AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolHGbnJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Lý do phần lớn người Việt Nam thường xuyên “nhảy việc”

Answer hZWZlp1glWucm5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WWlZeXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Hưng Nguyễn's picture
1476959716

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hàng năm là khoảng 10%, điều này khiến các nhà quản trị, quản lý doanh nghiệp luôn phải đau đầu mà đôi khi không tìm ra lý do để khắc phục.

Mới đây, sau khi thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1000 người về giá trị của công ty và sếp, Q&Me đã đã tìm ra lý do phần lớn người Việt Nam “nhảy việc” thường xuyên.

Được biết 1000 người tham gia khảo sát là những người đang đi làm với công việc toàn thời gian và bán thời gian. Các nhà quản trị, những người quản lý doanh nghiệp nên theo dõi bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu được nhân viên của mình đang nghĩ gì.

Thế nào là một công ty tốt đối với nhân viên? Hoàn toàn không bất ngờ khi “lương cao” đứng ở vị trí thứ 1 với 73% sự lựa chọn. Tiếp theo sau đó là “đánh giá công bằng” (37%) và “giao tiếp tốt” (32%). Đối với những người đang giữ vị trí leader thì “đánh giá công bằng” và “công việc thú vị” có tỉ lệ cao hơn.

Như vậy, tiền là thứ quan trọng nhất. Xếp thứ hai đó là đánh giá công bằng từ các lãnh đạo. Đối với một nhân viên Việt Nam, một người sếp tốt đó là người biết “lắng nghe ý kiến từ nhân viên” (39%) và “quan tâm nhân viên tốt” (31%).

Biểu đồ phía dưới thể hiện quan điểm khác nhau giữa những nhân viên cảm thấy hài lòng và những nhân viên cảm thấy không hài lòng về việc đánh giá. Những người cảm thấy không hài lòng về việc đánh giá của họ sẽ có số điểm thấp hơn trong việc thời gian phản hồi về hiệu suất làm việc (hài lòng – 81%, không hài lòng – 24%) và làm rõ về việc đánh giá hiệu suất của họ như thế nào (hài lòng – 83%, không hài lòng 39%.

Khảo sát của Q&Me cho thấy, lý do lớn khiến nhân viên nhảy việc đó là không được đánh giá công bằng từ sếp. Theo ông Kengo, sáng lập của Q&Me, chìa khóa của việc đối xử không công bằng là từ việc giao tiếp và quy trình.

Những điểm khác biệt này đã cho chúng ta một giả định rằng việc thiếu sự giải thích và giao tiếp đã tạo ra cảm giác không công bằng. Quy trình xử lý và giao tiếp đủ sẽ giúp cho các nhân viên cảm thấy họ được chú ý nhiều hơn và sự đánh giá về họ sẽ công bằng hơn.

Bemecmedia.vn (theo Trithuctre)

Answer hZWZlp1glWucm5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WWlZeXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolHGbnJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...