AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolHKbm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Từ chối ứng viên cũng cần có nghệ thuật

Answer hZWZlp1gmXKbmZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WWlJ2YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Việt Lê's picture
1476693824

Rất nhiều nhà tuyển dụng nhân sự hiện nay không quan tâm đến vấn đề từ chối ứng viên sao cho hợp lý nhất. Thậm chí nhiều HR sau khi làm phỏng vấn ứng viên xong cũng không buồn gửi một lá thư từ chối mà chỉ “im hơi lặng tiếng” để ứng viên tự hiểu kết quả.

Ứng viên có thể sẽ nguôi ngoai nỗi buồn sau một thời gian nhất định, nhưng họ sẽ không quên được cách mà công ty bạn đã từ chối họ. Do đó cách thức mà một công ty từ chối ứng viên thực sự rất quan trọng.

Dưới đây là bốn lời khuyên bạn có thể sử dụng để thông báo đến ứng viên khi họ không được chọn mà vẫn không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của công ty và ứng viên:

1. Đưa ra quy trình và những tiêu chuẩn đánh giá ứng viên nhất định

Trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, bạn cần đề ra danh sách những việc mà nhà tuyển dụng cũng như ứng viên phải làm. Quy trình gồm có những bước nào, thời gian, địa điểm ra sao.

Việc lập ra một danh sách những công việc cụ thể, rõ ràng sẽ giúp chính những người HR tự quản lý được công việc của mình. Đồng thời, giúp cho ứng viên nắm rõ quy trình, và nếu công ty bạn có những cuộc phỏng vấn thứ 2, 3 hay HR sẽ không gửi mail từ chối mà chỉ gửi mail nếu bạn trúng tuyển. Và chính những điều bạn đề ra trước đó sẽ khiến bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian về sau, nếu ứng viên có câu hỏi đặt ra thì chỉ đối chiếu với quy trình làm việc là được.

2. Tiến hành nhanh chóng các bước tuyển dụng

Bạn không nên để ứng viên chờ đợi quá lâu. Một khi quyết định tuyển dụng được thực hiện thì bạn cần phải thông báo đến ứng viên ngay lập tức. Việc kết thúc qui trình tuyển dụng với một ứng viên tại một thời điểm bất kỳ trong quá trình tuyển dụng đều quan trọng không kém, việc ứng viên phải chờ đợi trong mơ hồ và căng thẳng là việc cần phải tránh để ứng viên không có cảm giác tiêu cực về công ty bạn. Một email cảm ơn hay những lời hồi đáp của ứng viên sẽ khiến họ có thiện cảm hơn với công ty, dù cho họ có không trúng tuyển đi chăng nữa.

3. Điều chỉnh thư từ chối phù hợp với từng ứng viên

Trong những tình huống tuyển dụng gấp, mọi sự từ chối đều phải được điều chỉnh tương ứng để phù hợp với tình hình của các ứng viên. Nếu như một ứng viên chỉ nhận được thư từ chối sau nhiều ngày , nhiều tuần thì chắc chắn rằng ứng viên sẽ không tiếp tục ứng tuyển lần thứ hai tại công ty bạn. Do đó công ty bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tìm được những ứng viên phù hợp cho những lần tuyển dụng sắp tới.

4. Hãy giúp đỡ ứng viên có thêm kinh nghiệm phỏng vấn

Bạn hãy chia sẻ những phản hồi thẳng thắn với ứng viên sau những lần phỏng vấn để có thể hỗ trợ họ tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Ví dụ như bạn có thể đề xuất ứng viên nên tham gia những khóa học nâng cao kiến thức hoặc đạt được chứng nhận nào đó. Bạn hãy nhớ luôn luôn góp ý theo hướng tích cực. Việc họ đến được buổi phỏng vấn hoặc đã vào đến những vòng phỏng vấn nhất định có nghĩa rằng họ đã vượt qua những thử thách trong một chừng mực nào đó và góp ý của bạn có thể tạo ra sự khác biệt cho quá trình tìm việc của họ, đặc biệt là nếu công ty bạn có tuyển dụng vị trí tương tự sau này.

Gửi thư từ chối ứng viên là công việc hầu như không ai trong chúng ta muốn làm. Bạn phải luôn tận dụng cơ hội này để tạo ra trải nghiệm tích cực cho ứng viên khi nghĩ về công ty bạn và những việc bạn có thể hỗ trợ để giúp ứng viên phát triển trong sự nghiệp của họ

Tổng hợp từ nguồn: The Hiring Site

Answer hZWZlp1gmXKbmZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WWlJ2YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolHKbm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...