AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5Vmmm2al5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Hỏi “xoáy” nhà tuyển dụng

Answer hZWZl5Vmmm2al5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmZuUiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
thu thao's picture
1464062820

Với mỗi lần thất bại khi đi phỏng vấn, bạn có bao giờ đặt câu hỏi:” Vì sao bạn lại không được chọn?”, bạn có thể sẽ “đổ lỗi” cho mình thể hiện chưa được tốt lắm, chưa tập trung nhiều vào khả năng, kinh nghiệm bản thân… rất nhiều lý do xoay quanh năng lực của bạn tuy nhiên có bao giờ bạn nghĩ nguyên nhân là do bạn đã bỏ lỡ cơ hội nhà tuyển dụng trao cho. Hẳn bạn sẽ nhớ câu hỏi mà họ hay đặt ra ở cuối buổi:”Bạn có câu hỏi gì nữa không?”. Bạn có nhớ mình đã bỏ qua câu hỏi này bao nhiêu lần không? Không chỉ riêng bạn mà nhiều người tìm việc làm cũng mắc lỗi tương tự khi bỏ qua câu hỏi “vàng” này, lý do cơ bản vì chúng ta không thể hiểu hết ý đồ bên trong câu hỏi này khi được nhà tuyển dụng đưa ra.

Bản chất của một cuộc phỏng vấn được chia làm 2. Thứ nhất là nhà tuyển dụng muốn biết về người tìm việc làm, về thực lực, cách ứng biến của ứng viên ở bên ngoài, và thứ 2 là chính ứng viên muốn tìm hiểu thêm thông tin về nhà tuyển dụng, về công ty. Đây là cơ hội để biết nhiều hơn về những điều không có trong bản mô tả công việc và điều này có thể giúp bạn đưa ra quyết định khôn ngoan rằng liệu bạn chắc chắn muốn công việc này và phù hợp với nó hay không?

Những câu hỏi dưới đây chắc chắn sẽ là gợi ý giúp bạn thêm vào chiến lược kinh nghiệm đi phỏng vấn để “bật” lại nhà tuyển dụng khi gặp câu hỏi:”Bạn có câu hỏi nào nữa không?”

6e95305a-e05b-4097-ae4c-cae83c966c10.jpg1. Ngoài những thông tin tôi đã trình bày nãy giờ, anh/chị có thể nói thêm về công ty?

Trong kinh nghiệm đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu thêm về khách hàng, đối tác mà công ty đang làm việc, lĩnh vực và thị trường nói. Nếu như thấy những câu hỏi khá chung chung, bạn cá nhân hóa câu hỏi bằng việc đặt câu hỏi về nơi làm việc, môi trường làm việc như thế nào, và tại sao đây là một nơi tuyệt vời để cho người tìm việc làm.

Lúc này yêu cầu sự chủ động của bạn. Trước khi đặt ra câu hỏi này cho nhà tuyển dụng, hãy đảm bảo là bạn đã nói cho họ biết những thông tin, hiểu biết của bạn về công ty trước đó thông qua các báo, trang mạng xã hội hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào.

Ví dụ: ‘Tôi đã vào website của công ty và thấy rằng tính chính trực là một trong những giá trí cốt lõi tạo dựng công ty. Anh/chị có thể minh họa điều này qua công việc kinh doanh của công ty như thế nào?…

2. Thưa anh/chị, vị trí ứng tuyển này là vị trí mới hay là đã tồn tại sẵn rồi?

Với câu hỏi này, thì bất kỳ câu trả lời nào của nhà tuyển dụng thì cũng dẫn tới những cuộc thảo luận khôn ngoan. Nếu vị trí này mới thì bạn có thể hỏi sâu vào vấn đề: Tại sao vị trí này được tạo ra? Anh/chị có thể mô tả chi tiết hơn so với những gì đăng trên thông tin tuyển dụng được không?  Bạn không thể làm tốt khi không hiểu rõ ràng bản chất công việc mà mình phải làm và chính lúc sự thể hiện của bạn sẽ được đánh giá cao. Nếu trường hợp, đó là một vị trí cũ, hãy đặt hỏi về người mà bạn sẽ thay thế và công việc: Người đã từng làm trước đây đã làm công việc này như thế nào? Ngoài những yêu cầu trong tin đăng tuyển, thì công việc còn yêu cầu nào khác nữa không?. Đây là câu hỏi hay trong kinh nghiệm đi phỏng vấn, tạo ra được chủ đề mới cho nhà tuyển dụng và bạn cùng thảo luận, bạn nên sử dụng sự chủ động của mình để họ nhìn ra tiềm năng của bạn.

