Nhà quản lý cần có những kỹ năng nào?
Khi là một nhân viên bạn chỉ cần hoàn thành thật tốt công việc là được. Nhưng khi bạn có ước muốn trở thành một nhà quản lý thì bạn cần rèn luyện cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết. Kỹ năng mềm chính là điểm đặc trưng về tính cách, thói quen và hành vi của bạn khi làm việc với người khác. Sở hữu những kỹ năng mềm mạnh mẽ sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và hiệu quả công việc cũng tốt hơn. Sau đây là những kỹ năng nhà quản lý cần có.
1. Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý bao gồm khả năng hoạch định, điều hành công ty và sắp xếp công việc cá nhân. Hoạch định là việc thiết lập các mục tiêu và xây dựng các kế hoạch chiến lược để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Nhà quản lý cũng phải dự đoán được các khó khăn, trở ngại có thể gặp phải để có biện pháp dự phòng hợp lý. Việc hoạch định bao gồm ngắn hạn và dài hạn, phạm vi trải rộng trên toàn cầu chứ không giới hạn trong một quốc gia hay trong một ngành nghề nữa.
Nhà quản lý cần tổ chức công việc cá nhân thật tốt thì mới có thể tổ chức tốt công việc của công ty được. Để hoàn thành vai trò của nhà quản lý, bạn cần biết cách sắp xếp công việc cá nhân hiệu quả. Bạn cũng cần biết cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Khi đó bạn mới phát huy được toàn bộ năng lực của bản thân.
3. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo thể hiện ở việc bạn dám đứng ra nhận trách nhiệm, đối mặt với thách thức và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Bạn còn phải biết cách động viên, khen ngợi và phê bình nhân viên hợp lý, dựa trên tinh thần xây dựng. Bạn không nên để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Mọi việc cần được xử lý công bằng, bình đẳng khiến mọi người tâm phục khẩu phục.
Bạn cũng có trách nhiệm dẫn dắt, hướng dẫn và phân công công việc phù hợp với từng nhân viên. Một nhà quản lý giỏi cần có những nhân viên giỏi hỗ trợ để các kế hoạch đạt được thành công tốt nhất.
3. Kỹ năng giao tiếp
Khi đảm nhận vai trò của một nhà quản lý, bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người. Đó có thể là cấp dưới, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng hay đối tác. Nếu bạn không thể diễn tả đầy đủ và chính xác suy nghĩ của mình thì hậu quả có thể rất tệ đấy.
Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, nhà quản lý sẽ tự tin và chuyên nghiệp hơn khi tham dự các buổi đàm phán hay thuyết trình các dự án mới. Mặc dù bạn đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh, nhưng lại không thể trình bày nó cho người khác hiểu được. Điều này sẽ khiến cấp trên nghi ngờ năng lực của bạn cũng như tính khả thi của kế hoạch.
Để có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cần có kiến thức xã hội sâu rộng cùng với sự tinh tế và linh hoạt khi giao tiếp với người khác. Điểm mấu chốt của kỹ năng này là bạn cần tôn trọng và công nhận các giá trị khác biệt của các đối tượng giao tiếp. Nhờ vậy bạn sẽ hạn chế được những mâu thuẫn và xung đột không cần thiết.
4. Kỹ năng ra quyết định
Trong công việc, nhà quản lý là người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng. Quyết định đúng có thể mang lại thành công. Nhưng quyết định sai có thể dẫn tới thất bại thậm chí là tổn hại nghiêm trọng đến công ty. Là một nhà quản lý bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình và sẵn sàng đón nhận mọi kết quả do quyết định đó mang lại.
Để rèn luyện kỹ năng ra quyết định, bạn cần nâng cao các kỹ năng khác như: kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu, khả năng phán đoán, tư duy phản biện và nhiều kỹ năng khác nữa. Một khi bạn hoàn thiện những kỹ năng này, bạn sẽ hạn chế những sai lầm không đáng có khi đưa ra quyết định. Bạn cũng tự tin hơn khi phải đưa ra các quyết định quan trọng.
5. Kỹ năng truyền cảm hứng
Kỹ năng này sẽ giúp định hình phong cách quản lý của bạn. Nếu bạn muốn là một người quản lý biết quan tâm và luôn đồng hành cùng đồng nghiệp của mình, thì bạn cần chú trọng phát triển kỹ năng truyền cảm hứng.
Ưu điểm của kỹ năng truyền cảm hứng là tạo ra động lực làm việc liên tục cho nhân viên. Đồng thời kỹ năng này còn giúp nhà quản lý xây dựng văn hóa đội nhóm đặc trưng, tạo nên sự tôn trọng và tin tưởng vào mục tiêu của các thành viên trong nhóm. Nguồn cảm hứng này cũng tạo nên động lực muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Để phát huy tối đa hiệu quả của việc truyền cảm hứng, bạn cần khéo léo và tinh tế khi làm việc với các thành viên khác. Hãy để họ chủ động thực hiện kỷ luật của doanh nghiệp và sẵn sàng nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu công việc.
Nguồn ảnh: internet