dễ dàng bị phát hiện. Sự nhàm chán, thiếu sáng tạo có thể khiến bạn đánh mất cơ hội đấy.
Mẫu Cover Letter tham khảo:
Bài viết đã giải đáp trọn vẹn nội dung Cover Letter là gì? Bật mí cách viết Cover Letter ấn tượng cho mọi vị trí ứng tuyển. Nguồn tham khảo mẫu Cover Letter không thiếu nhưng TalentBold vẫn khuyên bạn chỉ nên lấy đó làm nền tảng để tạo nét độc đáo cho Cover Letter của riêng mình. Vòng sàng lọc hồ sơ không phải vòng quyết định nhưng đó là cánh cửa đầu tiên bạn phải bước qua trước khi muốn chinh phục vị trí công việc mà mình mong ước. Chúc bạn thành công !
Nguồn ảnh: internet