Tiết lộ cho HR các kỹ thuật sàng lọc ứng viên hiện đại
Sàng lọc ứng viên là bước khởi đầu quan trọng cho thành công của một quy trình tuyển dụng. Số lượng hồ sơ ứng tuyển cho mỗi vị trí từ vài chục đến vài trăm hồ sơ mỗi ngày. Ngồi suốt nhiều giờ, sàng lọc miên man cả núi hồ sơ, việc lựa chọn sai hoặc bỏ sót ứng viên tiềm năng là điều không thể tránh khỏi. Để đạt hiệu quả sàng lọc tối đa, nhà tuyển dụng phải vận dụng các kỹ thuật sàng lọc ứng viên hiện đại. Đó là những kỹ năng gì? TalentBold sẽ giới thiệu đến bạn ngay sau đây.
I. Kỹ thuật sàng lọc ứng viên là gì ?
Kỹ thuật sàng lọc ứng viên là cách thức sắp xếp, lựa chọn, vận dụng phương pháp sàng lọc hiện đại nhằm giảm tối đa thời gian, chi phí, nhân lực cho công tác sàng lọc, trong khi chất lượng ứng viên tiềm năng không chỉ ổn định mà còn được nâng cao đáng kể.
Những kỹ thuật sàng lọc ứng viên được áp dụng ngay sau quá trình tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển, chắt lọc ứng viên chất lượng cho giai đoạn phỏng vấn và đánh giá trực tiếp ứng viên.
II. Các kỹ thuật sàng lọc ứng viên hiệu quả nhất
Những kỹ thuật sàng lọc ứng viên hiện đại mà TalentBold chia sẻ hôm nay là sự phối hợp nhịp nhàng cả phương pháp truyền thống và hiện đại, cho phép nhà tuyển dụng cân nhắc chọn lựa theo điều kiện và đặc thù công việc mà công ty đang tuyển dụng.
1. Kỹ thuật sàng lọc tối ưu bản mô tả công việc
Ứng viên khi cân nhắc ứng tuyển cho một vị trí nào đó, việc đầu tiên họ sẽ đọc phần mô tả công việc trong bản tin đăng tuyển.
Một bản mô tả công việc rõ ràng, ngắn gọn sẽ giúp ứng viên thuận lợi đánh giá khả năng tương thích của bản thân với yêu cầu nhiệm vụ thực tế. Hiệu quả mang lại không chỉ giúp ứng viên tránh tình trạng ứng tuyển vị trí không phù hợp, mà còn giúp nhà tuyển dụng sàng lọc một lượng ứng viên đáng kể.
Vì vậy, bộ phận tuyển dụng cần phối hợp cùng phòng ban chuyên môn (nơi đang cần bổ sung nhân lực) để hoàn thành bản mô tả công việc tốt với các nội dung:
-
Tổng quan vai trò, nhiệm vụ phải đảm nhận
-
Nêu bật kỹ năng cần thiết
-
Độ khó và mức độ trách nhiệm đối với từng nhiệm vụ…
2. Kỹ thuật sàng lọc dựa trên yêu cầu tuyển dụng
Các yếu tố trong yêu cầu tuyển dụng như:
-
Trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn
-
Kỹ năng, tố chất quan trọng
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Độ tuổi, giới tính…
Để thuận lợi cho việc triển khai quy trình tuyển dụng, yêu cầu hay tiêu chí tuyển dụng phải được xác định trước khi tiến hành sàng lọc, tăng độ tập trung theo đúng tiêu chí, tránh tình trạng thiên vị, đánh giá chủ quan theo suy nghĩ của người trực tiếp sàng lọc ứng viên.
3. Kỹ thuật sàng lọc thống nhất tiêu chuẩn
Một giai đoạn sàng lọc có thể bố trí nhiều nhân sự cùng phụ trách để tránh tình trạng quá tải dễ dẫn đến sai sót. Tuy nhiên, 9 người 10 ý, nếu không thống nhất tiêu chuẩn sàng lọc thì dù tiêu chí đồng nhất nhưng mỗi cá nhân phụ trách sẽ có tư duy sàng lọc khác nhau, nhất là khi tiến hành sàng lọc thủ công.
Trình tự tiêu chuẩn hóa có thể tiến hành như sau:
Bước 1 : Lựa chọn các ứng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng cơ bản, ví dụ:
-
Từng đảm nhận vị trí tương tự
-
Số năm kinh nghiệm trong ngành
Bước 2 : Kỹ năng và kinh nghiệm thực tế
-
Kỹ năng quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề…
-
Kinh nghiệm chi tiết:
-
Nhiệm vụ đã từng đảm nhận tại các công ty trước đó
-
Số lượng nhiệm vụ giống / gần giống với vị trí ứng tuyển
-
Thành tích đạt được
-
Bước 3 : Trình độ học vấn
-
Bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ bổ sung…
-
Trình độ ngoại ngữ, tin học…
Bước 4 :
Nếu số lượng ứng viên đã sàng lọc còn khá lớn, nhà tuyển dụng có thể áp dụng thêm bước này để tiếp tục chắt lọc danh sách
-
Tinh thần nhiệt huyết của ứng viên với vị trí tuyển dụng và công ty
-
Ấn tượng của người sàng lọc thông qua hình thức CV, những kinh nghiệm công việc khác của ứng viên…
4. Kỹ thuật sàng lọc loại bỏ tư duy sàng lọc chủ quan
Mỗi cá nhân bị thu hút bởi những cảm xúc, ấn tượng riêng, ví dụ người thích CV phải có màu sắc, người thích ứng viên trẻ tuổi, người lại ấn tượng với những ứng viên tốt nghiệp trường đại học ABC nào đó…
Những tư duy ấn tượng chủ quan này rất dễ khiến người phụ trách sàng lọc bị tác động bởi những yếu tố không liên quan trực tiếp đến vai trò công việc, trong khi đó lại bỏ qua những yếu tố quan trọng.
Để tránh tình trạng này, nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá những yếu tố liên quan đến tư duy chủ quan và loại bỏ ra khỏi hồ sơ, điển hình những thông tin cá nhân của ứng viên. Nội dung còn lại trong hồ sơ cho phép người sàng lọc đánh giá đúng trọng tâm tiêu chí tuyển dụng, chọn đúng ứng viên tiềm năng tương thích nhất.
5. Kỹ thuật sàng lọc công nghệ cao
Công nghệ sàng lọc CV tự động thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp đang là xu hướng thời đại. Nhờ khả năng lập trình thông minh, những phần mềm này mang đến kỹ thuật sàng lọc ứng viên:
-
Tốc độ nhanh nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn,kết hợp tính năng lựa chọn tiêu chí sàng lọc thông minh
-
Tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực, chỉ cần 1 người thao tác là có thể sàng lọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hồ sơ cùng lúc.
-
Chất lượng ứng viên sau sàng lọc vượt trội hẳn so với sàng lọc thủ công.
Quan trọng nhất, kỹ thuật sàng lọc qua phần mềm loại bỏ hoàn toàn tư duy chủ quan, trọng tâm tiêu chí tuyển dụng được tập trung 100%, tạo sự công bằng cho ứng viên tiềm năng (dù là ứng viên nộp hồ sơ sớm hay muộn), đồng thời giúp doanh nghiệp tìm đúng nhân tài.
Nguồn ảnh: internet