AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dplXGblZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Tuyệt chiêu chống “sốc văn hóa” đối với nhân viên HR mới

Answer hZWZl5Zpk3KdmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmZSZiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Trang Linh's picture
1463552399

Nếu bạn đang làm việc trong ngành HR hoặc đang có ý định tìm việc làm trong ngành này, bạn có từng suy nghĩ và hình dung HR sẽ làm như thế nào chưa? Chắc hẳn lúc này bạn sẽ nhớ đến những bài viết tuyệt hay trên mạng ca ngợi nghề này, những lời nói của người xung quanh về lương thưởng hậu hĩnh hay những cuốn sách về các danh nhân đã từng rất thành công trong việc làm nhân sự. Thế nhưng, lý thuyết chỉ là lý thuyết, lời nói chỉ là lời nói, bạn không thể nhìn nhận thực tế qua một vài trang giấy hay đôi ba câu của người khác được. Nhiều người chọn việc làm HR làm bến đỗ cho mình, nhưng vì chưa được cọ xát thực tế nhiều nên sự chuẩn bị của họ để bước vào nghề luôn gặp khó khăn. Công việc nhiều, dồn đọng, thuật ngữ chuyên dụng mới, danh sách khách hàng dài dằng dẳng. Vài trường hợp khác “éo le” hơn, do không hiểu rõ công việc phải làm như thế nào, trong khi đồng nghiệp xung quanh quá bận rộn cho nên bạn lại ngại hỏi và cuối cùng là đâm đầu giải quyết theo ý mình, không cần nói thêm bạn cũng sẽ tự hiểu kết quả là gì?

Nhiều nhân viên đang làm hoặc từng làm về nhân sự đều công nhận rằng, nếu cho họ thời gian quay lại những ngày đầu đi làm họ sẽ không lãng phí thời gian để làm những công việc mà họ “không hiểu họ đang làm gì”. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào việc làm HR là rất cần thiết. Thật sự là may mắn cho những ai đang chuẩn bị theo đuổi việc làm HR lại có cơ hội đọc bài viết này, chắc chắn đây sẽ là hành trang giúp bạn thoát cảnh “ma mới”.

d0ad2bfa-a315-464e-9ba0-b0568a64b0f3.jpg

1/ Hãy dành thời gian

Những bước đầu khi tiếp xúc với công việc mới chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng “shock tinh thần”. Công việc nhiều, áp lực lớn, đồng nghiệp chưa có dịp tiếp xúc tìm hiểu v...v… hẳn là sẽ còn nhiều thứ khiến bạn choáng ngợp khi bắt tay vào việc làm HR. Thế nhưng, đừng vì những điều này khiến bạn trở nên lo lắng và bối rối khi làm việc.

Việc trước tiên bạn nên thư giản bạn thân trước, ngồi nhà và tìm hiểu rõ hơn công việc HR tại công ty bạn thông qua các trang mạng xã hội. Tiếp theo, bạn nên tìm gặp những người quen làm việc trong việc làm nhân sự để hỏi rõ hơn về kinh nghiệm, kiến thức và những sự cố dễ xảy ra trong môi trường làm việc thật sự. Trong ngày đi làm đầu tiên, đừng vội lao đầu vào ngay công việc, dành thời gian đầu giờ để tìm hiểu và làm quen với mọi người trong công ty, đặc biệt tập trung nội dung vào những công việc và những dự án nhân sự sắp tới của công ty. Khi có một định hướng rõ ràng về những gì mình sẽ phải làm và mình cần đạt được những mục tiêu gì sẽ giúp bạn làm việc hiểu quả hơn

2/ Đặt câu hỏi

Ngày đầu tiên đi làm hoặc là “địa ngục” hoặc “thiên đường” tùy vào cách bạn thể hiện. Đừng để sự e ngại lấn áp bản thân, nếu bạn có thắc mắc hay cần sự hỗ trợ nào, bạn nên nói ra để đồng nghiệp có thể giúp bạn, đây còn là 1 cơ hội tốt để giao lưu với mọi người

