Nút thắt trong quản lý cửa hàng bán lẻ
1. Các vấn đề thường gặp của nhiều chủ cửa hàng
Có rất nhiều tình huống gian lận trong bán lẻ: thay đổi nhãn giá, bán hàng hoá riêng, bán thiếu cân, bán một sản phẩm với giá cao hơn cho một hàng hóa khác, bán “cho chính mình”, lấy hàng cạnh quầy thu ngân mà không thanh toán, cấu kết với người quản lý hàng hóa và mua hàng có lợi nhuận thấp hơn. Ngoài ra, còn có trường hợp, người bán hàng đã nhận thanh toán nhưng không in phiếu tính tiền, đến khi khách hàng đi rồi thì hủy phiếu, còn nếu đã in thì mới thực hiện như bình thường
Điều này chỉ là một phần nhỏ của các cách gian lận hiện có, nhưng lại dẫn tới những mất mát to lớn về lợi nhuận và mất uy tín với khách hàng. Ngoài ra, có thể nói rằng, việc điều chỉnh số lượng hàng hóa trong hệ thống phần mềm là rất phức tạp. Để làm điều này, cần có một đội ngũ lập trình viên và quản trị hệ thống.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và đảm bảo kinh doanh có lãi?
Giải pháp phần mềm :BÁN LẺ được dùng để quản lý toàn bộ các giao dịch trong cửa hàng, bao gồm kế toán hàng hóa, quản lý danh điểm hàng hóa, các hoạt động mua hàng và quản lý kho bãi. Giải pháp bao gồm nhiều phân hệ khác nhau (kế toán, quản lý danh điểm, vật tư, thiết lập giá, chương trình Marketing và chiết khấu, làm việc với nhà cung cấp, hạch toán công nợ…). Đây là giải pháp đơn giản và hiệu quả với chi phí đầu tư tối thiểu.
Ý kiến tích cực và kinh nghiệm:
- Tối ưu hóa hệ thống quản lý hàng hóa bán lẻ (cửa hàng, hiệu thuốc).
- Việc áp dụng hệ thống quản lý vật tư hiện đại của 1C cho phép tối ưu hóa hàng tồn kho, luôn có sẵn hàng hóa để giao dịch, giải phóng hàng thừa, kiểm soát hợp lý danh điểm hàng hóa, giúp tăng doanh thu và đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn.
Những hiệu quả mà công ty bạn nhận được
- Nhanh chóng “mở mới” cửa hàng.
- Quản lý một cách rõ ràng và linh hoạt mà không cần tới kỹ năng chuyên môn và tùy chỉnh chương trình.
- Chi phí đầu tư tối thiểu.
- Bảo mật tin cậy dữ liệu của bạn.
- Tư vấn chuyên nghiệp từ các chuyên gia của 1VS.
2. Những vấn đề thường gặp của khách hàng chúng tôi (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ)
- Tốc độ quay vòng thấp (so trong cùng lĩnh vực).
- Tỷ lệ giá trị hàng hoá (vật tư) trên tỷ lệ vốn bằng tiền của công ty khá cao.
- Doanh thu bán hàng không tăng, mặc dù có tiềm năng phát triển gấp nhiều lần.
- Sai lầm trong việc quản lý danh điểm hàng hóa: hàng hóa có vòng quay cao và được khách hàng ưa chuộng thường bị bỏ quên, còn hàng hóa không bán được lại chất đống trong kho và trên kệ.
- Tăng lượng hàng phế phẩm trong kho (tình trạng thiếu hàng trong đơn hàng đã chọn và hàng gửi cho khách hàng).
- Diện tích kho và số lượng nhân viên tăng “nhảy vọt”, nhưng thủ kho liên tục phàn nàn vì thiếu mọi thứ.
- Nhân viên phụ trách mua hàng thường xuyên yêu cầu mua thêm và nhiều hơn nữa.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận?
