AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dllm6UmJaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Học cũng chết, không học cũng chết?!

Answer8 hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch52VlpSEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Nguyen Hong Long's picture
1406600466

Sáng nay đọc bài báo trên Express http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/muon-giau-dung-lay-bang-thac-si-quan-tri-kinh-doanh-3023673.html

Đại ý bài báo nói rằng đừng nên ham học nhiều quá, thay vì đến trường hãy kinh doanh đi. Hầu hết những người giàu nhất thế giới đều không cần học cao.

Vấn đề này có lẽ chúng ta đã nghe nhiều, rất nhiều sách dạy kinh doanh dựa vào những tấm gương lãnh đạo tập đoàn lớn đều đã nói rằng học ở nhà trường hầu như chẳng giúp gì cho kinh doanh của họ, Steve Jobs, Chung Ju Jung, Bill Gate... đều không phải thạc sĩ hay tiến sĩ gì hết nhưng dưới quyền họ thì hàng ngàn thạc sĩ tiến sĩ làm thuê cho.

Như vậy, nếu mà chúng ta bảo rằng học ở trường vô ích, đi học đại học chỉ phí tiền, thế thì những thủ khoa với phó khoa có nghĩa lý gì mà phải tôn vinh?./. Thế rồi những học sinh trượt đại học đều được an ủi rằng đại học không phải là con đường duy nhất tới thành công, vậy sao xã hội còn áp lực cho họ, không có bằng đại học thì không nhận làm? Rồi những người đỗ thì được trọng vọng, trượt thì gia đình mặt nặng mày nhẹ?./.....

Có lẽ chúng ta cần có cái nhìn tổng quan cho vấn đề học cao để giàu có thành công hay chẳng cần đi học ở đâu sất, cứ đi làm rồi tiếp thu kinh nghiệm.

Ở đây mình lấy học đại học làm ví dụ. Theo cá nhân mình thì phủ nhận hoàn toàn việc đi học ở trường là không đúng,nhưng cứ chăm chăm vào học thì lại là sai lầm. Bạn có không đi học đại học thì kiến thức bạn cần có để kinh doanh vẫn phải được bạn thu lượm không kém gì đại học,thậm chí nhiều hơn nữa. Học đại học sẽ cho bạn lượng kiến thức rất lớn cho chuyên ngành của bạn, nhưng lớn không có nghĩa là đủ, và chính vì lớn nên nó lại mang tính tổng quát,chung chung, không chuyên sâu vào công việc bạn sẽ làm khi ra trường. Ví dụ vào đại học dạy bạn cách chọn giống,trồng cây,chăm sóc, thu hoạch. Còn nếu bạn tự bươn trải ngoài xã hội thì bạn có khi chỉ nhìn thấy rằng cần hái quả thế nào để hái thôi, cội rễ vấn đề có khi bạn không cần quan tâm. Chính vì vậy nên không ít bạn trẻ kiến thức trường lớp bập bõm, tự nghĩ rằng mình ra ngoài xã hôi là sống được, thế nên tham gia đủ loại hình kinh doanh và rất dễ bị sa vào kinh doanh phi pháp. Đa cấp là một ví dụ. Khi bạn không nhận ra nguồn tiền mình kiếm được từ đâu, nó trong sạch không, nó vững bền không, khi đó bạn sẽ bị cuốn theo những lời tư vấn ngọt ngào của các chuyên viên, và tự đánh mất mình.

Như vậy đi học đại học sẽ trang bị cho bạn kiến thức phổ quát,giúp bạn tránh được nhiều khó khăn trong cuộc sống mà bạn rất dễ mắc phải.

Vậy nhưng sẽ có những ý kiến cho rằng sao rất nhiều người tiến sĩ,giáo sư, kinh nghiệm hàng chục năm công tác mà vẫn tham ô, lừa đảo để rồi tù tội? Vấn đề này thì lại liên quan đến cái tâm của họ chứ không phải kiến thức. Dù bạn học ở trường hay ở nhà thì chẳng ai có thể rèn luyện cái tâm của bạn thay bạn được. Khi mình ra trường, trong lễ tốt nghiệp thầy hiệu trưởng,nguyên là phó thủ tướng có nói rằng, các em ra trường làm việc sau này sẽ không tránh khỏi những khoản phí gọi là phí bôi trơn, làm ở đâu cũng thế. Nhưng là kế toán, các em cần biết đặt ra mức độ. Biết mình,biết người. Đừng có tham lam làm trái quy định của công ty./. Nếu bạn nào làm kế toán thì cũng biết rằng muốn minh bạch,muốn trong sạch cũng khó./.Quan trọng là biết đặt ra mức độ chấp nhận được.

