Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn tuyển dụng?
Vượt qua những buổi phỏng vấn để có được một công việc như ý thật không hề dễ dàng. Bạn phải chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn và dĩ nhiên không thể tránh được căng thẳng, lo lắng trước cuộc phỏng vấn. Nhưng bạn phải cần biết không phải sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc là bạn có thể yên tâm phó mặc cho sự may mắn hay do quá tự tin vào khả năng của mình mà quên đi việc viết thư gửi nhà tuyển dụng (công ty) đã mời bạn phỏng vấn.
Việc viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn không chỉ thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Nó còn thể hiện sự quan tâm bạn dành cho công việc đang ứng tuyển. Nhưng làm thế nào để thư cảm ơn gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng?
1. Đánh giá cao thời gian cuộc phỏng vấn
Phần đầu thư cảm ơn bạn cần đánh giá cao khoảng thời gian vàng ngọc mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn. Việc đánh giá cao khoảng thời phỏng vấn chứng tỏ bạn là người quan tâm và coi trọng cuộc phỏng vấn. Đồng thời đó cũng là cách bạn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn rất tôn trọng họ và biết quý trọng thời gian không chỉ của riêng mình mà cả của người khác.
2. Tạo ấn tượng tốt
Có thể trong thời gian phải đối mặt với người phỏng vấn, do quá lo lắng, căng thẳng nên bạn chưa thật sự thể hiện được khả năng của bản thân, tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Thư cảm ơn chính là công cụ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Thay vì chỉ nói những lời cảm ơn xuông, nịnh nọt, tâng bốc công ty, người phỏng vấn thì bạn hãy tranh thủ cơ hội này để nói rõ hơn với nhà tuyển dụng những điều bạn mà bạn chưa kịp nói trong cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên hứa hẹn về khả năng và hiệu quả công việc mà bạn sẽ mang lại. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng quan tâm và tin tưởng vào khả năng của bạn nhiều hơn.
3. Gửi nhanh
Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy ngay lập tức viết thư cảm ơn gửi cho nhà tuyển dụng để cảm ơn (tốt nhất là trong vòng 24 giờ). Bởi đây là khoảng thời gian mà người phỏng vấn bạn đang đắn đo, xem xét về hồ sơ của các ứng viên, trong đó có bạn. Một lá thư cảm ơn, chỉ khoảng 200 chữ có thể sẽ giúp nhà tuyển dụng thay đổi ý định của mình và biết đâu bạn sẽ là một trong những ứng viên sáng giá nhất trong hàng trăm ngàn ứng viên khác.
4. Xem đó là việc làm quan trọng
Thư cảm ơn dù ngắn nhưng hãy xem đó là một việc làm quan trọng, như lá thư xin việc thứ hai bạn gửi cho nhà tuyển dụng. Có thể cuộc phỏng vấn của bạn không tạo được ấn tượng tốt đối với người tuyển dụng, tuy nhiên đó không phải là lý do để bạn viết thư cảm ơn một cách cẩu thả, không trọng tâm, càng không nên làm việc đó để như có lệ. Đặc biệt nếu công việc mà bạn đang ứng tuyển là công việc mà bạn thật sự yêu thích và tha thiết muốn được làm công công đó thì hãy xem trọng lá thư cảm ơn. Bởi thư cảm ơn thể hiện bạn là người thế nào, bạn có thật sự đang quan tâm tới công việc đó không và bạn có tôn trọng người phỏng vấn bạn hay không. Bởi tôn trọng công việc mình yêu thích, tôn trọng người phỏng vấn cũng chính là bạn đang tôn trọng bản thân mình.
Bạn cũng nên biết, nếu có nhiều người cùng phỏng vấn mình một lúc thì khi viết thư cảm ơn bạn nên gửi riêng cho từng người. Bạn không nên gửi một lá thư vào email chung của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý, khi gửi thư cho nhiều người cùng phỏng vấn mình bạn nên soạn nội dụng thư khác nhau. Bởi họ có thể mang thư của bạn ra để so sánh và đánh giá.
5. Tránh sai sót
Bạn đã được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, vậy không có lý gì để bạn viết sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hoặc tên công ty trong thư. Nếu phạm phải những sai lầm này thư của bạn sẽ bị phản tác dụng ngay lập tức. Và để tránh xảy ra sai sót không đáng có này, ngay sau cuộc phỏng vấn bạn hãy soạn thư. Không nên viết thư cảm ơn trước khi phỏng vấn, cũng không nên viết thư gửi theo kiểu hàng loạt, càng không nên viết theo khuôn mẫu. Những điều này rất dễ làm bạn mắc phải sai sót bởi bạn không thể biết trước được các vấn đề có thể xảy ra trong cuộc phỏng vấn.
6. Kiểm tra lại
Dù bạn có là người cẩn thận tới đâu cũng sẽ mắc phải những sai sót. Những sai sót nhỏ nhất như: Lỗi câu, chính tả, dấu câu… sẽ tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn luôn là người cẩn thận trong mọi công việc, dù là việc nhỏ hay lớn.
7. Đừng quên nhắc lại thông tin
Thư cảm ơn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng sau phỏng vấn. Tuy nhiên, có thể cùng một lúc nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn rất nhiều người và nhận được nhiều thư cảm ơn. Chính vì vậy, bạn đừng quên điền đầy đủ thông tin cần thiết như: Tên, số điện thoại, email, địa chỉ… để nhà tuyển dụng nhớ và dễ liên lạc với bạn khi cần.
8. Dòng cuối
Ở cuối một lá thư bình thường luôn có những lời chúc. Đối với thư cảm ơn, ngoài lời chúc bạn đừng quên để lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng (công ty) đã mời bạn phỏng vấn.
Lời cảm ơn vừa thể hiện sự lịch sự, vừa thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với đối phương. Đó cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong thư cảm ơn nói chung và thư cảm ơn gửi cho nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn nói riêng.
Việc viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn không làm mất nhiều thời gian của bạn, nhưng ngược lại việc làm đó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và có niềm tin hơn sau cuộc phỏng vấn.
Chúc bạn có cuộc phỏng vấn thành công!
Pages
- Nguyễn Hương1456481330
Mấy ai làm được? Thế còn những bạn chẳng may fail thì thế nào nhỉ, có nên làm điều này hay không?
-
hZWZmZhgmmyWlJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJWaload2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhgmmyWlJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeScpaFneDh
-
More
hZWZmZhgmmyWlJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiVnZSIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmxra5ZnVm6xtg..