Trong kinh doanh hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, sản phẩm dở dang được gọi chung là VẬT TƯ, đó chính là vốn đầu tư tài chính mà chúng ta sẽ nhận được lợi nhuận. Quản lý hiệu quả vật tư hàng hóa và vật tư sản xuất hiệu quả cho phép tối đa hóa lợi nhuận đầu tư… Có các mô hình quản lý vật tư khác nhau. Lý thuyết các điểm hạn chế như là phương pháp quản lý kinh doanh tân tiến có đưa ra công cụ quản lý vật tư - Phương pháp phân hạng hàng hóa (DBM). Công cụ này cho phép đảm bảo mức độ có sẵn hàng hóa cao với vật tư tối thiểu trong hệ thống. Khi sử dụng phương pháp phân hạng hàng hóa, bạn có thể kiểm soát và theo dõi từng đơn vị hàng hóa (SKU) tại bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng (tại kho trung tâm và kho khu vực), hoàn thiện và tăng tốc quá trình bổ sung vật tư, cho phép duy trì số lượng vật tư hàng hóa cần thiết để sử dụng hiệu quả nguồn lực chính – vốn bằng tiền.
Ý kiến tích cực và kinh nghiệm:
- Chẩn đoán và xác định “nút thắt” khi làm việc với vật tư và danh điểm hàng hóa.
- Tiến hành hội thảo tập huấn phương pháp “Lý thuyết hạn chế” cho các nhân viên chủ chốt của công ty.
- Thay đổi thuật toán tính toán nhu cầu và lập các đơn hàng theo từng SKU.
- Thiết lập một hệ thống quản lý “động” vật tư, có tính đến doanh số bán hàng thực tế và biến động nhu cầu.
- Tự động quản lý vật tư và đơn hàng trong hệ thống quản lý vật tư 1C.
Hệ thống quản lý vật tư 1C được dùng để tự động tính toán lượng tồn kho cần thiết hàng ngày đối với mỗi SKU tại bất kỳ điểm lưu kho nào, tương ứng với sự biến động nhu cầu thực tế. Trong thuật toán quản lý vật tư 1C có phương pháp phân hạng hàng hóa. Chi tiết các tính năng của chương trình xem ở đây.
Những hiệu quả mà công ty bạn nhận được
- Hệ thống cho phép đánh giá khả năng sinh lời hoặc không sinh lời của các nhóm hàng hóa, SKU, kho bãi, khách hàng lớn, các điểm bán hàng…
- Hệ thống quản lý động vật tư, trong đó bao gồm các cơ chế tính toán tính hiệu quả điều chuyển vật tư, đặt hàng nhà cung cấp, bổ sung vật tư cho khách hàng và cho các điểm bán; bổ sung các công cụ để đáp ứng biến động nhu cầu theo mùa.
- Duy trì ổn định hàng hóa có sẵn để giao dịch với lượng tồn kho tối thiểu, do đó làm tăng khối lượng bán hàng, mà không để tiền “đóng băng” dưới dạng hàng hóa.
- Giảm vốn đầu tư của công ty dưới dạng “vật tư”, đồng thời tăng doanh thu bán hàng.
- Đẩy mạnh tốc độ quay vòng hàng hóa.
- Chi phí quản lý vật tư giảm trung bình 70-75%.
- Mức vật tư (tiền dưới dạng hiện vật) giảm xuống mức tiêu chuẩn thực tế theo lĩnh vực.
Tối ưu hóa vật tư trong chuỗi bán lẻ theo Lý thuyết hạn chế (TOC) không chỉ cho phép giảm chi phí lưu kho, mà quan trọng hơn, còn xác định rõ những “nút thắt”, những điểm mà công ty không có doanh thu bán hàng và cởi các nút thắt đó ra để tăng khối lượng bán hàng.
3. Những vấn đề gặp phải của mạng lưới bán lẻ và các cửa hàng nhỏ
- Hàng bán chạy nhất thường bị rơi ra khỏi danh điểm hàng hóa, còn hàng hóa bán chậm được thường được chất đầy trên kệ và trong kho, gây ra “đóng băng” tiền vốn.