Quay trở lại vấn đề chính, học lên cao hay tự bươn trải rồi học hỏi ngoài xã hội. Có lẽ chúng ta đều biết rằng câu trả lời không thể ngả hoàn toàn về bên nào. Nếu bạn đã có cơ hội học đại học,thạc sĩ, tiến sĩ thì hãy cố gắng học cho tốt,đừng lãng phí thời gian chỉ để lấy bằng. Thêm nữa hãy học hỏi,ứng dụng vào thực tế để thấy nó đúng sai chỗ nào. Còn nếu không có điều kiện học thì có thể tự bơi ngoài xã hội, nhưng hãy luôn học hỏi từ nhiều nguồn để mình không bị thụ động,không bị lừa.

Dù học ở trường hay không thì điều cần nhất để bạn thành công là bạn phải có đam mê. Bạn muốn học hỏi những lãnh đạo lớn,nhưng bạn lại lười nhác và chẳng có chút gì đam mê cả, sống cho qua ngày, vậy thì mọi thứ quanh bạn sẽ là vô ích, lý thuyết bạn có chỉ là lý thuyết suông.

Các bạn có quan điểm gì về vấn đề này không?


Answer8 hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch52VlpSEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Tran Nguyen's picture
    Tran Nguyen
    1406602102

    Tán thành với bài viết của anh, tôi nghĩ ở vấn đề này sẽ có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau điều đó  tuỳ vào suy nghĩ của mỗi người. Nhưng riêng cá nhân tôi vẫn khuyến khích việc học ở trường, đến lớp không chỉ chúi mũi vào mớ tài liệu mà còn được nghe những chia sẻ kinh nghiệm từ những người thầy, nghe những câu chuyện thú vị trong cuộc đời làm nghề của họ. Có những câu chuyện đến hôm nay tôi vẫn nhớ và xem nó như những bài học bổ ích hơn hết. 

      hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5mYlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKWcJSFneDh
    hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOZm5KIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm1xa5huVm6xtg..
  • Khanh Ngô's picture
    Khanh Ngô
    1406608212

    Thanks 1 bài viết đầy tâm huyết của bạn Nguyễn Hoàng Long, thật ra đề tài này đã và đang được nhắc đến ở nhiều nơi, nhiều diễn đàn, nhiều mạng xh. Người người nói, nhà nhà bàn luận, ai cũng có ý kiến của họ ( đúng kiểu 9 người 11 ý). Và nếu đọc những ý kiến này thì tựu chung là “ai cũng có lý”. Và vì có vẻ như ai cũng có lý như vậy, cộng với với suy nghĩ của một ngươi có thời gian làm không ngắn trong ngành giáo dục Đại Học như mình. Minh xin góp ý kiến bằng 1 chữ: Loạn ( là chữ loạn của hỗn loạn, mất trật tự và kiểm soát).

    Đây là hậu quả của nhiều nguyên nhân tác động từ nhiều phía: nền kinh tế, nền giáo dục, hệ thống giáo dục, công cụ quản lý, năng lực lãnh đạo của người trong ngành GD (và trên ngành ^^), năng lực người dạy .v.v

    Đó cái “loạn” của bên cung cấp dịch vụ giáo dục. Còn cái loạncủa chính người học nữa, học bị động, học cho có, học vớ vẫn, học không tập trung…nhưng khi bị chê bai về năng lực thì hô lên do nền giáo dục ( mặc dù đúng là vậy !)


    Tình hình hỗn loạn từ cả 2 phía với sự tác động của hàng tá tác nhân ngoài. Ai đỡ nổi ca bệnh ung thư giai đoạn 3 này ?

    Còn chuyện Thạc sĩ sao ? Thạc sĩ bằng dỏm ( rất nhiều là MBA) xuất hiện tràng lang ko kiểm soát từ các trường ko kiểm duyệt vài năm nay tính sơ sơ (VN thì làm gì có thống kê, nhất là mấy vụ này) trên cả nghìn, thực tế phải cao hơn. Thạc sĩ bằng thiệt nhưng học dỏm sợ rằng còn hơn cái số bằng cấp dỏm kia chắc không biết bao nhiêu lần.


    Có đất nước nào số lượng GS và phó Giáo Sư khủng như VN ta trong khi outcome cho xứng với số lượng đó thiệt thảm hại…11 nghìn các vị hàn lâm (phó giáo sư và giáo sư) là con số ko nhiều người ngờ tới. Các Tiến sĩ còn nhiều hơn gấp bao nhiêu lần con số đó…Thế thì số lượng thạc sĩ thì xá gì 

      hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5mYmIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKWcJiFneDh
    hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOZm5aIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmlpaZ5qVm6xtg..
  • Tran tuan's picture
    Tran tuan
    1406613700

