AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VmmG6UmJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Giáo sư tâm lý học bị cậu bé thuyết phục như thế nào?

Answer hZWZl5VmmG6UmJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUm5uViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Bích Nguyệt's picture
1465556905

Đây là câu chuyện có thật của giáo sư tâm lí học Robert B. Cialdini được kể trong quyển sách nổi tiếng thế giới của ông: Tâm lý học thyết phục.
.
Câu chuyện như sau.

Một hôm, sau khi kết thúc buổi giảng của mình, giáo sư Robert rời khỏi giảng đường. Khi ông vừa ra khỏi giảng đường thì gặp một cậu bé mặt xinh xắn cầm sẵn trên tay một số tấm vé để xem xiếc. Cậu bé thấy giáo sư liền lại gần và nói:
"Thưa chú, chú mua dùm cho cháu vé xem xiếc."
Giáo sư: "Xem xiếc à?"
Đứa bé: "Vâng, chiều nay trong thành phố có đoàn xiếc rất nổi tiếng đi lưu diễn, có rất nhiều trò vui và tạp kĩ lạ mắt ạ. Chú nên đưa cô đến để xem chương trình này."
Giáo sư: "Cháu bán bao nhiêu một vé."
Đứa bé: "Dạ 100 usd một vé. Chú nên mua 2 vé để dẫn cô đi nên tất cả là 200 usd."
.
Giáo sư ngập ngừng một lát và nói:
"Thật ra chú ko thích xem xiếc lắm và giá vé cũng tương đối là hơi cao. Thôi cám ơn cháu, cháu cứ đi bán đi chứ chú không mua đâu."
Đứa bé cúi mặt xuống có vẻ hơi buồn. Nó cũng suy nghĩ một vài giây rồi nói:
"Dạ thôi, nếu chú không mua vé xem xiếc cho cháu thì thôi chú mua dùm cháu kẹo đi."
Giáo sư: "Cháu cũng bán kẹo nữa à?"
Đứa bé: "Dạ, kẹo socola, 1 usd 1 cây."
Giáo sư: "Thôi được rồi, chú mua cho cháu 2 cây."
Ông lấy trong túi ra 2 usd và đưa cho đứa bé, đưa bé đưa kẹo cho ông và đi chỗ khác bán tiếp.
.
Khi ông vừa quay lưng đi, ông mới đột nhiên đặt ra cho mình một câu hỏi là tại sao ông lại mua socola, vì ông đang ăn kiêng, tại sao ông lại mua một món ăn ông không hề thích như thế này. Ông vô cùng bất ngờ, bởi vì chính ông là giáo sư chuyên dạy về tâm lí học thuyết phục, vậy mà ông lại vừa bị một đứa bé rất là bình thường mời ông mua món hàng mà ông không hề thích, vậy chuyện gì đã xảy ra. Ông lập tức quay trở về phòng của mình và bàn với các đồng sự để tìm hiểu nguyên nhân tại sao như vậy. VÀ ông cũng đã tìm ra được nguyên nhân.
.
Điều gì đã diễn ra?

Cậu bé đã thực hiện việc nhượng bộ, ko ép giáo sư mua vé nữa.

Giáo sư nhận được việc nhượng bộ này nên mới mua kẹo.

Có 1 số nguyên tắc tâm lý học đã diễn ra ở đây:

Mình nhượng bộ người khác, người khác sẽ có xu hướng làm việc tương tự với mình. Trong tâm lý người nhận đc nhượng bộ trước sẽ diễn ra sự mất cân bằng vì cảm thấy mình đang nợ người kia 1 thứ tương tự, 1 sự nhượng bộ => Họ sẽ cố gắng nhượng bộ lại để được sự cân bằng trong chính tâm lý họ.
.
Nguyên lý tương phản: Có 2 vật tương phản nhau, tính chất của vật thứ 2 vì đưa ra sau nên sẽ bị thay đổi so với giá trị gốc của nó. 2 vé xem xiếc giá 200 USD là rất cao, nên khi đưa giá 2 viên kẹo giá 2 USD, người mua sẽ cảm thấy 2 viên kẹo này rẻ hơn bình thường khi ta chỉ đưa giá 2 viên kẹo mà ko đưa giá 2 vé kia trước. Trong bán hàng, người ta hay gọi nguyên tắc này là up-sale. Chào bán cho khách 1 sản phẩm đắt trước, và khi đưa sản phẩm rẻ ra sau, khách sẽ cảm thấy sản phẩm đó rẻ hơn bình thường. Ví dụ khi khách đã mua 1 cái iPhone giá 18 triệu, thì họ sẽ thấy 1 cái vỏ giá 400K rẻ hơn khi ta đề nghị họ mua mỗi cái vỏ này không. Nguyên tắc tương phản còn nên áp dụng triệt để với các sản phẩm ảo. Với các vật dụng ảo trong game, khi mà người chơi không có cách nào so sánh và tưởng tượng ra giá trị của chúng, thì ta phải đưa ra các vật phẩm có sự tương phản lẫn nhau. Ví dụ: Gói A – 100,000 đồng đổi được 100 Xu. Gói B – 10,000 đồng đổi được 30 Xu. Rõ ràng gói B sẽ được cảm thấy rẻ hơn vì được để phía sau và so sánh với Gói A.
.
Theo mình thì còn do tuổi tác, giáo sư là người đã có tuổi, đứa bé nhỏ tuổi lại còn có khuôn mặt xinh xắn. Chúng ta có tâm lý dễ dàng nhượng bộ, tha thứ bỏ qua cho những gì nhỏ bé dễ thương. Giống như cùng một sự việc là làm bể cái bình hoa, đối với người làm bể là đứa bé và người làm bể là một người trưởng thành chúng ta sẽ có cách đối xử khác nhau.
.
Vậy còn theo bạn là gì?

(Từ Thảm họa Marketing)

Answer hZWZl5VmmG6UmJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUm5uViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5VmmG6UmJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...