- Công ty có doanh thu bán hàng thấp, bởi vì trong hệ thống, hàng hóa được tính là có hàng tồn, nhưng thực tế hàng không có trên kệ, vì thế không đặt hàng được.
- Việc quản lý vật tư không hiệu quả với thời gian giao hàng ngắn làm tăng số lượng hàng hoá sắp hết hạn sử dụng. Cửa hàng chịu chi phí tổn thất khi ghi giảm hàng hóa quá hạn.
- Nhà cung cấp thực hiện việc cung cấp hàng hóa với số lượng và tên gọi (mã hàng) sao cho thuận lợi nhất đối với họ, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu của cửa hàng.
- Nhà cung cấp áp đặt điều kiện của họ, đặc biệt là đối với các nhà bán lẻ nhỏ: theo kế hoạch bán hàng và danh điểm mặt hàng, theo lợi nhuận và các điều khoản thanh toán…
- Tăng tỷ lệ nợ phải trả. Các công ty buộc phải liên hệ với ngân hàng hoặc với các nhà cung cấp để giải quyết vấn đề thiếu vốn lưu động.
- Rất khó để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, bởi vì việc quản lý được thực hiện ở chế độ bán tự động, quản lý đơn hàng và vật tư ở chế độ thủ công và “yếu tố con người” có tác động tiêu cực lớn.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và tăng gấp đôi lợi nhuận mỗi cửa hàng?
Tạo hệ thống nhập hàng và quản lý hàng tồn kho, lập đơn hàng, đảm bảo có sẵn nhiều hàng hóa mà có vòng quay lớn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng với số lượng vật tư tối thiểu trong hệ thống. Đối với bán lẻ, tiềm năng đáng kể để nâng cao hiệu quả kinh doanh nằm ở việc quản lý vật tư hợp lý. Phương pháp hiệu quả nhất để quản lý vật tư là phương pháp TOC (“Lý thuyết các điểm hạn chế Goldratt”) và công cụ của nó, đó là phương pháp phân hạng hàng hóa. Phương pháp phân hạng hàng hóa cho phép tối ưu hóa quá trình lập đơn hàng đặt nhà cung cấp theo những thay đổi của nhu cầu về hàng hóa, giúp quản lý hiệu quả việc luân chuyển hàng hóa với thời hạn giao hàng ngắn và cho phép làm việc trong các điều kiện mà nhu cầu khó dự đoán.
Ý kiến tích cực và kinh nghiệm:
- Tiến hành hội thảo tập huấn phương pháp “Lý thuyết về các điểm hạn chế” dành cho những nhân viên chủ chốt của công ty thường lập đơn hàng và quản lý vật tư trong hệ thống.
- Thay đổi thuật toán lập đơn hàng và vật tư cho từng SKU.
- Tạo một hệ thống động quản lý vật tư, bao gồm cả quản lý bán hàng và biến động nhu cầu.
- Tự động quản lý vật tư và lập đơn hàng trong hệ thống 1C.
Hệ thống 1C được dùng để tự động tính toán lượng vật tư cần thiết hàng ngày cho mỗi SKU tại bất kỳ điểm lưu kho nào, phù hợp với biến động nhu cầu thực tế. Trong thuật toán quản lý vật tư 1C có phương pháp phân hạng hàng hóa.
Những hiệu quả mà công ty bạn nhận được
- Tăng mức đại diện của hàng hóa bán chạy trên kệ, giảm chỉ số Out-of-stock.
- Giảm mức vật tư trong hệ thống và giải phóng vốn lưu động đến 30-40%, đồng thời tăng doanh số bán hàng.
- Giảm khối lượng hàng cần ghi giảm và hàng hỏng.
- Tăng doanh thu trên mỗi mét vuông diện tích bán lẻ (kệ) lên vài lần.
- Giảm thiểu các sai sót không thể tránh khỏi khi lập đơn hàng do các yếu tố “con người”.
- Tối ưu hóa chi phí nhân sự bằng cách tự động hóa quy trình lập đơn hàng.
