AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5hglWmYlZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Chưa giàu nhưng xài tiền như người giàu, phải làm sao?

Answer11 hZWZl5VmlXCXmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlJ2YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Phan Nhi's picture
1460451366

Đó là tình trạng của em hiện tại, nêu ra vấn đề này chắc nhiều người sẽ "ném đá" em vì học đòi người ta cách xài tiền khi chưa giàu bằng ai. Đúng là em chưa giàu, thu nhập hiện tại một thấy tầm 10tr nhưng em chẳng biết từ lúc nào em xài tiền mát tay dễ sợ, mát tay trong phạm vi mức thu nhập của em chứ không vay mượn để mát đâu. Em đọc rất nhiều bài viết về việc làm thế nào quản lý tài chính tốt, chi tiêu hợp lý... nhưng đọc rồi để đó không apply được. Hiện tại em đang còn độc thân nên đó là lý do em tiêu tiền không có kế hoạch, tiền lương hàng tháng em dành cho cá nhân lâu lâu có mua quà biếu bố mẹ thôi. Em rất muốn tiết kiệm, sử dụng tiền hợp lý hơn nhưng chưa có động lực. Nhiều người bảo em khi nào lập gia đình tự khắc biết tiết kiệm thôi nhưng bây giờ em lại không muốn lập gia đình và chưa có kế hoạch cho việc đó. Vậy bao giờ em mới học được cách tiêu tiền họp lý hơn, mọi người mách bí quyết giúp em với. Có ai từng như em không? 

Answer11 hZWZl5VmlXCXmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlJ2YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Vo Thanh Phong's picture
    Vo Thanh Phong
    1460466054

    Chào em,

    Anh chia sẽ một chút nhé, rất có nhiều người như em khi còn trẻ và độc thân. và khó giữ được tiền. Vậy đừng lo lắng gì.

    Lời khuyên ngắn gọn: suy nghĩ nhé

    1. cứ tiếp tục xài như em đã từng xài, ( dĩ nhiên trong phạm vi cho phép mà em nói). Đến khi thấy hết tiền, mới tiếc và khi đó em tư động tiết kiệm bằng mọi cách.

    2. Hoặc gửi cho ba mẹ giữ dùm "một khoảng"xem như cho ba mẹ luôn( báo hiếu), đừng giữ tiền đó. sau này, cái số tiền đó --> là cái dư đó.


    Thân, chúc em vui khỏe. xài tiền thoải mái nhé.

      hZWZl5VnlGmamZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJmYl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeWcJeFneDh
    hZWZl5VnlGmamZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiZm5WIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmlub5tnVm6xtg..
  • Khanh Nguyen's picture
    Khanh Nguyen
    1460514907

    chị có thể gửi tiết kiệm theo dạng sổ, cách này giữ tiền tốt hơn là gửi tiết kiệm online (vì mình khó rút hơn, muốn rút phải ra quầy giao dịch.)

    nói xui nhưng lỡ khi bị bệnh mà không có tiền dư để chữa trị thì hối hận lắm chị ạ, không cần đợi đến lúc kết hôn. 

      hZWZl5VnlGmamZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJmYnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeWcJyFneDh
    hZWZl5VnlGmamZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiZm5qIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZwbZ1sZ1VvtrI.
  • Vy Dang's picture
    Vy Dang
    1460518648

    Bạn có thể xem chi tiết tại đây theo nguyên tắc 6 chiếc hũ tài chính nhé, ngoài ra để có thể đề phòng trước mọi rủi ro trong tương lai bạn có thể đầu tư 10% thu nhập hàng tháng vào bảo hiểm. Đó là một cách giúp bạn quản lý tiền một cách có kỉ luật và đảm bảo cho tương lai của bạn.

    Hy vọng Nhi sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất cho riêng mình ^^

    http://ndh.vn/infographic-tieu-tien-khon-ngoan-theo-quy-tac-6-chiec-lo-20150507103234217p125c136.news

      hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJmZlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeWcZSFneDh
    hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiZnJKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZtbZlpbFVvtrI.
  • Anna Ha's picture
    Anna Ha
    1460520211

    Câu chuyện nghe quen quen. Vài năm đầu mới đi làm chị cũng thế, mà bạn bè xung quanh cũng vậy. Kiểu có nhiêu xài nhiêu, 4tr/tháng cũng ok mà 10tr cũng xoay xở xài cho hết hahah.  

    1 vài cách mà chị thấy có tác dụng với cá nhân chị:

    - Cho tiền ba mẹ mỗi tháng. Việc này khi làm xong thì hãy quên đi cho nhẹ lòng nhé, coi như báo hiếu. Phần lớn các case là sau này khi e cần, ba mẹ sẽ cho lại e còn nhiều hơn thế nhé. 

    - Gửi tiết kiệm: lấy khoảng 50% tiền thưởng để gửi tiết kiệm, thời hạn lâu lâu xíu để ko có cớ lấy ra xài hoài. đây cũng là khoản backup cho tình huống xấu (bịnh/tai nạn/ ..). 

    Chúc vui! 

      hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJmZload2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeWcZaFneDh
    hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiZnJSIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaplyhmZwaYhwsbA.
  • Tan Tran's picture
    Tan Tran
    1460528892

    Xài 10tr/tháng thì vẫn là chưa nhiều đâu bạn ơi. Nên an tâm đi, bạn chưa vào danh sách tiêu hoang hư hỏng đâu. Bạn ý thức được nhu cầu tiết kiệm là tốt rồi. Đa số chúng ta không tiết kiệm được vì chúng thấy nó ít quá, không đáng để tiết kiệm và không đủ kiên trì để thực hiện.