    thay vì chúng ta học nhữngkỹ thuật làm giàu như phân tích chứng khoán, kế toán, lợi nhuận ... thì bài học cần học đầu tiên là đạo đức kinh doanh, có thể nó ko mang lợi nhuận cho bạn ngay lập tức, ko giàu lên 1 cách nhanh chóng, nhưng nó đủ cho bạn ăn và sống 1 cách thanh thản, ko thường xuyên nói dối, ko suy nghĩ cách để ko bị phát hiện dối trá, và mỗi ngày nó sẽ phát triển dần dần, 2 ba chục năm sau có thể có 1 kết quả tốt. Đi con đường chính đáng thì có thể vất vả gấp 100 ngàn lần đi con đương tắt, nhưng kết quả sẽ được đảm bảo hơn nhiều so với sự chộp dựt, thời cơ, khi bạn ko lên tiếng chống cái xấu, tức đồng nghĩa bạn cũng là đồng lõa với cái xấu đến 1 lúc nào, nó chiếm đa sô số thì bạn sẽ cũng bị diệt bởi điều bạn gây ra.

      hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5mYmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKWcJqFneDh
    hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOZm5iIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdobZdrVm6xtg..
  • Dan Ng.'s picture
    Dan Ng.
    1406700962

    Theo mình, chỉ nên xem quyển sách này như một lời khuyên mang tính cá nhân, như vô vàn lời khuyên khác. Đã có nhiều lời khuyên tương tự nhưng theo mình biết, hình như chưa có một lập luận vững chắc nào khẳng định rằng MBA là hoàn toàn vô ích trong việc làm giàu. Bài báo của cô tác giả này cũng vậy.

    Bài báo này tự nhiên làm mình nhớ tới một quảng cáo trên TV: “Nước mắm ngon phải có xuất xứ địa lý danh tiếng” :D:D:D:D:DD: – KHÔNG CHÍNH XÁC. HOÀN TOÀN KHÔNG CHÍNH XÁC. Nước mắm ngon phải là nước mắm có độ đạm cao hơn loại bình thường (nếu chúng ta mặc định rằng “độ-đạm-cao”  là “ngon”), bất kể nó xuất xứ từ đâu. Hoặc nếu mặc định này là không đúng thì chính xác hơn phải là: Nước mắm ngon là nước mắm mà 100% người ăn nó đều đồng ý rằng nó ngon :D:D:D:D. Theo mình, lập luận của tác giả quyển sách này có cùng bản chất với quảng cáo nước mắm trên, nghĩa là nó “có vấn đề” (và nếu nó có vấn đề thì dường như nó không được thuyết phục lắm).

    Vậy lập-luận của tác giả có vấn đề gì?

    Thứ nhất: Diễn giải không chính xác.

    Tác giả khuyên: “Những người có ý làm GIÀU đừng phí thời gian học cao học” (chú ý chữ GIÀU) nhưng lại trích dẫn trong bài báo CEO của CAC 40 (CEO của 40 DN GIÀU NHẤT nước Pháp – chú ý chữ GIÀU NHẤT). Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: một người không phải là người GIÀU NHẤT nhưng họ vẫn có thể GIÀU. Nếu hiểu như vậy thì những CEO của DN thứ 41 đến thứ 3,000 (lấy ví dụ ta trích ra 3,000 DN lớn nhất của Pháp) đã bị bỏ sót, không tính đến. Họ có MBA không & họ có giàu không?

    -Cụ thể hơn: Giả dụ 40 CEO dẫn đầu CAC không-có-MBA-nhưng-Giàu: vậy tỷ lệ giàu của người không MBA trong 3000 người giàu nhất là: 40/3000 = 0,013.

    -2600 CEO tiếp theo đều có MBA (và đương nhiên là họ GIÀU) thì tỷ lệ là: 2600/3000 = 0,86

    Vậy tỷ lệ của người có MBA-và-giàu cao hơn…65 lần!!!.

    Thứ hai: Có vẻ như có sự nhầm lẫn giữa hiện tượng & bản chất (dù rằng hiện tượng là khởi đầu quan trọng cho mọi nghiên cứu). Ở đây HIỆN TƯỢNG là: "danh sách 40 CEO của CAC không có MBA (hoặc chỉ ít người có)" trong khi BẢN CHẤT thì lại kết luận: "học MBA là phí phạm thời gian & tiền bạc cho công cuộc làm giàu?". Không có liên hệ trực tiếp giữa hai việc này. Vì nếu không, mình sẽ đưa ra các…lời khuyên như sau (dựa trên danh sách 20 người giàu nhất thế giới 2013):

    -Nếu bạn muốn giàu, hãy chờ đến năm bạn sau 60 tuổi (vì phần lớn danh sách 40 tỷ phú giàu nhất đều..già, trừ CEO của Facebook và Google)

    -Nếu bạn là phụ nữ, đừng nên quá hy vọng làm giàu (vì phần lớn danh sách 20 người là nam)

