AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5hgkWqalJeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

[HR/Leader] Giải quyết sao khi nhân viên mắc sai lầm nghiêm trọng?

Answer1 hZWZl5VolnGUnJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlpmUiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Huong Ha's picture
1461746075

Tình huống như sau:

Bộ phận bạn quản lý có 1 nhân viên mắc sai lầm khá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến team. Sau đó, nhân viên này đưa đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, người này là nhân viên tốt về kĩ năng chuyên môn cũng như thái độ làm việc.

Liệu có nên chấp nhận đơn nghỉ việc không hay giữ người này lại? Vì để vuột mất một nhân viên tốt sẽ là một tổn thất không nhỏ của team, nhưng giữ lại liệu có gây xáo trộn nội bộ, dẫn đến tâm lý không làm chủ, thiếu trách nhiệm của mọi người? 

Xin được nghe ý kiến đóng góp của các anh/chị Anphabe. Thanks!

Answer1 hZWZl5VolnGUnJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlpmUiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Để làm phong phú thêm chủ đề thú vị này, ANPHABE đã phỏng vấn anh Nguyễn Ngọc Anh Tuấn – Phó tổng giám đốc phụ trách nguồn nhân lực của công ty cổ phần sản xuất hàng gia dụng quốc tế ICP, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự.

    CÂU HỎI: Theo anh, loại sai lầm nào là chấp nhận được và loại sai lầm nào chúng ta buộc phải xử lí nghiêm hay thậm chí là sa thải? Và dưới góc độ của một nhà quản lý, chúng ta nên xử trí như thế nào? 

    TRẢ LỜI: Tôi cho rằng cần phải tách bạch giữa sai phạm và lỗi lầm. Đối với các sai phạm thì cần phải có biện pháp xử lí tùy theo hậu quả, còn lỗi lầm thì mình có thể học được. Từ đó, chúng ta có thể tiến bộ hơn hoặc đi theo lối mới. Những biện hay giải pháp đưa ra khi xử lí các sai lầm cũng như sai phạm sẽ dựa vào ba tiêu chí ưu tiên là: Giải pháp đó có làm cho công ty chúng ta tốt lên hay không? Giải pháp đó có làm cho đội ngũ tốt lên hay không? Và giải pháp đó có làm cho cá nhân người mắc lỗi tốt lên hay không?

    CÂU HỎI: Anh nghĩ gì về văn hóa “ khuyến khích nhân viên tạo sai lầm

    TRẢ LỜI: Để khuyến khích một người nhân viên hay bất cứ ai, chúng ta sẽ làm ra những điều mới, tạo ra những cái mới. Khi chúng ta làm những việc mà mình chưa từng làm, chúng ta không sợ mắc phải lỗi lầm. Từ lỗi lầm đó chúng ta sẽ làm ra những điều tốt hơn và mang lại nhiều giá trị hơn.

    Tôi có một ví dụ cụ thể: Cách đây không lâu, chúng tôi có một KPI về sản phẩm mới, dựa trên sự thành công và doanh số mang lại từ sản phẩm đó khi đưa ra thị trường. Việc chúng ta dựa vào kết quả cuối cùng khi phát triển một sản phẩm mới có thể làm hạn chế tính sáng tạo và dám làm của người nhân viên, bởi vì họ sẽ sợ thất bại. Sau đó, KPI đó đã được thay đổi lại là dựa trên số sản phẩm mới được phát triển, không dựa trên việc sản phẩm đó có bán được hay có thành công hay không.

    CÂU HỎI: Sau khi phạm sai lầm nghiêm trọng, nhân viên thường có tâm trạng hoang mang, mất niềm tin vào bản thân hay thậm chí xin nghỉ việc. Vậy dưới góc độ là nhà quản lí, chúng ta phải làm gì để hỗ trợ nhân viên vượt qua giai đoạn tâm lý khủng hoảng này?

    TRẢ LỜI: Trong một tổ chức, chúng ta không phán xét cá nhân mà chúng ta chỉ phán xét hành vi đó có nên hay không nên thực hiện trong một tổ chức. Đối với người nhân viên phạm sai lầm đó, thông thường chúng ta sẽ trao đổi với họ về việc xin nghỉ việc này có làm cho công ty, đội ngũ và cá nhân anh tốt hơn không. Hay theo một hướng tích cực hơn, anh ở lại, cải tiến thái độ và thay đổi hành vi của mình sẽ giúp mọi người cùng phát triển.

    Dù vậy, điều đó không có nghĩa là chúng ta che giấu lỗi lầm mà nhân viên phạm phải. Tại ICP gần đây chúng tôi có đưa ra một tinh thần cũng như một triết lý là “It’s my business”. Nếu công việc đó chính là business của họ thì việc đầu tiên là họ phải chịu trách nhiệm như người sở hữu công việc mình làm, khuếch trương business của mình, mở rộng công việc đó ngày càng thăng tiến hơn. Và khi chúng ta làm business sẽ có những thời điểm chúng ta phạm lỗi, thậm chí thua lỗ nhưng ta vẫn không ngại thử thách để business của mình phát triển hơn. Đó là triết lý mà công ty đang xây dựng để khuyến khích cũng như hỗ trợ nhân viên trong công việc.

    Xin cảm ơn những chia sẻ rất chân thành và hữu ích của anh Tuấn!

      hZWZl5VolnGUnJWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJuWlYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VolnGUnJWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeYbpWFneDh
    hZWZl5VolnGUnJWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpibmZOIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdxbJ5uVm6xtg..
hZWZl5hgkWqalJeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...