AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dmk2qWmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Kể chuyện cho nhà tuyển dụng bằng kỹ thuật Monomyth

Answer hZWZl5VoknGYl5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlpuXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Nguyên Nguyễn's picture
1461900078

Theo kinh nghiệm đi phỏng vấn tuyển dụng của tôi, khi ứng viên trả lời phỏng vấn tuyển dụng, điều họ đang làm là chia sẻ thông tin về bản thân và đưa ra những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình. Như vậy, về mặt lý thuyết, storytelling (kể chuyện) sẽ giúp tôi:

- Muốn nghe thông tin từ bạn

- Dễ tiếp nhận thông điệp bạn muốn nói

- Bị ấn tượng bởi bạn nhiều hơn (thậm chí “quý” bạn hơn).

Storytelling là gì?

Định nghĩa về “Storytelling” có đầy rẫy trên google. Tôi tạm định nghĩa “Storytelling” là “kể chuyện”, truyền tải một thông điệp nhất định thông qua hình thức một “câu chuyện”, khiến cho người nghe bị cuốn hút và muốn lắng nghe và dễ tiếp nhận thông điệp từ bạn hơn rất nhiều.

Về mặt lý thuyết là vậy, còn thực tế phải làm như thế nào, thì tôi mong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn ít nhiều trong chuỗi ngày phỏng vấn sắp tới (Hình như là lại sắp đến đợt các tập đoàn tuyển nhân sự rồi các chương trình học bổng cũng bắt đầu mở đơn…).

Trong bài viết này, tôi tạm lấy trường hợp từ kinh nghiệm đi phỏng vấn tuyển dụng của bản thân. Còn những hình thức phỏng vấn khác, ví dụ phỏng vấn apply cho học bổng, cũng hoàn toàn có thể áp dụng. Tôi sẽ cố gắng “đá” sang mảng đó nếu có thể.

Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn, kết hợp với kinh nghiệm đi phỏng vấn và tư duy từ bản thân. Kiến thức tôi nghĩ cũng khá là thông thường và đại chúng, do đó nếu bạn nào hiểu biết nhiều hơn tôi thì vui lòng chia sẻ thêm để tôi bổ sung và chỉnh sửa bài viết cho hiệu quả và có ích hơn.

I. KỸ THUẬT MONOMYTH ( AKA “THE HERO’S JOURNEY” – HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI ANH HÙNG”)

1.1. Monomyth là gì?

Đây là kỹ thuật kể chuyện cơ bản và phổ biến nhất, xuất hiện rất nhiều trong những câu chuyện cổ tích và vô số bộ phim chúng ta đã từng xem.

Đại ý là có 1 nhân vật, vì lý do nào đó buộc phải rời bỏ làng quê/ nơi thân thuộc/ comfort zone, dấn thân vào nơi xa lạ và nguy hiểm, vượt qua nhiều thử thách để rồi trở nên trưởng thành hơn. Trưởng thành rồi thì nhân vật đó trở về ngôi nhà của mình, giúp đỡ cộng đồng và những người xung quanh…

1.2. Ứng dụng monomyth như thế nào?

Bạn sẽ dùng phương pháp này khi muốn đạt được một trong số những mục đích sau:

- Gắn kết người nghe vào cuộc hành trình của bạn, những trải nghiệm bạn đã có

- Muốn người nghe cảm nhận được ích lợi và giá trị của việc dám bước ra khỏi vùng “an toàn” (comfort zone) và dám dấn thân làm những điều mới lạ

- Muốn khoe những kinh nghiệm hoặc giá trị mà bản thân mình đã thu nhận được.

1.3. Kinh nghiệm đi phỏng vấn với ứng viên

Nếu bạn đọc lại 3 điều ở mục 1.2, thì sẽ thấy phương pháp này rất tốt để ứng dụng trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn kinh điển như:

“Hãy nói về bản thân bạn” (Câu mở đầu kinh điển cho mọi cuộc phỏng vấn)

Lúc này, bạn là nhân vật người hùng trong chính câu chuyện của bạn, và bạn có thể kể lại quá trình làm việc từ trước tới giờ của bản thân, đồng thời là quá trình trưởng thành: phải bước ra khỏi vòng an toàn, làm những điều mới lạ (vì một lý do gì đó), vượt qua nhiều thử thách để rồi có được ngày hôm nay.

Với kinh nghiệm đi phỏng vấn của tôi, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: “Trước đây tôi học bách khoa, cơ mà bị đúp 7 năm mới ra được trường ( 2 tuần nữa là tròn 2 năm tôi nhận bằng tốt nghiệp đại học). Nhận ra nghề kỹ sư thực sự không hợp với nguyện vọng cá nhân, tôi quyết định ra đi tìm đường cứu thân, tìm công việc mới. Trước đây tôi từng đi làm ở xxx, vị trí yyy, đạt được những thành tích zzz. Giờ tôi muốn tìm một công việc (sáng tạo/ năng động/ thử thách/ nhiều tiền/ văn phòng có nhiều gái xinh) hơn, nên mới quyết định ứng tuyển vào quý công ty.”

TH2: “(từ chỗ đúp BK 7 năm đến khi muốn tìm công việc mới…) Và tôi quyết định chọn quý công ty là nơi dừng chân đầu tiên, bởi vì tôi nhận ra ở quý công ty có (cái lọ cái chai)”

Một số lưu ý:

- Như bạn thấy, ở cả 2 ví dụ, tôi đều có 1 mở đầu và có 1 cái kết cho câu chuyện của mình. Mở đầu thì giống nhau. Ở ví dụ 1, cái kết của tôi là “lựa chọn hành trình mới”, còn ở ví dụ 2, cái kết của tôi là “chọn nơi đây là hành trình đầu tiên”.

