List tiêu chí sàng lọc ứng viên chuẩn xác nhất
Mỗi đợt tuyển dụng, phòng nhân sự tiếp nhận hàng trăm hồ sơ, mất rất nhiều thời gian sàng lọc nên chọn sai hay bỏ sót ứng viên giỏi rất dễ xảy ra. Để hạn chế tối đa tình trạng này, doanh nghiệp cần xây dựng những tiêu chí sàng lọc ứng viên cụ thể để phòng nhân sự thuận lợi áp dụng. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc xác định tiêu chí phù hợp, bài viết này của TalentBold hôm nay sẽ là nguồn tham khảo vô cùng hữu ích.
I. Mục đích của việc sàng lọc ứng viên
Sàng lọc ứng viên là quá trình xem xét hồ sơ xin việc được gửi đến. Mục đích của việc sàng lọc ứng viên là chắt lọc đủ số lượng ứng cử viên tiềm năng, thật sự phù hợp nhiệm vụ doanh nghiệp đặt ra trong số hàng trăm, hàng nghìn hồ sơ gửi về.
Sàng lọc ứng viên hiệu quả vừa giúp doanh nghiệp tìm đúng nhân tài, vừa tiết kiệm chi phí, thời gian tuyển dụng. Ngược lại, sàng lọc kém hiệu quả, hiệu suất công việc của toàn doanh nghiệp sẽ bị tác động mạnh.
II. Các tiêu chí sàng lọc ứng viên chuẩn xác nhất
Trong suốt quá trình làm việc và công tác tư vấn nhân sự, TalentBold có cơ hội tiếp cận thực tế xây dựng tiêu chí sàng lọc ứng viên của nhiều ngành nghề, nhiều loại hình doanh nghiệp, cùng với hiệu quả mỗi tiêu chí mang lại. Dưới đây là các tiêu chí sàng lọc ứng viên chuẩn xác nhất đã được đội ngũ chuyên viên TalentBold chắt lọc:
1. Tiêu chí trình độ chuyên môn
Mỗi ngành nghề dù đặc thù cao hay không thì yêu cầu về nền tảng kiến thức chuyên môn vẫn luôn là cơ sở sàng lọc quan trọng. Bởi lẽ, đây là nền tảng quan trọng giúp ứng viên trúng tuyển tiếp thu nhanh công việc thực tế và những khóa đào tạo ngắn hạn tại công ty.
Tùy vào yêu cầu công việc, doanh nghiệp cần xác định rõ tiêu chí trình độ chuyên môn mà vị trí tuyển dụng hướng đến thông qua các bằng cấp (cử nhân, thạc sĩ, kỹ sư…), chứng chỉ nghiệp vụ…
>>>> Xem thêm: Sàng lọc ứng viên là gì? Sàng lọc CV là gì?
2. Tiêu chí kinh nghiệm làm việc
Những doanh nghiệp nhỏ có thể chấp nhận sinh viên mới ra trường hoặc người ít kinh nghiệm để đào tạo về thực tế công việc.
Nhưng đối với doanh nghiệp vừa và lớn, yêu cầu kinh nghiệm làm việc tăng theo từng cấp bậc,ví dụ:
-
Nhân viên, chuyên viên : kinh nghiệm 1 – 3 năm
-
Trưởng phòng : kinh nghiệm 5-8 năm
-
Giám đốc chuyên môn : kinh nghiệm trên 10 năm…
Tùy vào độ khó công việc cần tuyển dụng và ngân sách lương, phúc lợi dành cho ứng viên trúng tuyển, doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể yêu cầu kinh nghiệm để phòng nhân sự thuận lợi sàng lọc hồ sơ.
3. Tiêu chí kỹ năng quan trọng
Kỹ năng là yếu tố không thể thiếu, hỗ trợ đắc lực cho ứng viên khi thực hiện công việc. Mỗi vị trí làm việc đòi hỏi ứng viên những kỹ năng quan trọng khác nhau. Phổ biến vẫn là các kỹ năng quan trọng như:
-
Kỹ năng giao tiếp
-
Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian
-
Kỹ năng suy luận logic…
Khoảng 2 - 3 kỹ năng quan trọng hàng đầu cần được liệt kê và gửi cho phòng nhân sự để thuận lợi lựa chọn hồ sơ phù hợp.
