AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VmmmybmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Không muốn hạ giá sản phẩm? Giải pháp của bạn đây này!

Answer1 hZWZl5VmmmybmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRl5mWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Pham Trang's picture
1419478157

Hạ giá thành sản phẩm chính là nỗi ám ảnh của những người chủ
doanh nghiệp, có thể nói nôm na là nằm trong nhóm chính sách “vạn bất đắc dĩ” bởi
hạ giá đem lại nhiều “lợi bất cập hại" có thể kể đến như sau: 

- Hao hụt niềm tin ở khách hàng “Của rẻ là của ôi!”

- Khách hàng luôn mong đợi được giảm giá hết lần này đến lần khác “Ủa, lần
trước giảm rồi mà, sao lần này không giảm nữa, đắt thế?”


- Sự hụt hẫng niềm tin “Quái lạ, cứ tưởng mức giá này đã được ấn định rồi chứ,
ai dè vẫn giảm được à, chứng tỏ có ẩn tình đây, phải tìm hiểu cho ra nhẽ mới
được!”


- Khiến cho cuộc thương thuyết chỉ tập trung về vấn đề giá cả thay vì các yếu
tố hay ho khác có thể đem lại như về nâng cao chất lượng, mẫu mã, giao diện,
hậu mãi… “Giá cả là tối thượng, những yếu tố khác mặc kệ, thì nãy giờ chúng ta
dù có giữ giá hay giảm giá thì cũng chỉ là giá cả thôi mà”


- Giảm lợi nhuận. Giảm giá đồng nghĩ với việc để đạt được cùng một cột mốc
doanh thu thì số lượng sản phẩm bán ra phải gấp đôi. Liệu bạn có đủ nguồn lực
để làm được việc đó?




Các anh các chị thân mến, một số giải pháp để “đương đầu” và “xử lý” có hiệu
quả các bẫy và hạn chế rủi ro dẫn đến hạ sách “giảm giá” có thể kể đến như sau: 

1. Tập trung vào giá trị đem lại cho khách hàng

Luôn luôn tập trung vào cách mà các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang
lại giá trị cho các khách hàng tiềm năng. Ví dụ như bạn cho họ thêm thời gian
và giãn ra các quy trình giúp họ có thể thoải mái hơn khi cộng tác, linh động
hơn.Hoặc hỗ trợ cho hệ thống tính lương của họ hiệu quả hơn cả về giá thành lẫn
năng suất. Nói chung là tập trung làm cho cuộc sống của hai bên tốt đẹp hơn.

2. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Đáng ngạc nhiên là nhiều công ty chẳng hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của
họ là ai? Đang cạnh tranh với ai? Mục tiêu của mình là gì? Mỗi ngày sẽ vận hành
như thế nào? Đó là những câu hỏi quan trọng cần biết khi tiếp thị và bán hàng. 
Điều đó có khiến cho khách
hàng định vị bạn là một người bán hàng rỗng tuếch. Giá cả thậm chí không phải
là vấn đề nếu như bạn có thể thành công trong việc chứng tỏ “Tôi có thể đem lại
giải pháp giải quyết vấn đề của bạn”. Nội chuyện đó thôi cũng có thể giúp bạn
bán được hàng rồi. 

3. Chứng tỏ sự tự tin của bạn
Phần lớn những người bán hàng rất tự tin, không cần bàn cãi về điều đó. Nhưng
nếu bạn không hiểu rõ mình đang bán gì, thì người khác cảm nhận được. Tôi đảm
bảo điều đó. 
Điều quan trọng là phải cho thấy sự tự tin (đừng có tự lầm lẫn với cao ngạo
nhé) khi đang ở trong một cuộc họp bán hàng, không chỉ là tự tin về bản thân
bạn mà còn về công ty và sản phẩm của bạn. Khi bạn cảm thấy hào hứng mới truyền
cảm hứng cho người khác – thứ bạn đang đi tìm ở họ được. 

4. Chứng tỏ những điều bạn bán sẽ đem lại hiệu quả tốt
"Nói có sách mách có chứng", cho dù bạn có đang mua hàng qua điện thoại đi chăng nữa thì cũng phải thể hiện được mọi thứ sẽ ổn và sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho khách hàng doanh nghiệp. Bằng chứng có thể là những trường hợp cụ thể (case studies), testimonials - lời giới thiệu của người đã sử dụng dịch vụ, hoặc thậm chí video của khách hàng hiện tại chia sẻ dịch vụ của bạn tuyệt như thế nào! Kết hợp lại tất cả những điều này thì không còn gì bằng!

Còn các anh chị trong Anphabe có bí quyết nào để tránh hạ sách giảm giá thành sản phẩm hoặc có kinh nghiệm xương máu nào đến từ hạ giá thành sản phẩm do yêu cầu của khách hàng không thì cũng vào đây chia sẻ nhé!

Answer1 hZWZl5VmmmybmZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRl5mWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Tran Phuong's picture
    Tran Phuong
    1441017568

     Tôi nghĩ có thể áp dụng thêm điều này: Tăng thêm giá trị cảm tính liên tưởng mới 

    Với nhiều sản phẩm chúng ta không thể thay đổi lý tính của nó do giá thành sản phẩm sẽ bị đội cao hoặc các nguyên nhân khác như chúng ta chỉ là nhà phân phối. Trường hợp này có nhiều biến thể và xét về giá trị cảm tính nó gồm 7 loại cảm tính sau :

    + Giá trị cảm tính ngữ cảnh: Ví dụ như sản phẩm áo phông có in hình Minnions - 1 nhân vật phim hoạt hình đang hot và cháy vé các rạp

    +Giá trị cảm tính cái tôi , sự tôn trọng và xếp hạng thứ bậc: Ví dụ dòng sản phẩm Iphone, nó cao gấp đôi trị giá thật nhờ chiến lược này

    +Giá trị cảm tính cảm xúc giác quan: CGV, Du lịch, mọi thứ cần được trực tiếp cảm giác với nó. 

    +Giá trị cảm tính xử lý lo ngại: Giải quyết 1 vấn đề lo ngại mà họ cần vượt qua, ví dụ sản phẩm Organic, thực phẩm chức năng, rau sạch...

    +Giá trị cảm tính niềm tin: Xây dựng thương hiệu để tạo dựng niềm tin đó chính là xây dựng trị giá này

    +Giá trị cảm tính tình cảm: Xây dựng quan hệ tương tác đó chính là trị giá cảm tính này  

    +Giá trị cảm tính liên tưởng: Content marketing, Doing telling, marketing 3.0 là các hoạt động nhằm xây dựng trị giá này. 

    Nói kỹ hơn về giá trị liên tưởng: đó là tập trung xây dựng một trị giá bên ngoài trị giá sản phẩm nhưng giá trị đó làm khách hàng liên tưởng tới thông điệp của sản phẩm của mình và nó làm gia tăng trị giá sản phẩm của mình khiến khách hàng lựa chọn là vì giá trị này là chính.


      hZWZl5VmmmybmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUm5aSnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VmmmybmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmaTapyFneDh
    hZWZl5VmmmybmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpeWlZqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZtaZtraVVvtrI.
hZWZl5VmmmybmZiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...