AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolGuck5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Bật mí nhiệm vụ, chức năng của phòng Marketing

Answer1 hZWZlp1ilG-bl5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVmZ2YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Hien Vu's picture
1605663986

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần am hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và nghệ thuật kinh doanh. Hiện nay, môi trường kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt, mọi thứ thay đổi rất nhanh, sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm. Vì vậy, để giữ vững vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc đầu tư cho các hoạt động marketing. Điều này khiến phòng marketing trong doanh nghiệp trở thành một bộ phận không thể thiếu. Thông qua các hoạt động của phòng marketing mà hình ảnh và thông điệp của doanh nghiệp được lan tỏa đến toàn hệ thống công ty và tới công chúng.

Trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phòng marketing và chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing. 

Phòng marketing là gì?

Để hiểu được phòng marketing là gì trước tiên bạn cần hiểu marketing là gì. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về marketing, nhưng theo Hiệp hội marketing Mỹ thì marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của một tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Hoạt động marketing thực chất là một quá trình quản lý mang tính xã hội cao. Các hoạt động này bao gồm từ lên ý tưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ đến tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đạt hiệu quả tiêu thụ tốt nhất.

Theo đó, phòng marketing chính là cầu nối giữa công ty và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy marketing là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Nhiệm vụ, chức năng của phòng marketing

1. Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngay từ đầu doanh nghiệp cần chú ý xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả các hình ảnh và thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu. 

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng marketing cần thực hiện một loạt các nhiệm vụ phổ biến sau đây:

  • Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

  • Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp

  • Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu 

  • Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO…

2. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường

Để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần thu thập tất cả các thông tin thị trường cần thiết. Việc xác định phạm vi và phân khúc thị trường rất quan trọng vì qua đó doanh nghiệp sẽ xác định được hướng tiêu thụ sản phẩm, nhìn ra các cơ hội trên thị trường và tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm mới sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Phòng marketing trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây để hoàn thành việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.

  • Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.

  • Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới.

  • Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.

  • Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

3. Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing 

Chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có chiến lược tiếp thị tốt sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng các hoạt động của mình, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Không có chiến lược marketing tốt, doanh nghiệp sẽ khó đạt được thành công, thậm chí là gặp thất bại trong kinh doanh. 

Nhiệm vụ của phòng marketing chính là xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp; điều hành việc triển khai chiến lược marketing; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing. Tất cả các nhiệm vụ này nhằm mang lại sự thấu hiểu đối với khách hàng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, đồng thời quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty ra thị trường.

4. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng

Phòng marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing. 

5. Thiết lập mối quan hệ với truyền thông

Để đảm bảo hình ảnh của công ty được thể hiện một cách tốt nhất trước công chúng, phòng marketing cần quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí. Giới truyền thông là đối tác đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng bất ngờ.

Một khi đã hoạt động trong lĩnh vực marketing nghĩa là các mối quan hệ truyền thông sẽ theo bạn suốt sự nghiệp. Do đó, tuyệt đối không để xảy ra hiểu lầm với truyền thông. Nếu xảy ra mâu thuẫn cần bình tĩnh, xử lý một cách chân thành nhất.

6. Điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận 

Ngoài việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động marketing cho toàn công ty, phòng marketing còn có nhiệm vụ điều hành công việc của nhân viên trong bộ phận của mình. 

  • Lập kế hoạch hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận.

  • Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên.

  • Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương, thăng chức theo đúng quy định của công ty.

  • Thực hiện việc điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.

Có thể thấy rằng, phòng marketing là bộ phận vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Tuy rằng chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing sẽ ít nhiều khác nhau do mỗi công ty có quy mô và đặc thù kinh doanh khác nhau. Nhưng chỉ cần doanh nghiệp nghiêm túc đầu tư cho hoạt động marketing thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ ngày càng thành công và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nguồn ảnh: internet

Answer1 hZWZlp1ilG-bl5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVmZ2YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolGuck5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...