- Ngoài ra, ở cả 2 ví dụ, tôi đều lồng những dẫn chứng để khoe khoang về bản thân: Ở ví dụ 1: tôi tranh thủ khoe được rằng tôi là người dám làm (vì dám bước ra khỏi comfort zone), mà đã làm thì còn có thành tích, có kinh nghiệm (cty x, vị trí y, thành tích z), tăng sự tự tin và hấp dẫn cho bản thân Ở ví dụ 2: tôi thể hiện tôi có mục đích cụ thể, có quyết tâm dám làm thứ mới lạ và thử thách.

- Và ở cả 2 ví dụ, tôi đều nêu ra lý do lựa chọn công ty mà mình đang phỏng vấn(cố gắng đừng quên ý này).

Đến đây nhiều bạn hỏi bí quyết để khiến câu chuyện của mình hay và hấp dẫn hơn là gì?

Câu trả lời nằm ở “sự xung đột” và “cách giải quyết xung đột”. Mọi câu chuyện thường được hấp dẫn bởi có những xung đột xảy ra (vd trong phim hành động thì là heroes vs villian, phim tình cảm thì là tình tay ba, người cũ người mới, quá khứ với hiện tại…) và khi xung đột được giải quyết, thì người xem thở phào nhẹ nhõm.

Ví dụ với phim Batman vs. Superman, mọi người đến xem vì mối xung đột giữa Batman và Superman, chứ nếu hai bác này làm bạn với nhau thì có gì để xem?

Xét với TH2 – trường hợp mà bạn chưa có kinh nghiệm gì để khoe: để câu chuyện của bạn hấp dẫn hơn , cách các bạn có thể làm là thể hiện có sự “xung đột”hoặc“tranh đấu” với quyết định lựa chọn công việc này, cụ thể hơn là bạn đang bước ra khỏi vùng comfort zone của mình để đến với cuộc hành trình sắp tới.

Bạn sẽ cần nêu ra được:

+ Việc bạn “dám” bước ra khỏi vòng comfort zone này nó “khó khăn” và thử thách với bạn đến mức nào? – ở đây chính là sự “xung đột” tôi vừa nêu. (ví dụ phải cãi nhau nảy lửa với bố mẹ, phải làm một thứ không được dạy ở trường đại học,…)

+ Mặc dù “khó” và “nhiều thử thách” đến vậy, lý do gì khiến bạn vẫn quyết tâm thực hiện điều đó ( dù vậy tôi vẫn muốn làm công việc này vì tôi yêu công việc đó quá)

+ Ngoài ra, bạn cần phải thể hiện được “cách giải quyết cho xung đột” bạn vừa nêu, cụ thể là trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ khiến bạn tin là bạn vượt qua được thử thách trên. Bắt buộc phải có thêm ý này, bởi vì mọi xung đột cần phải được giải quyết: Bạn nêu ra lý do bạn muốn công việc hoặc vị trí sắp tới nhưng bạn lại không nêu giải pháp của bạn để được nhận công việc và làm tốt nó, thì câu chuyện của bạn sẽ bị lửng lơ, khiến người nghe “chưng hửng”

*****

Thêm 1 ví dụ về 1 câu kinh điển nữa nhé:

“Điểm yếu của bạn là gì”

Google câu này, các bạn sẽ được lời khuyên chung chung như “hãy vừa nêu điểm yếu, nhưng đồng thời nêu ra giải pháp để khắc phục điểm yếu đó”.

Nhưng thay vì trả lời kiểu gạch đầu dòng “tôi có 3 điểm yếu là A, là B, là C…” , muốn cho nhà tuyển dụng bị thuyết phục và ấn tượng hơn, hãy kể cho họ câu chuyện gắn với 3 điểm yếu đó. Cố gắng kể câu chuyện có điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nếu có thêm cả xung đột và kết quả thì càng tuyệt.

Ví dụ:

“Hồi tôi còn làm ở công ty cũ, có lần tôi được sếp giao triển khai dự án mới.

Với tôi đó là một cơ hội lớn, và ban đầu tôi rất lo sợ tôi làm hỏng việc. Nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm nhận nhiệm vụ đó và dốc hết sức để làm. Tôi thức ngày thức đêm, vừa làm vừa kiểm tra vừa hỏi ý kiến người đi trước để tránh mắc sai phạm.

Kết quả là tôi làm hỏng việc thật. Một trong những lý do tôi đã làm hỏng việc là vì tôi bị dính 3 điểm yếu là A, là B, là C…. Cũng từ lần thất bại đó, tôi quyết tâm đặt mục tiêu là phải cải thiện A, B, C bằng những biện pháp như… Tới thời điểm hiện tại, tôi đã cải thiện được A và B, còn C thì chắc cả đời chả sửa được (đùa thế)”.

Nếu bạn để ý, câu chuyện trong ví dụ trên có đầy đủ các yếu tố:

- Có điểm xuất phát là khi nhân vật chính bước ra khỏi vùng an toàn.

- Có thử thách phải vượt qua, có kết quả và có bài học kinh nghiệm rút ra.

Nói chung có rất nhiều cách để sáng tạo với phương pháp Monomyth. Chúc bạn thành công thuyết phục được nhà tuyển dụng và có được công việc xứng tầm

(tham khảo từ topCV)

>>>[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Kể chuyện cho nhà tuyển dụng bằng "Hành trình vượt núi"

>>>[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Dùng thất bại để thuyết phục nhà tuyển dụng

Answer hZWZl5VoknGYl5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlpuXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5dmk2qWmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...