Sự năng động là bản chất của việc làm HR, bạn không nên thể hiện mình là một người thu động, thiếu chuyên nghiệp ngay từ ngày đầu tiên, đó là ấn tượng ban đầu của mọi người đối với bạn. Bạn có quyền đặt nhiều câu hỏi nểu bạn không hiểu bất cứ gì trong việc làm HR tại công ty. Đồng nghiệp sẽ sẵn sàng dành thời gian để hướng dẫn “người mới” tập làm quen với công việc chứ họ không muốn phải giải quyết những hậu quả, sai lầm do sự lóng ngóng, bất cẩn của bạn gây ra. Nếu bạn là một nhà quản lý, chắc chắn khi bạn đặt câu hỏi, họ sẽ nói: ”câu hỏi ngu ngốc!”, còn khi là một người mới: “Không sao, bạn là người mới mà. Bạn còn muốn hỏi gì thêm không?”

3/ Đồng nghiệp

Đây chắc chắn sẽ trở thành mối lo hàng đầu của nhiều người khi mới đi làm, đặc biệt là những người trong việc làm HR. Vì sao ư? Hàng ngày những người nay luôn có cả trăm công việc để giải quyết, áp lực lớn dễ khiến tâm trạng không tốt, khó tiếp xúc và giao lưu. Chưa kể, căn bệnh trăm niên của việc làm HR đó là “soi” người. Vì đặc tính công việc luôn yêu cầu họ phải biết cách nhìn nhận nhân viên tiềm năng cho công ty nên nếu xảy ra trường hợp bạn bị họ “soi” ra một vài tính cách thì cũng đừng vội khó chịu. Bản chất môi trường việc làm nhân sự là rất thân thiện và chuyên nghiệp, nên đừng để điều đó làm rào cản cho bạn.

Thời gian đầu khi mới vào việc làm nhân sự, bạn nên tìm cách để làm quen với mọi người trong phòng và dần dần học hỏi nhiều lời khuyên từ họ càng tốt. Làm việc nhóm hiệu quả ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của bạn, vì vậy hãy tự tạo cho mình môi trường làm việc thật thoải mái và thân thiện giữa bạn và mọi người. Tiếp xúc và học nhiều từ những đồng nghiệp HR đi trước giúp bạn có nhiều kiến thức hơn trong việc làm HR, tăng cường thêm nhiều mối quan hệ trong công việc.

4/ Đừng dành thời gian nghỉ trưa để làm việc

Hầu như những người mới vào việc làm HR nói riêng và các công việc khác nói chung đều nghĩ rằng: Là nhân viên mới thì nên làm việc càng nhiều càng tốt, phải cho mọi người và sếp thấy sự chăm chỉ của mình vậy mới tốt. Tuy nhiên, đó không hẳn đối với trường hợp nào cũng đúng.

Sau cả một buổi sáng làm việc mệt mỏi, não của bạn cũng cần có khoảng lặng được nghỉ ngơi, để đảm bảo năng suất công việc cho buổi chiều, chính vì vậy mà nhiều công ty dành hẳn từ 1 tiếng rưỡi- 2 tiếng cho nhân viên của mình nghỉ ngơi. Làm việc nhiều là tốt nhưng có hiệu quả thì vẫn tốt hơn. Bạn nên dành thời gian nghỉ trưa để thư giãn cơ thể, đầu óc và bổ sung năng lượng cho mình. Đây cũng là lúc thích hợp để bạn trò chuyện với đồng nghiệp trong phòng thoải mái hơn bằng cách rủ mọi người đi ăn và trả tiền cho bữa trưa hay với những người mang cơm theo, bạn cũng thể gắp đồ ăn của bạn cho họ, những hành động nhỏ này sẽ giúp bạn trở nên dễ gần hơn và có ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp

