AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5hgl26dmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

8 điều ở đại học khác với cấp 3 mà sinh viên cần biết

Answer hZWZl5Zjl3CVmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aXnZiViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Linh Nhi's picture
1566873159

Bài viết này khá hữu ích cho các bạn sinh viên năm nhất, năm hai đấy. Các bạn nên đọc để rút kinh nghiệm nhé!


1. Bạn phải tự chủ mọi thứ.

Đối với rất nhiều sinh viên, một trong những điều shock nhất về Đại Học đó là sẽ chẳng có ai dắt tay bạn cả. Tự chọn môn học, đi đến lớp, đọc giáo trình, tự tìm hiểu xem kiểm tra sẽ có phần gì trong đó, viết bài luận cần phải viết cái gì,… tất cả những điều này bạn đều phải tự làm chứ không ai giúp cả. Dĩ nhiên là các thầy cô cũng có cho bạn một vài chỉ dẫn và gợi ý, vào lúc này hay lúc khác. Nhưng chính bạn lại là người phải chịu trách nhiệm cho việc động viên mình lê xác ra khỏi giường khi trời còn tờ mờ sáng, hay khi ngoài trời nhiệt độ lạnh thấu xương.

2. Bố mẹ bạn chẳng giúp được gì nhiều lắm đâu.

Rất nhiều cậu ấm cô chiêu cứ ỷ lại vào bố mẹ của mình. Tuy nhiên dù bố mẹ có lo cho con đến mấy đi nữa thì cũng không giúp ích được gì. Thời bố mẹ bạn học đại học và thời của bạn bây giờ đã cách xa nhau lắm rồi, các trông đợi của giáo viên vì thế cũng đã thay đổi theo. Cho nên bạn hãy tự chịu trách nhiệm 100% cho việc học của mình và đừng trông chờ bố mẹ mình sẽ đứng ra giải quyết cho mình mọi thứ nữa.

3. Bạn không cần phải đến lớp – nhưng đó lại là điều cần thiết.

Một trong những điều đầu tiên mà sinh viên khám phá ra đó là các lớp trên đại học có số lượng rất đông: một lớp có thể có 100, 200, và tại một số trường có thể đến 700 sinh viên nghe giảng cùng lúc. Trong một môi trường như thế thì sinh viên thường nghĩ chẳng việc gì phải đến lớp làm chi cả. (Kể cả lớp nhỏ đi nữa thì điểm chuyên cần cũng chỉ chiếm phần trăm nhỏ mà thôi.) Nhưng thầy cô thì sẽ giả định là bạn đã đi học đầy đủ, nên họ chẳng ngại ngần gì mà ra đề thi giữa kì hay cuối kì với các câu hỏi tập trung vào nội dung của một bài giảng cụ thể nào đó. Nghe đến đây chắc cũng khiến bạn muốn đi đến lớp nghe giảng rồi đúng không.

4. Nội dung được giảng dạy theo từng khối lớn. Nếu như hồi xưa học cấp 3, mỗi tiết giảng dạy nội dung thường ngắn gọn và được truyền tải trong khoảng 15-20’, sau đó làm bài tập, thì ở Đại Học lại hoàn toàn khác. Giảng viên thường sẽ giảng một bài trong vòng 50’-60′, chia ra chỉ hai hoặc ba phân đoạn chính; còn tác giả thì trong đầu luôn có tư tưởng viết 1 luận điểm kéo dài tới những 25 trang, chia ra khoảng ba hay bốn phần chính. Vậy ta kết luận được gì? Điều này có nghĩa là bạn cần phải điều chỉnh độ tập trung của mình từ các nội dung truyền tải ngắn gọn sang các luận điểm trải dài.
5. Khoảng 2/3 khối lượng công việc được thực hiện ngoài giờ lên lớp. Trái ngược với những gì bạn từng nghĩ, khoảng thời gian nghe giảng là hoạt động ít tốn thời gian nhất. Đó là bởi vì giảng viên trông đợi chính bạn tự thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đọc tài liệu và làm bài tập; chuẩn bị ôn tập cho các bài kiểm tra và thuyết trình; nghiên cứu và viết luận văn,… tất cả những hoạt động này ngốn hơn phân nửa thời gian mà bạn phải bỏ ra cho bất kỳ môn học nào.


6. Điểm trung bình không có gì là hay ho cả.


Rất nhiều sinh viên nghĩ rằng học Đại Học thì chỉ cần điểm trung bình là được rồi. Thậm chí còn có truyền thống rằng “sinh viên không rớt không phải là sinh viên”. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm, được đưa ra bởi những người chỉ biết biện hộ và dùng nó để đánh đồng và kéo những người khác xuống cùng cấp độ với họ. Đừng để mình rơi vào cái bẫy này. Bạn phải luôn nỗ lực cố gắng để đạt điểm khá trở lên.


7. Thành phẩm mới là cái quan trọng.


Rất nhiều sinh viên nghĩ rằng nỗ lực mới là cái quan trọng. Đó là lý do vì sao mà khi giảng viên phát bài lại, luôn luôn có một hàng dài các sinh viên đến bao biện với giảng viên rằng họ đã bỏ bao nhiêu giờ ra, đọc bao nhiêu bài viết, và họ đã cố gắng như thế nào. Nhưng vấn đề là ở Đại Học, cái quan trọng nhất đó chính là thành phẩm: đó là bài luận của bạn (không cần biết bạn nỗ lực thế nào), là bài kiểm tra của bạn (không cần biết bạn học bao nhiêu lâu), và là bài thuyết trình miệng của bạn (không cần biết bạn biết về chủ đề này nhiều đến mức nào).


8. Hiểu bài không phải là học thuộc lòng.


Mặc dù một số môn học đòi hỏi có sự học thuộc lòng (từ vựng khi học ngoại ngữ khác, các công thức toán học, ngày tháng trong môn lịch sử), thì các môn khác gần như sẽ có bài luận trong các kỳ kiểm tra. Và trong đề thi không chỉ yêu cầu bạn viết lại những gì bạn đã ghi nhớ trong sách giáo trình, mà nó đòi hỏi bạn phải phân tích, áp dụng các khái niệm vào những vấn đề mới, hay sắp xếp trình bày dữ liệu theo một cách hợp lý. Rất khác so với cách kiểm tra bạn quen làm đấy.

Xem thêm: Tuyển sinh đại học từ xa tp HCM Học ngành quản trị kinh doanh Học ngành kế toán online 

Answer hZWZl5Zjl3CVmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aXnZiViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5hgl26dmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...