BÍ QUYẾT 3W+1H TRONG CHINH PHỤC EMPLOYER BRAND (để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh)
Để thu hút nhân tài, giữ chân và tạo động lực cho nhân viên, đã đến lúc các công ty cần nghiêm túc xây dựng thương hiệu tuyển dụng một cách bài bản.
WHAT – “Employer brand” là gì? ?Thương hiệu nhà tuyển dụng được hiểu là uy tín thương hiệu công ty dưới tư cách là nhà tuyển dụng trong mắt người đi làm thay vì uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường. ?Theo tạp chí Harvard Business Review, đề tài này được quan tâm đặc biệt khi các tâp đoàn lớn như Unilever, Shell hay P&G áp dụng các chương trình bài bản xây dựng thương hiệu của họ với tư cách là nhà tuyển dụng trên thị trường tuyển dụng giống như cách họ xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường tiêu dùng truyền thống. ?Thực tế này bắt nguồn từ thị trường tuyển dụng ngày càng chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt để các công ty có thể thu hút được những nhân sự tốt và cao hơn nữa là những nhân tài về làm việc cho họ. |
WHY – Tại sao cần làm “employer brand”? ? Dĩ nhiên câu trả lời đầu tiên và chắc chắn nhất là để thu hút và giữ chân nhân tài! Ai cũng muốn làm việc cho một công ty có tên tuổi và đáp ứng được các mong muốn của mình. Việc điền tên những Google, Apple, P&G, Manchester United hay Mc Kinsey vào lý lịch hồ sơ cá nhân chẳng khác gì một dấu tem bảo chứng về đẳng cấp năm sao cho bất kỳ cá nhân nào. |
HOW – Làm “employer brand” như thế nào? Quá trình này cần trải qua 4 bước: Một chiến dịch xây dựng thương hiệu không thể bỏ qua việc thăm dò thị trường và kiểm định lại điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với đối thủ. Trong giai đoạn này, ngoài việc sử dụng các kênh trực tuyến để tìm hiểu nhận thức của người lao động về thương hiệu của công ty, nhà tuyển dụng cũng cần thực hiện các khảo sát nội bộ để tìm hiểu về mức độ hài lòng của nhân viên đối với công việc và công ty. Từ đó, làm nền tảng chiến lược xây dựng những yếu tố thu hút nhân tài. Doanh nghiệp cần xác định được thông điệp truyền thông có thể hỗ trợ tốt nhất cho giá trị của công ty. Những thông điệp này phải có sự nhất quán chặt chẽ giữa tính chất công việc với những đãi ngộ khi làm việc tại doanh nghiệp. Thông điệp truyền thông còn cần được xây dựng bởi những yếu tố giúp nhà tuyển dụng không chỉ thu hút được ứng viên mà còn có thể giữ chân những nhân tài hiện tại. Cuối cùng, nó phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp. Báo in, quảng cáo ngoài trời và quan hệ công chúng là những kênh truyền thống có thể sử dụng. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ phù hợp và tính hiệu quả đến từng đối tượng ứng viên. Yếu tố quan trọng cuối cùng vẫn là tính khả thi và đồng bộ với bối cảnh của doanh nghiệp. Truyền thông thương hiệu tuyển dụng sẽ trở nên vô định nếu doanh nghiệp không có một phương tiện đo lường hợp lý. Để đánh giá được khách quan, các nhà tuyển dụng cần tạo những số liệu có thể đo lường được cho từng chiến dịch, ví dụ như số lượt xem, số lượt ứng tuyển. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tham chiếu số liệu của cùng lĩnh vực để đánh giá khách quan hơn. |
WHICH CHANNEL? – Có thể xây dựng “employer brand” trên kênh nào? ? Trong môi trường thế giới thực sự phẳng về giao tiếp mạng xã hội như ngày nay, nhân viên chính là những đại sứ thương hiệu hiệu quả nhất. Đối với thương hiệu công ty, truyền miệng qua khách hàng là kênh truyền thông đáng tin cậy nhất. Đối với thương hiệu nhà tuyển dụng, điều tương tự cũng xảy ra đối với nhân viên trong công ty. |
Xem thêm: |