4. Tiêu chí về số lượng ứng viên tiềm năng
Mỗi vòng phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng chỉ mời một lượng nhỏ ứng viên. Số lượng bao nhiêu, tỷ lệ nam nữ ra sao, tỷ lệ độ tuổi ứng viên thế nào… đều cần được xác định rõ để làm cơ sở chắt lọc hồ sơ trong quá trình sàng lọc.
Ngoài ra, ở tiêu chí này, doanh nghiệp nên cho phép bộ phận sàng lọc tăng giảm số lượng trong giới hạn quy định. Như vậy, doanh nghiệp không lo bị bỏ sót ứng viên giỏi, phòng nhân sự cũng giảm bớt áp lực khi sàng lọc hồ sơ.
5. Tiêu chí thời gian hoàn tất sàng lọc ứng viên
Với sự phát triển của công nghệ trực tuyến, việc tìm hiểu thông tin và nộp hồ sơ trực tuyến của ứng viên vô cùng nhanh gọn. Điều này mang đến thuận lợi cho nhà tuyển dụng về lượng hồ sơ ứng tuyển nhưng cũng đặt ra thách thức cho bộ phận nhân sự trong việc sàng lọc từ lượng hồ sơ khổng lồ sang danh sách một lượng nhỏ ứng viên thật sự tiềm năng.
Mặc dù ứng dụng công nghệ phần mềm tuyển dụng chuyên nghiệp đã hỗ trợ phần lớn cho công tác sàng lọc nhưng mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải tăng tốc độ sàng lọc nếu không muốn bị đối thủ cạnh tranh giành mất ứng viên.
Khoảng thời gian sàng lọc quy định rõ ràng sẽ giúp phòng nhân sự lên kế hoạch tiếp cận nguồn ứng viên hiệu quả, đảm bảo tiến độ công việc được giao mà vẫn an tâm về chất lượng ứng viên.
6. Tiêu chí chất lượng làm việc của ứng viên trúng tuyển
Dù cần bổ sung nhân sự gấp hay không thì yêu cầu về chất lượng ứng viên vẫn được đặt lên hàng đầu. Vì nếu tuyển ứng viên thành công nhưng không phù hợp yêu cầu công việc, định hướng ngân sách hoặc những sự kỳ vọng khác của doanh nghiệp khả năng gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp và ứng viên sẽ không khả thi. Kéo theo đó là những lần tái tuyển dụng với hàng loạt chi phí phát sinh không mong đợi.
Mỗi doanh nghiệp có những tiêu chí đánh giá chất lượng sàng lọc ứng viên khác nhau, tựu chung ở 1 trong 3 khía cạnh:
-
Hiệu suất thực hiện công việc của ứng viên trúng tuyển
-
Tỷ lệ doanh thu mà ứng viên trúng tuyển mang lại
-
Mức độ hài lòng của người quản lý ứng viên trúng tuyển
Nếu khía cạnh được doanh nghiệp lựa chọn sở hữu kết quả đánh giá tốt thì chất lượng sàng lọc ứng viên của bộ phận nhân sự thực sự hiệu quả. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí đào tạo thêm cho ứng viên trúng tuyển hoặc phải tuyển dụng lại ứng viên khác thì chắc chắn chất lượng sàng lọc ứng viên đang gặp vấn đề.
Từ các tiêu chí sàng lọc ứng viên chuẩn xác nhất mà TalentBold tổng hợp trên đây, có thể nhận thấy việc đánh giá hiệu quả sàng lọc ứng viên không chỉ gói gọn trong thời gian đầu của quy trình tuyển dụng, mà kéo dài đến giai đoạn thử việc của ứng viên trúng tuyển. Những tiêu chí này không nhất thiết áp dụng tất cả, doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh hoạt lựa chọn theo đặc thù ngành nghề và mức độ kỳ vọng đặt ra cho bộ phận sàng lọc ứng viên.
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.
Nguồn ảnh: internet