Bật mí công việc của người làm Talent Acquisition
Được mệnh danh là đứa con lai giữa Recruiter và Headhunter, Talent Acquisition đang trở nên hot hơn bao giờ hết trong lĩnh vực tuyển dụng. Rất nhiều công ty đã áp dụng hình thức này trong quá trình chiêu mộ nhân tài nhằm khẳng định vị thế của mình trên thị trường lao động. Nếu còn chưa hiểu rõ về Talent Acquisition, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của TalentBold nhé!
1. Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition (tạm dịch: Thu hút nhân tài) là quá trình liên tục tìm kiếm để xây dựng mối quan hệ và tuyển chọn những ứng viên có năng lực phù hợp với nhu cầu tuyển dụng tương lai, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.
Những người thuộc nhóm thu hút nhân tài sẽ chịu trách nhiệm tìm nguồn cung, xác định, thu nhận, đánh giá và tuyển dụng ứng viên để lấp đầy các vị trí còn trống trong công ty. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, hoạch định nguồn lực trong tương lai, đa dạng hóa lực lượng lao động của công ty và phát triển nguồn ứng viên mạnh mẽ là những nền tảng của việc thu hút nhân tài. Bởi vậy, Talent Acquisition được đánh giá là hoạt động mang tính chiến lược của doanh nghiệp, đòi hỏi việc vạch định kế hoạch nhân sự dài hạn.
Trong một số trường hợp, nhóm thu hút nhân tài là một phần hoặc là bộ phận riêng của công ty phối hợp với bộ phận Nhân sự.
2. Những công việc của người làm Talent Acquisition
Quá trình thực hiện Talent Acquisition thông thường sẽ trải qua những công việc sau:
-
Hoạch định kế hoạch và thực hiện chiến lược thu hút nhân tài của công ty.
-
Xây dựng chính sách về điểm chuẩn nhân tài, đánh giá nhân tài và phỏng vấn ứng viên.
-
Tiến hành các hoạt động tìm nguồn cung ứng để lấp đầy các vị trí còn trống
-
Làm đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp tại các hội chợ nghề nghiệp hoặc sự kiện tuyển dụng trong khuôn viên trường đại học.
-
Đại diện cho công ty trong nội bộ và bên ngoài tại các sự kiện với mục tiêu kết nối và xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng ứng viên tiềm năng
-
Phân tích tiến trình phát triển của doanh nghiệp và dự đoán nhu cầu việc làm trong tương lai.
-
Tìm kiếm và quản lý các quy trình tuyển dụng và lựa chọn ứng viên, bao gồm: sàng lọc sơ yếu lý lịch, sàng lọc cuộc gọi, phỏng vấn, …
-
Xem xét đơn xin việc của ứng viên và báo cáo kiểm tra lý lịch.
-
Tư vấn cho ứng viên về tiền lương, quyền lợi, tiềm năng của công việc và môi trường làm việc trong công ty
-
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với các ứng viên tiềm năng trong quá khứ để đảm bảo các ứng viên đủ điều kiện vẫn tham gia vào các cơ hội hiện tại hoặc tương lai.
-
Quản lý các thủ tục tuyển dụng cho nhân viên mới và nộp tất cả cho bộ phận Nhân sự.
-
Đánh giá, báo cáo kết quả công việc đồng thời đề xuất hàng tháng các sáng kiến thu hút nhân tài sắp tới cho ban lãnh đạo công ty.
-
Liên lạc thường xuyên với bộ phận Nhân sự để có cái nhìn rõ ràng về nhu cầu tuyển dụng và mục tiêu tổ chức của công ty.
-
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận Marketing để phát triển các cách thức thu hút nhân tài.
-
Chủ động tìm kiếm thông tin thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh trong các phương pháp thu hút, đánh giá và tìm nguồn cung ứng viên.
-
Nghiên cứu xu hướng thu nhận nhân tài trong ngành Nhân sự
-
Tính toán, dự trù nguồn kinh phí cho quá trình tuyển dụng.
3. Vì sao doanh nghiệp cần đến Talent Acquisition?
Khi sử dụng hình thức Talent Acquisition, doanh nghiệp có thể tuyển chọn được nhân sự cho cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nhờ quá trình theo dõi ứng viên. Điều này giúp cho doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu trong lòng ứng viên và tiết kiệm mức chi phí tuyển dụng một cách đáng kể.
So với tuyển dụng truyền thống, thay vì gói gọn trong một đợt tuyển dụng ngắn hạn theo kiểu “lấp đầy chỗ trống” một cách nhanh chóng, Talent Acquisition sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị được nguồn nhân lực cho giai đoạn hoạt động lâu dài.
4. Ai thực hiện Talent Acquisition trong doanh nghiệp?
Talent Acquisition thường do một đội ngũ nhân sự chuyên biệt trong doanh nghiệp thực hiện với người đứng đầu là Talent Acquisition Manager. Họ là những người chỉ đạo trực tiếp và triển khai hoạt động tuyển dụng nhân tài xây dựng nên hệ thống tìm kiếm, đào tạo và giáo dục người có năng lực trở thành người phù hợp cho 1 vị trí / 1 nhu cầu tuyển dụng hiện tại hoặc trong tương lai. Ngoài ra, Talent Acquisition Manager còn là người tạo lập mối quan hệ bền vững với các trường đại học, các trang tin tuyển dụng và chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Yêu cầu công việc cho vị trí Talent Acquisition Manager
Talent Bold đã tổng hợp ý kiến từ những chuyên gia nhân sự hàng đầu để đưa ra bản yêu cầu công việc cho vị trí Talent Acquisition Manager, giúp bạn từng bước chinh phục nó trên con đường sự nghiệp:
-
Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan đến nhân sự, quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh hoặc các ngành khác có liên quan.
-
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí Talent Acquisition Manager, TA Consultant hoặc các vị trí tương tự.
-
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng, tìm nguồn ứng viên, xây dựng thương hiệu tuyển dụng và các phương pháp đánh giá sàng lọc ứng viên.
-
Sử dụng thành thạo mạng xã hội và các kênh online đăng tin tuyển dụng để tiếp cận các lead ứng viên
-
Kỹ năng giao tiếp tốt, dẫn dắt, tổ chức các sự kiện Offline nhằm thu hút sự chú ý của ứng viên cho doanh nghiệp.
-
Có năng lực lãnh đạo, tư duy chiến lược nhanh nhạy, ứng biến kịp thời.
-
Biết tạo lập và giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và ứng viên của công ty.
Mong rằng bài viết trên đây của TalentBold đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Talent Acquisition – xu thế thu hút nhân tài hot nhất hiện nay. Không ngoa khi nói rằng, Talent Acquisition sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những thay đổi, cải tiến trong công nghệ tuyển dụng 4.0. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để kịp thời cập nhật những xu thế mới nhất trong lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự nhé!
Nguồn ảnh: internet