Chia sẻ với HR cách phỏng vấn ứng viên ngành xây dựng
Thị trường nhà ở, căn hộ phát triển mạnh trong những năm qua đặt ra nhu cầu lớn về lực lượng nhân sự ngành xây dựng. Do tính chất an toàn và độ bền của công trình, cách phỏng vấn ứng viên ngành xây dựng luôn được nhà đầu tư chú trọng cả kỹ năng, tố chất và kinh nghiệm. Dưới đây là những chia sẻ trọng điểm của các chuyên gia tuyển dụng ngành xây dựng được TalentBold tổng hợp.
I. Ứng viên ngành xây dựng cần sở hữu năng lực gì?
Đây là những năng lực đặc thù, luôn được nhà tuyển dụng yêu cầu cao nơi ứng viên ngành xây dựng
1. Kỹ năng đọc bản vẽ
Dù làm ở vị trí nào trong ngành xây dựng, việc tiếp xúc bản vẽ kỹ thuật công trình là điều chắc chắn. Vì vậy, ứng viên phải trang bị khả năng đọc bản vẽ kỹ thuật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng
Mọi ngành nghề đều cần ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đối với ứng viên ngành xây dựng, tiếng Anh chuyên ngành là điều kiện bắt buộc vì bên cạnh những tài liệu kỹ thuật thì những công ty xây dựng lớn hiện nay đều có vốn đầu tư hoặc có sự hợp tác với nước ngoài.
3. Thành thạo phần mềm chuyên ngành
Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây dựng đang ngày càng phổ biến. Mỗi vị trí có những phần mềm tương thích khác nhau, ứng viên không bắt buộc phải thông thạo tất cả nhưng phải có nền tảng để thuận lợi lĩnh hội kiến thức được huấn luyện.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Các vị trí trong ngành xây dựng đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng với những cá nhân, bộ phận khác nên những kỹ năng mềm như : giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình… đều phải được trau dồi.
II. Những kiến thức xây dựng cơ bản mà người phỏng vấn phải trau dồi
Người phụ trách phỏng vấn ứng viên đa phần được đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực, không phải ngành xây dựng. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả tuyển dụng tốt nhất, phòng nhân sự phải trau dồi và bổ sung cho nhân lực của mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực xây dựng mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Điển hình là những kiến thức cơ bản sau:
1. Kiến thức về bê tông
-
Bê tông thủy công
-
Bê tông cốt thép
-
Bê tông nhẹ
-
Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng
-
Bê tông nhựa / nhựa nóng
-
Bê tông xi măng
-
Bê tông tươi
-
Mác bê tông
-
Mác bê tông 250…
2. Kiến thức về móng
-
Móng cọc / cọc khoan nhồi / cọc nhà cao tầng
-
Móng đơn
-
Móng bè
-
Móng băng
-
Móng đá hộc…
3. Kiến thức về phần mềm chuyên ngành
Dưới đây là 6 phần mềm phổ biến nhất trong ngành xây dựng, vì vậy, người trực tiếp phỏng vấn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về những phần mềm này:
-
Phần mềm triển khai Autocad
-
Phần mềm thiết kế 3D đơn giản Sketchup
-
Phần mềm thiết kế 3Ds Max
-
Phần mềm thiết kế Sap2000
-
Autodesk Revit
-
Autodesk Homestyler
III. Danh sách câu hỏi phỏng vấn ứng viên ngành xây dựng
Loạt câu hỏi này xuất hiện ở hầu hết buổi phỏng vấn ngành xây dựng, điều này cho thấy sự hiệu quả và giá trị áp dụng rộng rãi ở mọi quy mô và loại hình doanh nghiệp xây dựng
1. Tố chất có sẵn của ứng viên
-
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong công việc là gì ?
-
Bạn nghĩ mình nên làm gì để khắc phục điểm yếu đang có?
-
Bạn nghĩ tố chất nào của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển nhất?
-
Tại sao bạn chọn ứng tuyển vị trí này, trong khi những vị trí khác cũng phù hợp chuyên ngành bạn học?
2. Kinh nghiệm làm việc
-
Bạn công tác trong lĩnh vực xây dựng bao lâu?
-
Thành tích cao nhất bạn đạt được trong công việc :
-
Thất bại lớn nhất mà bạn gặp phải ? Bạn rút ra được bài học gì?
-
Theo bạn, khó khăn nào là lớn nhất khi trải nghiệm thực tế công việc?
-
Bạn có nghĩ vị trí bạn ứng tuyển có thể làm việc độc lập không?
-
Những loại công trình xây dựng nào bạn đã từng tham gia?
-
Bạn thích nhất làm việc ở dự án nào ? Tại sao?
3. Khả năng xử lý tình huống
-
Khi nhà cung cấp giao nguyên vật liệu trễ, nguy cơ chậm tiến độ, bạn nghĩ mình nên làm gì?
-
Bạn đã từng đối mặt với những khách hàng khó tính, thường xuyên chê trách đòi sửa công trình chưa? Bạn xử lý thế nào để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc?
-
Cách bạn giải quyết mâu thuẫn nội bộ như thế nào?
-
Công nhân và kỹ sư ở công trường có thâm niên làm việc với công ty lâu hơn bạn, bạn làm thế nào nếu họ không phục tùng sự quản lý của bạn?
4. Mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển và doanh nghiệp tuyển dụng
-
Tại sao bạn nghỉ ở công ty cũ?
-
Điều gì bạn không hài lòng nhất khi làm việc ở công ty cũ?
-
Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí (giám sát công trình, kỹ sư cấu trúc…) ?
-
Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
-
Vì sao bạn quyết định ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
-
Công việc này phải thường xuyên đi công tác xa dài ngày, bạn có đáp ứng được không?
-
Bản mô tả công việc trong tay bạn, bạn nghĩ mình có thể đáp ứng bao nhiêu trong số đó? Và mức độ bạn đáp ứng khoảng bao nhiêu theo thang điểm 10?
-
Mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì?
-
Mức lương bạn mong muốn nhận được?
Số lượng là cần thiết nhưng yếu tố chất lượng mới là điều phải đặt lên hàng đầu khi tuyển dụng ngành xây dựng. Chính vì vậy, nội dung mà TalentBold đề cập trên đây đều mong muốn hỗ trợ nhà tuyển dụng khai thác trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thông qua cách phỏng vấn ứng viên ngành xây dựng được giới chuyên môn đánh giá cao.
Nguồn ảnh: internet