Đừng nghĩ dành thời gian 1-2 tiếng đồng hồ cho việc nghỉ ngơi là lãng phí, nó thực sự sẽ làm sống lại bạn và làm cho bạn tỉnh táo hơn nhiều để chuẩn bị công việc cho nửa ngày còn lại.

gic3a1m-c491e1bb91c-nhc3a2n-se1bbb1-gie1bb8fi-eduviet.jpg

5/ Không cần thể hiện mình là một chuyên gia

Khi nhà tuyển dụng tuyển bạn vào vị trí việc làm HR thì đướng nhiên bạn là người có năng lực. Tuy nhiên, bạn không nên thể hiện quá nhiều những điểm mạnh về việc làm HR của mình ngay trong ngày đầu tiên. Nghe có vẻ sẽ không được thoải mái khi không được thể hiện chính mình, nhưng sự quá nhiệt tình có thể trở thành con dao 2 lưỡi: 1 là mọi người sẽ coi bạn như một “người hùng”; 2 là một “kẻ đáng ghét thích khoe khoang”. Với mỗi rủi ro bất kỳ, bạn nên chọn cách an toàn. Nên tiết chế cái tôi trong ngày làm đầu tiên để học hỏi và lắng nghe những kinh nghiệm và lời khuyên từ đồng nghiệp. Việc làm HR không chỉ có kiến thức chuyên môn vững là đủ, thực tế công việc khác nhiều, bạn phải có sự trải nghiệm, phải được tiếp xúc người thật, việc thật ngày qua ngày, tháng qua tháng thì bạn mới trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này

6/ Tôi là HR mới

Trái ngược với ở trên thì với bất kỳ nhiệm vụ nào được giao hay công việc không hoàn thành, lý do được đưa ra là: ”Tôi là người mới”. Vì là người mới nên bạn ngại học hỏi đồng nghiệp, ngại va chạm, ngại đưa ra ý kiến v...v… và rất nhiều cái ngại khác. Việc này có thể ảnh hưởng rất nhiều không chỉ đánh giá mọi người về bạn mà còn đến sự nghiệp lâu dài. Bạn nên cất ngay từ khóa “người mới” trong đầu đi, trong ngày đầu tiên, bạn chỉ có quyền làm sai và nhận lỗi chứ không được có quyền được ỷ y  

7/ Đi sớm, về trễ. Đừng!

Nếu đi sớm về trễ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến trong việc làm HR thì bạn hãy làm. Thế những, nếu bạn làm được, thì cũng có cả chục người làm như bạn vậy thì ai sẽ được thăng tiến?

Với lời khuyên này này, không có nghĩa là do bạn mới vào sẽ có đặc quyền “lười” để đi trễ hay về sớm khi đi làm, mà khuyên bạn nên đi đúng giờ và ra về đúng giờ. Một số trường bất đắc dĩ sẽ yêu cầu bạn ở lại làm thêm thì cũng không nên từ chối. Nói ở đây để nhấn mạnh rằng bạn nên biết cách sắp xếp thơi gian cho công việc hợp lý. Đối với việc làm nhân sự, các dự án, kế hoạch là rất nhiều, áp lực lớn vì vậy bạn không nên tự bào mòn sức lực của mình ngay từ ngày đầu tiên. Thư giãn bản thân sau một ngày làm việc và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để chinh chiến cho ngày hôm sau mới là việc bạn nên làm. Khoa học đã khẳng định sự tập trung của một người chỉ chỉ ở một khung giờ nhất định và dễ đạt thành tích cao nhất khi làm việc, càng xa khung giờ này, sức tập trung và hiệu quả làm việc sẽ dần bị giảm xuống.  



(Nguồn tham khảo theundercoverrecruiter.com)

Answer hZWZl5Zpk3KdmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmZSZiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5dplXGblZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...