- Mức đầu tư tối thiểu, vì hệ thống tự động hóa được triển khai trong một thời gian ngắn, hoạt động theo sơ đồ SaaS (Software as a Service), đạt hiệu quả nhanh khi đầu tư bằng tiền mặt.
Việc quản lý phân phối thành công đa phần được quyết định bởi cách tổ chức chuỗi cung ứng và quy trình giao hàng hiệu quả.
4. Những vấn đề thường gặp của nhà phân phối
- Trong danh điểm mặt hàng thường không đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu, hàng có tốc độ quay vòng thấp nằm chất đống trong kho chiếm tỷ lệ cao.
- Kho bãi đã chất đầy, những vẫn không đủ vốn lưu động, bởi vì tổng khối lượng vật tư đã làm “đóng băng” nguồn vốn lớn.
- Công ty mất doanh thu vì sản phẩm sắp hết hạn bị ghi giảm hoặc được bán với giá rẻ.
- Các nhà cung cấp áp đặt điều kiện của mình, còn các nhà phân phối, để tồn tại phải củng cố vị trí của mình bằng cách thực hiện theo kế hoạch bán hàng và danh điểm mặt hàng đã định, điều kiện thanh toán và gia hạn…
- Các nhà phân phối thực phẩm thường xuyên gặp phải vấn đề hàng bị trả lại hoặc ghi giảm. Nếu hàng này vẫn cố bán được cho khách hàng thì lô hàng sau đó sẽ không đáng tin cậy.
- Vận chuyển không hiệu quả: tiết kiệm chi phí Logistic, chỉ giao hàng khi xe đã chất đầy hàng hóa. Kết quả là làm cho việc bán hàng kém đi.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và đảm bảo phân phối kinh doanh có lợi nhuận?
Đối với việc phân phối hàng hóa, một trong những chức năng quan trọng là quản lý vật tư. Công cụ hiệu quả nhất để quản lý vật tư là phương pháp TOC “(Lý thuyết các điểm hạn chế Goldratt”) và công cụ của nó, phương pháp phân hạng hàng hóa. Phương pháp phân hạng hàng hóa cho phép làm giảm đáng kể thời gian phục vụ khách hàng, giúp kiểm soát hiệu quả việc vận chuyển hàng hóa và làm việc trong các điều kiện mà nhu cầu khó dự đoán,
Ý kiến tích cực và kinh nghiệm:
- Tiến hành hội thảo tập huấn theo phương pháp “Lý thuyết các điểm hạn chế” cho những thành viên chủ chốt của công ty thường lập báo cáo và quản lý vật tư trong hệ thống.
- Thay đổi thuật toán quản lý vật tư theo từng SKU.
- Tạo hệ thống quản lý động vật tư, có tính đến doanh thu bán hàng thực tế và biến động nhu cầu.
- Tự động quản lý vật tư trong hệ thống quản lý vật tư 1C.
Hệ thống quản lý vật tư 1C được dùng để tự động tính mức vật tư cần thiết hàng ngày đối với mỗi SKU tại bất kỳ điểm lưu kho nào, phù hợp với biến động thực tế của nhu cầu. Trong thuật toán quản lý vật tư 1C có phương pháp phân hạng hàng hóa.
Những hiệu quả mà công ty bạn nhận được
- Giảm mức vật tư trong hệ thống và giải phóng vốn lưu động đến 30-40%, đồng thời tăng doanh số bán hàng.
- Giảm khối lượng hàng hóa bán chậm, hàng cần ghi giảm và hàng hỏng.
- Tăng doanh thu bán hàng lên 20-25% giúp tăng lợi nhuận đến 50%, bởi vì chỉ tăng các chi phí biến đổi, còn các chi phí cố định thực tế không thay đổi.
- Chi phí đầu tư tối thiểu, vì hệ thống tự động hóa được triển khai trong một thời gian ngắn, hoạt động theo sơ đồ SaaS (system as a service), đảm bảo hiệu quả nhanh khi đầu tư bằng tiền mặt.
Source: internet