Muốn Sống Tốt Phải Dám Ác
MONDAY MOTIVATION#102 – Let’s start a beautiful week!
Từ nhỏ, chúng ta đã luôn được dạy và tin rằng “Người tốt sẽ được sống hạnh phúc”. Nhưng khi đi làm, nhất là làm quản lý, tôi cũng nhận ra rằng trong công việc, đôi khi “tốt quá sẽ hóa tồi”. Có những lúc, bạn phải dám “đóng vai ác” với người khác để cả hai được sống tốt.
Hôm nay, Thanh sẽ chỉ ra ba tình huống mà MUỐN SỐNG TỐT, PHẢI DÁM “ÁC”.
Tình huống 1: Được yêu cầu giúp đỡ
Như có chia sẻ ở số 48, Nghệ thuật từ chối, ai cũng chỉ có 24h một ngày với khả năng và năng lượng giới hạn.
Vậy nên, trước khi nhận lời giúp đỡ một ai đó, chúng ta cần phải phân loại mức độ ưu tiên. Để tránh bản thân ôm đồm và khó tập trung, bạn có thể sử dụng Ma trận Eisenhower để xác định mức độ quan trọng, tính khẩn cấp của từng yêu cầu
- Với việc không quan trọng, mà còn không khẩn cấp, hãy thẳng tay DELETE, nghĩa là “nói không với người yêu cầu”
-Với việc không quan trọng, mà khẩn cấp, bạn hãy mạnh dạn DELAY, cho dù việc đó có thể làm người yêu cầu khó chịu
- Với việc quan trọng mà khẩn cấp, nguyên nhân chính gây stress cho chúng ta, nếu có thể hãy DELEGATE một phần cho những người có thể hỗ trợ bạn để hoàn thành đúng thời hạn, đồng thời bạn có thêm thời gian tập trung vào những việc quan trọng nhưng chưa khẩn cấp. Đây chính là mảng công việc mà chúng ta cần ưu tiên làm để đảm bảo chất lượng tốt, sự tập trung cần thiết và tránh áp lực cộng dồn khi nó trở nên khẩn cấp hơn.
Tóm lại, dám đóng vai xấu, nói KHÔNG với những yêu cầu chưa ưu tiên đồng nghĩa bạn đang nói CÓ với năng suất làm việc đấy.
Tình huống 2: Sự thật mất lòng
Chúng ta thường canh cánh “Sự thật mất lòng” NHƯNG ở nơi công sở, bạn không thể tránh khỏi những thông tin làm người khác phật lòng, đặc biệt là khi làm sếp, bạn cần phải sẵn lòng để cho những khoảnh khắc truyền tin xấu cho đồng nghiệp. Chẳng hạn như:
Đánh giá nhân viên khi họ làm việc không tốt hoặc vì tình hình kinh doanh thay đổi mà bạn buộc phải cắt giảm lương của họ…
Tôi thì tin rằng trong mọi tình huống chúng ta phải chân thật, dù sự thật đó không mong muốn với họ. Quan trọng là cách truyền thông sao cho hiệu quả, trước khi chia sẻ tôi thường tự hỏi bản thân 3 câu hỏi sau:
- Mục đích của việc chia sẻ sự thật này là gì? Và tôi muốn hướng tới thay đổi gì sau khi chia sẻ?
- Những dẫn chứng và cách nói nào khiến họ dễ dàng cảm nhận sự thật và chấp nhận sự thay đổi?
-Đây có phải là thời điểm thích hợp để người nghe sẵn sàng đón nhận sự thật?
Nên nhớ là mỗi cuộc đối thoại đều có hai chiều, vậy nên, đừng quên lắng nghe đối phương để cả hai có thể hiểu nhau hơn nhé! “Mất lòng trước, được lòng sau”, sao lại không làm?
Tình huống 3: Chọn im lặng chấp nhận tiếng xấu
Trong công sở có rất nhiều tình huống bạn là người quyết định nhưng không phải ai cũng hài lòng với quyết định này. Ví dụ, quyết định thuyên chuyển nhân viên, phân chia công việc, chia lương thưởng, thay đổi cơ cấu tổ chức…chúng ta làm hài lòng một số người thì cũng có thể làm mất lòng một số khác vì không phải ai cũng có thể hiểu được mục tiêu chung của tổ chức nhất là khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.
Kết:
Trong các câu chuyện kẻ phản diện thường kết thúc không có hậu nhưng trong cuộc sống phải biết đóng vai ác khi cần thiết để bạn những người xung quanh có thể sống tốt hơn.
Bạn còn những tình huống nào khiến bản thân phải “ác”, hãy comment dưới video để chia sẻ với Thanh và mọi người nhé!
#Let’s_start_a_beautiful_week! #Monday_Motivation
#HappinessAtWork #Anphabe
Xem thêm:
|