    -Nếu bạn sản xuất Nước ngọt, Bia, Xà bông tắm, Smartphone thì muốn làm giàu bạn nên chuyển nghề (vì top 20 người giau nhất toàn trong lĩnh vực Tài chính, Phần mềm, Bán lẻ, Viễn thông, Sòng bài)

    -Có rất ít dấu hiệu cho thấy, người Châu Phi, Châu Á và Latin có thể làm giàu (vì danh sách phần lớn người da trắng. Trong danh sách chỉ có Carlos là gốc Nam Mỹ)

    Thứ ba: tác giả đã không chứng minh được nguyên nhân trực tiếp vì sao những người học MBA không thể giàu, nghĩa là những người MBA có yếu tố / phẩm chất gì mà những người không-MBA không có mà những yếu tố / phẩm chất này cản trở họ giàu. Kiểu chứng minh trực tiếp thế này mới có tính thuyết phục. Lấy ví dụ, nếu tác giả chứng minh được:

    Những MBA-er sau khi học MBA thì…nhát-gan hơn những người non-MBA và sự nhát gan này đã cản trở trong các quyết định kinh doanh (hoặc các quyết định nghề nghiệp), dẫn tới họ không giàu

    Hoặc: Những MBA-er sau khi học MBA thì…kỹ-tính-hơn những người non-MBA và sự kỹ tính này đã làm họ chậm chạp trong kinh doanh dẫn đến họ không thành công như những non-MBA.

    Hoặc tác giả chứng minh được: hàng loạt công ty đang hoạt động tốt thiệt tốt nhưng sau khi CEO hoặc người-điều-hành học MBA về, hàng loạt các công ty đó gặp liên tiếp thất bại :D:D:D.

    Chỉ khi nào tác giả chứng minh được như vậy thì mới kết luận đừng phí thời gian và tiền bạc học MBA nếu bạn muốn làm giàu. Còn nếu không, thì mình có thể tóm gọn quan điểm của tác giả trong một giải thích nhỏ: người Việt nói “làm-giàu” chứ không ai nói “học-giàu”, thành ra hãy “làm” đi :D:D.

      hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5mZmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKWcZmFneDh
    hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOZnJeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm5obJ5sVm6xtg..
  • Trang Nguyen's picture
    Trang Nguyen
    1406909416

     

    Trên thực tế có rất nhiều người thành nhân, thành tài mà
    chưa hề học cao. Tìm hiểu những kinh nghiệm của họ, tôi nhận thấy điểm khác
    nhau chính ở nhận thức về sự học và quá trình tự học, tự rèn luyện, tự thân vận
    động của họ.

    Ý thức vai trò làm chủ của mình là điều quan trọng. “ Tương
    lai khóc hay cười phụ thuộc vào độ lười của quá khứ”

      hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5qRnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKXaZyFneDh
    hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOalJqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhmltbJ1Xb7Cx
  • Ninh Trần Duy's picture
    Ninh Trần Duy
    1407142822

    Quan điểm của mình thì ai chẳng phải học, không học đại học mà muốn đi làm cũng phải học cách làm cái nghề đó, cái khác nhau cơ bản nhất theo mình là nhưng người học đại học, học giỏi và những người ít học là những người học cao thường có khả năng thích nghi cao hơn với công việc, có phương pháp tư duy tốt hơn nhưng những người đi làm nhiều thì lại có chuyên môn cao hơn và thường rất siêu về cái họ đang làm, điều này giúp họ dễ dàng tiếp cận các cơ hội lớn.

      hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5qVl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKXbZeFneDh
    hZWZl5VmmHCanJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOamJWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZrbpdpVm6xtg..
  • Cù Thị Vân's picture
    Cù Thị Vân
    1408077168

    Mình học marketing ra trường, xin vô vị trí marketing thì đòi kinh nghiệm thế là mình đầu quân để sale hết ngày này tháng nọ. Bán hàng cho người ta mà chưa bán được bản thân mình cho doanh nghiệp cần mình ở vị trí marketing. Cứ bán hàng và bán hàng thôi. 

    Học ở trường học _ Tham gia vào quá trình cạnh tranh về kiến thức => Lựa chọn ra những người tối ưu để phục vụ cho nền giáo dục. Số còn lại đi làm thuê cho những ông chủ lấy phần lớn cuộc đời để học ở trường đời.

    ----- Nghề là nghiệp----Có nghiệp là có duyên với nghề-------

    Cố gắng thôi bạn nhé! 

      hZWZl5VmmHCanJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5uXl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmHCanJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKYb5eFneDh
    hZWZl5VmmHCanJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpObmpWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm5vaZZsVm6xtg..

Pages

hZWZl5dllm6UmJaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...