3. Thưa anh/chị, có bao nhiêu nhân viên có trong bộ phận này?

Nếu người tìm việc làm sắp sửa làm việc như vai trò là một nhân viên trong một bộ phận lớn, thật tốt để hỏi rằng bộ phận đó bao gồm những ai, vai trò cụ thể, và vị trí bạn ứng tuyển có ảnh hưởng như thế nào đến bộ phận? Nếu bạn đã nói về việc bạn có khả năng làm việc nhóm tốt ở CV, điều này là ví dụ minh họa cho điều bạn nói.

4. Thưa anh/chị, tôi muốn biết thêm về sự thăng tiến trong quá trình làm việc?

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên tiềm năng, có sự chủ động trong công việc và có mục tiêu dài hạn. Trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn thì đây là lúc minh họa sự cố gắng và mong muốn để thăng tiến sự nghiệp của bạn.

Ngoài ra, câu hỏi này tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng thể hiện cơ hội họ sẽ mang đến cho những ứng viên tiềm năng và niềm tin của họ về tương lai của bạn để bạn cảm thấy sự xứng đáng mà bạn bỏ công sức để làm việc và gắn bó với công ty về lâu về dài

featured-20.png

5. Công ty mình có bất kỳ chương trình đào tạo dành cho nhân viên nào không?

Tương tự câu hỏi ở trên, đây là cơ hội khác để tìm hiều về sự thăng tiến , sự phát triển và cơ hội đào tạo mà công ty tạo ra. Sự phát triển của từng cá thể chính là sự phát triển toàn bộ sự nghiệp ở công ty

6. Kế hoạch của công ty cho tương lai là gì?

Đây có thể là câu hỏi hay trong kinh nghiệm đi phỏng vấn, thể hiện bạn không chỉ tập trung cho chính bạn mà bạn cũng đang rất quan tâm và để ý đến công ty. Khi biết được kế hoạch chung của công ty, bạn có cơ sở tự đặt ra kế hoạch cho riêng mình. Trong qua trình nhà tuyển dụng giải thích, bạn có thể sẽ không hiểu hết toàn bộ câu chuyện, nhưng điều đó cũng đã chứng tỏ bạn đang thực sự quan tâm đến công ty.

7. Anh/chị có thể phác họa một ứng cử viên lý tưởng trông như thế nào?

Một câu hỏi hay để tạo ra sự chủ động khi tìm hiểu về nhà tuyển dụng, tạo sự thiện cảm trong mối quan hệ. Tuy nhiên, tránh nói rằng câu trả lời của nhà tuyển dụng nghe có vẻ giống bạn, sự tự tin quá mức, hoặc thể hiện một chút hài hước không đúng chỗ cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng “cau mày” với bạn.

8. Khi nào tôi có thể nhận được phản hồi từ phía công ty?

Đây có thể dùng làm câu hỏi chốt cho buổi phỏng vấn. Khi hỏi về vấn đề này thể hiện được sự mong đợi và tinh thần sẵn sàng làm việc ở công ty của người tìm việc làm

Một mặt lợi nữa, đó là khi bạn biết khoảng thời gian có kết quả thì bạn sẽ có thời gian thư giãn và không lo lắng trong khi chờ đợi. Không ai muốn phải ngồi trực điện thoại, email 24/7 để hồi hộp đợi chờ cả.

(Nguồn tham khảo reed.co.uk)

Answer hZWZl5Vmmm2al5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmZuUiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5Vmmm2al5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...