Nhân viên giỏi cần biết quản lý SẾP!
Ủa, sao lạ vậy? Sếp mới là người quản lý mình chứ! Nhân viên quèn mà sao có quyền quản lý sếp được. Vậy bạn có gặp phải những tình huống sau chưa?
- Bạn nhắn tin nhắc sếp làm việc A, việc B cho mình, rồi đợi 7 ngày 7 đêm vẫn không thấy sếp động tĩnh gì.
- Bạn cần sếp đi gặp đối tác chung, mà chẳng biết khi nào thì sếp rảnh để sắp lịch.
- Việc sếp giao, bạn làm ngày làm đêm, đổ mồ hôi sôi nước mắt, mà sếp phán ngay: “Chưa được, về sửa lại đi em!”
Cái kết thường gặp là công việc dồn ứ, bạn bị hối thúc đủ bề, phải vắt chân lên cổ làm cho kịp deadline; lòng thầm oán trách: “Tại sếp khó tính, đãng trí,... làm mình ra nông nỗi này!”
Ngừng oán trách! Thực sự sếp bạn cũng có trăm công nghìn việc phải lo, nhiều trách nhiệm phải gánh vác. Trách sếp cũng chẳng giúp bạn làm tốt hơn. Để vừa việc cho chính mình, vừa giúp sếp giải quyết công việc nhanh gọn, bạn hãy chủ động học cách “quản lý" sếp thông minh:
1. Quản lý kì vọng
Khi sếp giao việc cho bạn, hãy tìm hiểu xem mong đợi, kì vọng của sếp đối với công việc đó, và đối với bạn là gì. Phải hiểu đúng thì mới biết cách đáp ứng kì vọng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nếu sếp chưa nói rõ, bạn có thể hỏi trực tiếp, hoặc khéo léo dò hỏi. Ví dụ: “Với dự án này, em nghĩ cần tập trung tối ưu thời gian thực hiện và chi phí, còn chất lượng mình sẽ chấp nhận hơi thấp hơn so với thông thường một chút. Em nghĩ như vậy có đúng không anh?”.
2. Giao tiếp 3 kênh
Khi bạn cần sếp làm một việc gì đó giúp mình, hãy đảm bảo đã trao đổi với sếp theo trình tự sau:
- Lần 1: Gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại
- Lần 2: Gửi email để xác nhận. Đây cũng chính là một “reminder” cho sếp
- Lần 3: Đặt hồ sơ, giấy tờ trên bàn để sếp xem, duyệt, hoặc ký (nếu có)
Bạn cũng có thể đặt lịch nhắc nhở sếp để hoàn thành công việc đó, và thường xuyên nhắc nếu sếp bạn là người siêu bận rộn.
3. Quản lý thời gian
Yêu cầu sếp chia sẻ lịch làm việc công khai, để bạn biết được ngày/tuần đó sếp sẽ đi đâu, sếp có thời gian rảnh hay không. Như vậy, nếu cần book lịch họp, cần sếp review bài, bạn có thể chủ động book, không cần phải hỏi tới hỏi lui sếp.
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều công cụ, bí quyết giúp bạn vừa đảm bảo được tiến độ công việc của bản thân, vừa tự biến mình thành một nhân viên “đắc lực” trong mắt sếp.
*Chia sẻ bởi Chị Hồ Viết Dương Hạ, với hơn 19 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing, với chức danh gần nhất là Category Marketing Director. Chị đã nhận được nhiều giải thưởng về Sáng tạo hiệu quả các kênh truyền thông, đối thoại với khách hàng và các đối tác chiến lược.
Pages
- Thuyluong Thai1602161997
Muốn quản lý được sếp, bạn phải tạo ra và có 3 điều kiện:
1/ Bạn phải có năng năng chuyên môn từ tốt đến rất tốt và luôn làm chủ trong mọi tình huống;
2/ Bạn phải coi sếp là ngu, bởi vì các sếp thường thuộc loại người "Cái gì cũng biết mà chẳng biết cái gì". Ý nói mức độ chuyên sâu một công việc cụ thể, thường rất ít sếp có (thường chỉ có ở cấp Tổ, đội, Phòng) còn Giám đốc thì thôi rồi!
3/ Bạn phải biết cách để sếp thể hiện quyền lực của mình đúng lúc, rộng rãi để sếp nở mặt, nở mũi với thiên hạ. (Đây là một nghệ thuật phải nói ở một chuyên đề riêng)
Nếu bạn thực hành được 3 vấn đề này, bạn có thể dẫn sếp vào tù một cách dễ dàng!
-
hZWZmZdplWubmZmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVl5eRl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZdplWubmZmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2KUaZeFneDh
-
More
hZWZmZdplWubmZmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5OXlJWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmpvbZtubVVvtrI. - Nguyen Hong Minh1602205625
Quan niệm này phụ thuộc vào tư duy của con người tại thời điểm làm việc cho công ty và trong mối quan hệ giữa con người với con người. Giờ đây điều này càng trở lên phù hợp hơn, còn trước đây tư duy của chúng ta vẫn thụ động là nhiều, còn giờ đây sự biến chuyển sang chủ động hơn. Khi thành phần và đặc tính công ty thay đổi từ đại khái nói rằng thì mà là là từ lý tưởng sang thị trường nó khác biệt nhiều lắm. Con người khi đó bắt được phải chủ động để tìm cách tồn tại. Điều này không phải là do tất cả từ thị trường tức trong đó có yếu tố công ty cổ phần mang lại mà là thời đại tác động tới, các suy nghĩ cũ bị thay chuyển và đặt ra cho người lao động phải biến chuyển theo.
Theo đó, giờ đây quan niệm sếp cũng thay đổi hơn trước. Sếp giờ đây không khác gì là đồng nghiệp hỗ trợ hơn là chỉ đạo từ trên xuống như trước. Vì quan niệm tư duy thay đổi nên cách thức phối hợp và tương tác cũng thay đổi theo. Người lao động được tự do và chủ động hơn trong công việc, họ chuyển từ tư duy lao động sang tư duy chuyên gia, tức làm chủ công việc hơn là làm hết trách nhiệm. Vì thế bắt buộc họ phải chủ động trong giao thiệp với sếp. Ở phía ngược lại sếp cũng có vai trò tương tác của mình và không hề tỏ ra là giáo điều ra lệnh, giao việc như trước mà cũng join vào làm và kiểm soát nhằm đạt kết quả chung. Bởi quan niệm sếp giờ đây cũng là người lao động, người thừa hành và thực thi như nhau.
-
hZWZmZdplWubmZmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVl5eRmIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZdplWubmZmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2KUaZiFneDh
hZWZmZdplWubmZmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5OXlJaIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg..