AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dmknKYlZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Các cách hoạch định lộ trình thăng tiến cho nhân viên hành chính – nhân sự

Answer hZWZl5VolnGdmpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eWl5WWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Lan Nhi Ms's picture
1612755600

Lộ trình thăng tiến cho nhân viên hành chính - nhân sự

Mong ước chinh phục vị trí giám đốc hoặc trưởng phòng hành chính - nhân sự tại những tập đoàn, doanh nghiệp lớn luôn hiện hữu trong lòng mỗi ứng viên. Nhưng điều đó không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Muốn chinh phục vững chắc bạn phải xây dựng cho mình con đường thăng tiến cho nhân viên hành chính - nhân sự ngay từ bây giờ. Việc hoạch định kế hoạch không hề đơn giản, nhưng đừng lo lắng, vì TalentBold sẽ luôn đồng hành cùng bạn.

I. Những cách hoạch định lộ trình thăng tiến cho nhân viên hành chính – nhân sự

Phổ biến hiện nay có 2 con đường thăng tiến trong sự nghiệp nói chung và trong lĩnh vực hành chính – nhân sự nói riêng

1. Thăng tiến theo chiều dọc

Nghĩa là theo cấp bậc công việc, từ vị trí nhân viên lên chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc hành chính – nhân sự. Đây là con đường thăng tiến phổ biến và được người lao động yêu thích hơn

2. Thăng tiến theo chiều ngành

Nghĩa là nâng cao trách nhiệm và quyền hạn ở cùng mức độ cấp bậc. Ví dụ, khi bạn đang là “trưởng phòng tuyển dụng”, công ty đề bạt bạn đảm nhận luôn trọng trách tại vị trí “trưởng phòng đào tạo nguồn nhân lực”

Đây cũng là một hình thức thăng tiến nhưng vẫn ở cùng cấp độ công việc hiện tại, tăng quyền hạn, tăng trách nhiệm, nhưng không tăng cấp bậc.


>>>> Xem thêm: Làm thế nào để ứng tuyển thành công vị trí nhân viên hành chính nhân sự

II. Chia sẻ kinh nghiệm hoạch định lộ trình cho chính bạn

Trong bài viết này, TalentBold sẽ gửi đến các bạn những kinh nghiệm hoạch định lộ trình thăng tiến theo chiều dọc. Những kinh nghiệm này được tổng hợp từ thực tế tư vấn nhân sự mà công ty đang đảm nhiệm, thêm vào đó là những bài học chia sẻ từ các chuyên gia hành chính nhân sự thành công.

1. Trở thành nhân viên hành chính – nhân sự giỏi

Bước đầu tiên bạn phải trải qua chính là cấp bậc nhân viên hành chính – nhân sự. Với nền tảng một sinh viên mới ra trường, điều bạn có lúc này là những kiến thức tổng hợp cơ bản, thiếu kinh nghiệm thực tế. Tích lũy kinh nghiệm là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này.

Hãy chọn ứng tuyển vào những công ty quy mô nhỏ, không yêu cầu kinh nghiệm để trau dồi thực tế trong khoảng 01 – 02 năm đầu tiên sau khi ra trường.

Ai cũng muốn sớm thành công, sớm chinh phục những vị trí cao, lương hấp dẫn nhưng nền tảng không chắc thì sớm muộn cũng phải nếm mùi thất bại. Bạn hãy tâm niệm điều này để bản thân không quá vội vàng, mà cần chú trọng :

  • Trau dồi kinh nghiệm thực tế trong công việc hành chính – nhân sự

  • Không ngại khó, ngại khổ, vì nhờ những gian nan này, kinh nghiệm bạn tích lũy càng phong phú hơn.

  • Cố gắng sắp xếp thời gian hoàn thành khóa học thạc sĩ về nhân sự trong 2 năm, bằng cấp này càng quan trọng hơn đối với những bạn học trái ngành hành chính - nhân sự.



2. Chuyên viên hành chính – nhân sự

Sau 2 năm phấn đấu, bạn có thể được đề bạt trở thành chuyên viên hành chính – nhân sự trong cùng công ty. Nếu công ty không có chính sách này, bạn hoàn toàn có thể ra ngoài ứng tuyến vị trí chuyên viên hành chính – nhân sự tại một đơn vị khác.

Tuy nhiên, TalentBold muốn nhấn mạnh với bạn điều này, từ nhân viên trở thành chuyên viên, bạn không nên đặt nặng vấn đề cấp bậc công việc ở đây. Vì thực sự, khoảng cách giữa 2 vị trí này không lớn.

Điều bạn cần quan tâm là:

  • Tính chất công việc bạn được giao phó có quan trọng hơn trước không ?

  • Mức độ kiến thức, kinh nghiệm bạn có được khi trở thành chuyên viên (hay nhân viên lâu năm) có nhiều hơn không ?

Nếu tại công ty cũ, câu trả lời là « Có » thì bạn không nhất thiết phải thay đổi công ty. Vì việc chuyển nơi làm việc ít nhiều sẽ làm bạn hao tốn một khoảng thời gian làm quen việc mới, hơn thế nữa, nhà tuyển dụng trong tương lai (cho những cấp bậc cao hơn) sẽ không thích một ứng viên nhảy việc nhiều.

Bên cạnh kinh nghiệm công việc, giai đoạn này bạn cần tập trung :

  • Nâng cao trình độ ngoại ngữ, quan trọng vẫn là tiếng Anh

  • Cập nhật yêu cầu tuyển dụng vị trí trưởng phòng hành chính – nhân sự phổ biến từ nhiều công ty hoặc từ chính công ty mà bạn mong ước được làm việc

  • Trang bị những kiến thức mà vị trí trưởng phòng yêu cầu, ví dụ :

  • Bổ sung tín chỉ, chứng chỉ nghiệp vụ hành chính – nhân sự cần thiết (tiền lương, C&B…)

  • Nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để trình bày CV trong tương lai (xử lý vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, kinh nghiệm đào tạo nhân sự…)


3. Trưởng phòng hành chính – nhân sự

Yêu cầu đối với ứng viên trưởng phòng hành chính – nhân sự gồm :

  • Độ tuổi từ 28 – 35 tuổi

  • Kinh nghiệm 3 năm ở cùng vị trí hoặc 5 – 7 năm ở vị trí chuyên viên

Nhìn vào đây, bạn sẽ thấy được khoảng thời gian mà mình có thể đặt ra cho chính bản thân trong kế hoạch lộ trình thăng tiến.

Cần nhất là bạn phải trang bị cho mình đủ những yêu cầu mà chức vụ này đặt ra trong giai đoạn còn là chuyên viên hành chính – nhân sự. Khi đó, không cần phải đúng 5 năm hay 7 năm, bạn vẫn có thể tham gia ứng tuyển vị trí trưởng phòng sớm hơn sau khi khách quan nhìn nhận năng lực bản thân.

  • Nếu thành công, bạn sẽ rút ngắn đoạn đường thăng tiến sự nghiệp của mình

  • Nếu chưa thành công, bạn sẽ biết được mình thiếu sót ở đâu và vẫn còn đó cả khoảng thời gian dài cho bạn rèn luyện.

4. Giám đốc hành chính – nhân sự

Cấp bậc cao nhất về quyền hạn, về phúc lợi lương thưởng, và cũng cao nhất về trách nhiệm trong phòng hành chính – nhân sự chính là vị trí Giám đốc.

Thông thường chỉ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mới có chức danh này, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ dừng lại ở vị trí trưởng phòng hành chính – nhân sự.

Yếu tố này cho thấy, nhiệm vụ mà Giám đốc hành chính – nhân sự phải đảm nhận rất nặng nề, có độ bao phủ rộng và trách nhiệm lớn. Vì vậy, nhà tuyển dụng kỳ vọng rất cao ở Giám đốc hành chính – nhân sự :

  • Tối thiểu 3 – 5 năm kinh nghiệm ở vị trí giám đốc tương đương hoặc 5 năm trở lên ở vị trí quản lý, quản trị hành chính - nhân sự.

  • Độ tuổi 30 – 50

  • Thành thạo tiếng Anh cả 4 kỹ năng (một số nơi yêu cầu thông thạo ngoại ngữ khác, tiếng Anh chỉ là bổ trợ)

  • Nắm vững các quy định về nhân sự như : luật lao động, luật bảo hiểm, thuế TNCN…

  • Đạt cấp độ cao ở những kỹ năng công việc như phân tích, lên kế hoạch, giao tiếp khéo léo…



Những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn đã được tích lũy trong suốt giai đoạn phấn đấu từ nhân viên, chuyên viên, lên trưởng phòng. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn tự tin về thực lực của bản thân. Vấn đề cần quan tâm lúc này là khả năng bao quát công việc ở tầm vĩ mô, thậm chí là đa quốc gia.

TalentBold đã chia sẻ rất chân thành những kinh nghiệm xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hành chính - nhân sự. Thông qua những nội dung này, tùy vào điều kiện thực tế và kỳ vọng của mỗi ứng viên, chắc chắn mỗi người sẽ biết được mình nên làm gì và làm vào lúc nào là thích hợp nhất.

Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa

Answer hZWZl5VolnGdmpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eWl5WWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5dmknKYlZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...