AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhmmybl5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Cần làm gì khi vừa nhận việc đã muốn nghỉ?

Answer hZWZmZhhmmybl5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eZnZWXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Phụng Nguyễn's picture
1648009048

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng nhiều nhân viên thừa nhận muốn nghỉ việc ngay khi vào làm tại công ty mới.

Khảo sát trên nền tảng tuyển dụng Jobvite (Mỹ) cho thấy, 30% nhân viên muốn bỏ việc sau ba tháng được tuyển. Trong đó, 43% nói rằng vị trí công việc không đáp ứng kỳ vọng, 34% gặp khó khăn, vướng mắc trong công việc và 32% cho rằng văn hóa công ty không còn phù hợp.

Nhưng trước khi nộp đơn thôi việc, bạn cần suy nghĩ về lý do khiến bản thân không hài lòng với công việc hiện tại. Và thử tìm kiếm động lực để bước tiếp.

Suy ngẫm về lý do thất vọng với công việc mới

Dành thời gian suy ngẫm về nguồn gốc của thất vọng giúp bạn tránh lặp lại sai lầm trong tương lai. Bắt đầu bằng việc lập danh sách những điều bản thân kỳ vọng. Đánh dấu hoa thị những việc cảm giác khó có thể thực hiện, và thử tìm cách khắc phục.

Ví dụ, thỏa thuận việc làm cho phép tan làm sớm để đi học thêm buổi tối, nhưng thực tế lại không. Hãy thử trao đổi với công ty để tìm giải pháp. Chỉ cần bạn đảm bảo tiến độ công việc và duy trì tinh thần hợp tác, các đề xuất dễ dàng được thông qua. Hãy nhớ, ưu tiên hàng đầu là giải quyết rắc rối thay vì từ bỏ.

 Shutterstock

Công việc không được như kỳ vọng, nhiều người quyết định từ bỏ sau 3 tháng thử thách. Ảnh minh họa: Shutterstock

Thử một vị trí mới

Bắt đầu công việc mới có thể rất thú vị, nhưng khó khăn trong công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp... dễ khiến bạn nản lòng. Dừng lại có vẻ là phương án khả thi, nhưng đừng vội quyết định.

Hãy nhìn nhiều hơn về tương lai, nghĩ xem bạn có thể thành công trong vai trò mới và thử cố gắng. Còn nếu tình hình không được cải thiện, quyết định nghỉ việc vẫn chưa muộn.

Thẳng thắn trò chuyện với cấp trên

Trong cuộc nói chuyện, nhân viên cần phải chú trọng cách sử dụng ngôn từ để tránh những hiểu lầm không đáng có. Tỏ thái độ bất mãn, ngụ ý cho rằng sếp đang cố tình gây bất lợi không giúp ích cho sự nghiệp của bạn, ngược lại còn khiến tình hình xấu đi.

Nếu vấn đề nằm ở cấu trúc công việc, hãy nghĩ về các lĩnh vực thế mạnh và mong muốn được tham gia. Đừng ngại chia sẻ với sếp về cảm giác của bạn, vì hầu hết các quản lý đều muốn nhân viên được hạnh phúc.

 Shutterstock

Bất mãn, xung đột trong cách làm việc, nhiều nhân viên mới chọn nghỉ việc như một giải pháp hữu hiệu. Ảnh minh họa: Shutterstock

Cố gắng làm tốt công việc

Trước khi có một công việc đáng mơ ước, bạn cần thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân ở công ty hiện tại. Hoàn thành tốt công việc cách để chứng tỏ thực lực, dù thực tế sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Hãy nhớ, dù nghỉ hay tiếp tục làm, bạn cần vững phong độ để nhận những đánh giá khách quan, công tâm nhất từ sếp.

Nguồn: Minh Phương - Vn Express (Theo Harvard Business Review)

Answer hZWZmZhhmmybl5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eZnZWXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhhmmybl5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...