AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dpkWmYmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Đâu là lý do của nỗi sợ thôi việc

Answer1 hZWZl5VmlWmclpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVnZiViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Trang Trịnh's picture
1475131914

Quyết định thôi việc không phải là việc làm đơn giản. Bởi, khi gắn bó và quen thuộc với một công việc nào đó, khi con người ta phải chuyển sang một vị trí mới, môi trường mới, tâm lý chung là hoảng sợ.

Cùng điểm qua một số nỗi sợ phổ biết sau đầy và cách giải quyết chúng:

Nỗi sợ thứ nhất - "Môi trường mới liệu có phù hợp với tôi?"

Thay đổi công việc có thể là một viễn cảnh không tươi sáng đối với nhiều người. Dù không hài lòng với công việc hiện tại nhưng một số trong chúng ta sẽ không “mạo hiểm” đánh đổi công việc đang có để đi tìm những cơ hội mới. Đó là tâm lý “sợ thay đổi” khá phổ biến đối với nhiều người, những người thuộc tuýp "sợ thay đổi" mặc dù vẫn bám trụ với công việc hiện tại nhưng thâm tâm họ vẫn không ngừng mong muốn một công việc khác tốt hơn, đó là lý do khiến họ luôn mệt mỏi và sa sút "phong độ".

met moi.jpg

Nỗi sợ thứ hai - "Tôi không có kinh nghiệm để làm công việc mình yêu thích”

Nỗi sợ này xuất phát từ việc bạn lo sợ mình không thể làm công việc mới có tính chất khác biệt với công việc hiện tại của mình. Nên lời biện minh "tôi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó" thường được dùng để bạn tự áp chế những mong muốn của bản thân. Bạn thân mến, chắc hẳn bạn đã quên rằng kinh nghiệm xuất phát từ thực tiễn làm việc. Nếu bạn không học từ những gì mình đã làm, bạn mãi mãi sẽ không được coi là "có kinh nghiệm", ngược lại nếu bạn chỉ muốn tích lũy kinh nghiệm thông qua sách vở hoặc lý thuyết mà không bắt tay vào làm - kinh nghiệm bạn có được là "kinh nghiệm ảo".

Đối với những người muốn chuyển sang một nghề nghiệp hoàn toàn mới, thường họ sẽ phải bắt đầu từ đầu, nghĩa là chấp nhận một công việc từ một vị trí thấp hơn và phát triển dần lên. Thay đổi nghề nghiệp cần một kế hoạch dài hạn, chứ không chỉ ngày một ngày hai.

met moi1.jpg

Nỗi sợ thứ ba - "Tôi lấy gì để sống trong thời gian tìm việc?"

Câu hỏi này để kiểm tra lại một lần nữa sự bài bản trong việc lên kế hoạch, cũng như tái khẳng định quyết định muốn chuyển việc của bạn không đến từ "một phút bốc đồng" của bản thân. Những người thực sự muốn và nghiêm túc với quyết định chuyển việc thường đặt ra cho bản thân một kế hoạch từ 6 đến 12 tháng để có thời gian chuẩn bị cho việc chuyển công tác. Sự chuẩn bị này có thể bao gồm việc kiểm tra lại quyết định của mình, tìm hiểu thông tin và thị trường về công việc họ mong muốn, lên kế hoạch cắt giảm bớt những chi phí không hợp lý để cân bằng chi tiêu trong thời gian chờ giữa hai công việc (nếu có).

Một số người thậm chí hoàn toàn không bị áp lực về mặt tài chính khi chuyển việc vì họ không có khoảng trống nhảy việc do họ đã lên kế hoạch rất cụ thể. Một số trường hợp đặc biệt là làm hai việc song song, họ làm những công việc mà mình yêu thích cho các công ty khác vào những ngày cuối tuần để vừa có mức thu nhập chắc chắn, lại vừa có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc mới trong lúc chờ nhận được lời mời chính thức từ các công ty.

Nỗi sợ thứ tư - "Bây giờ tôi đã quá già để thay đổi công việc”

Nỗi sợ này nghe qua có vẻ rất hài hước nhưng đây thực sự cũng là câu trả lời chiếm đa số của nhiều người khi được hỏi về lý do họ không chuyển việc dù đã chẳng còn tha thiết với công việc hiện tại. Có một nghiên cứu cho thấy những người yêu thích công việc của họ thường sống lâu hơn và đạt được kết quả làm việc tốt hơn hẳn so với những người thường buồn chán và thất vọng về công việc của mình. Vì vậy, đừng để nỗi sợ hãi về tuổi tác là một yếu tố cản trở con đường sự nghiệp của bạn. Đừng để thời gian bào mòn sự nhiệt huyết hăng say của bạn.

Nếu đã nhàm chán với công việc hiện tại, hãy bắt đầu bằng việc lạp kế hoạch cho tương lai sự nghiệp của bạn ngay hôm nay. Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu – người đã trên độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, là một ví dụ điển hình, ông vẫn luôn hăng say đóng góp ý tưởng và những kinh nghiệm của bản thân cho công việc để giúp Singapore - sự nghiệp của cuộc đời ông - luôn là một cường quốc trong khu vực và sẽ không ngừng vươn ra thế giới. 

- ST -

Answer1 hZWZl5VmlWmclpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVnZiViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Lê Khải's picture
    Lê Khải
    1475306092

    Vấn đề thôi việc là vấn đề khá nhạy cảm với những người đi làm. Bài viết này rất sự rất hay, cảm ơn sự chia sẻ của bạn nhé!

      hZWZl5VmlWmclpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnZmSnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmlWmclpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmiWapyFneDh
    hZWZl5VmlWmclpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpmZlZqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmtraJxtVm6xtg..
hZWZl5dpkWmYmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...