     Nhưng nếu bạn làm thế này, bạn sẽ thấy mình nên tiết kiệm. Thay vì mỗi tháng gởi ngân hàng 2,5 triệu thì giờ đây bạn có thể gởi ngân hàng ngay từ bây giờ 30 triệu nhưng sau đó hàng tháng bắt buộc phải trả góp cho ngân hàng 2,7 triệu chẳng hạn (chênh lệch giữa 2,5 triệu và 2,7 triệu phụ thuộc vào khả năng của bạn. Nếu giỏi sẽ không có chênh lệch, :)). Khi đó bạn sẽ thấy đáng để tiết kiệm.

    Sử dụng các chương trình tín dụng cá nhân lãi xuất thấp (Mua hàng bằng thẻ visa 0%, vay tín dụng của các ngân hàng trả dần bằng tiền lương - lúc trước eximbank có triển khai). Bằng cách nào đó bạn sẽ vay trả góp hàng tháng 1 số tiền đáng để cân nhắc (với mức lương của bạn - có thể vay được 30-50tr). Sô tiền này bạn có thể dùng đầu tư, mua bảo hiểm tích lũy (vừa báo vệ vừa tiết kiêm ngan ngữa ngân hàng) hay thậm chí gởi ngược lại ngân hàng để có tiền lời, quan trọng là không đụng đến số tiền đó. Hàng tháng tự động bạn buộc phải trích trong số tiền lương của mình để trả ngân hàng rồi thì bạn không còn dư dã tiền để tiêu vào những thứ bạn cảm thấy có thể tiết kiệm được. Như vậy 1 năm sau nhìn lại bạn thấy mình đã tiết kiệm được 1 khoản kha khá. 

    Cứ như vậy đến lúc lập gia đinh hay du lịch hay cần số tiền lớn, bạn sẽ có mà sử dụng.

    Chúc bạn thành công.

      hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJmZnYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeWcZ2FneDh
    hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiZnJuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdtbZ5mVm6xtg..
  • Hào Nguyễn's picture
    Hào Nguyễn
    1460536013

    Bạn Nhi đã xem qua bài viết về Quản lý dòng tiền này chưa?

    Tài sản, tiêu sản và 3 ống heo của "Rich Dad-Poor Dad"

    Trước khi bắt tay vào công việc "quản lý tiền", tôi muốn nhắc lại một số quan niệm cơ bản ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu và cách thức quản lý tiền bạc của bạn.

    Đó là các khái niệm về tài sản, tiêu sản và triết lý 3 ống heo giữ tiền mà Robert Kiyosaki đã đề cập trong loạt sách "Rich Dad - Poor Dad" (đã được xuất bản tại Việt Nam với tựa đề "Dạy con làm giàu").

    Đồ thị bên cạnh mô tả dòng tiền của bạn. Bạn dùng nguồn thu nhập để trang trải cho các khoản phi phí của mình. Lượng tiền còn dư lại (nếu có), bạn sẽ làm gì? Mua tài sản hay tiêu sản?

    Tài sản: Là những thứ sẽ làm tăng cột thu nhập của bạn. Ví dụ như các chứng khoán sinh lãi, các bất động sản cho thuê, các hàng hoá kinh doanh có lời.

    Tiêu sản: Là những thứ chỉ làm tăng cột chi phí cho bạn. Ví dụ như các khoản vay nợ tín dụng để tiêu sài, các thiết bị tiêu tốn năng lượng chỉ nhằm mục đích giải trí như xe hơi, điện thoại di động đắt tiền, thẻ hội viên câu lạc bộ golf...

    Như vậy, khi bạn dùng khoản tiền dôi ra của mình để mua tài sản, tài sản đó sẽ mang thêm thu nhập cho bạn -> bạn trở nên giàu có hơn. Còn khi bạn dùng khoản tiền dôi ra của mình để mua tiêu sản, bạn sẽ chỉ làm phát sinh thêm các chi phí cho mình -> tài chính của bạn sẽ bị eo hẹp hơn. Vì vậy, nếu như bạn muốn nhanh chóng đạt đến sự tự do tài chính, hãy luôn ghi nhớ điều này khi quản lý tiền của bạn: "Hãy mua thật nhiều tài sản, đừng mua tiêu sản!"

    Không nói ra, chắc bạn cũng thấy trước kết quả của lời khuyên này cũng giống như lời khuyên "Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ!". Biết hút thuốc là có hại, nhưng ta vẫn không bỏ được. Biết mua tiêu sản là không tốt cho sức khoẻ tài chính, nhưng ta vẫn cứ thích mua. Bạn cũng không cần quá khắt khe với bản thân để rồi bỏ qua toàn bộ những thứ "quyến rũ" khác trong cuộc sống. Bạn chỉ đừng nên quá say mê tiêu sản mà bỏ quên đi nhiệm vụ xây dựng cột tài sản của mình. Bạn có thể có tiêu sản, nhưng trước hết, hãy tạo ra tài sản và dùng thu nhập từ tài sản đó để mua tiêu sản bạn thích. Đây chính là phần thưởng mà bạn xứng đáng được nhận sau những nỗ lực xây dựng cột tài sản của bạn.

    Để có thể kiểm soát tốt dòng tiền, giúp bạn phân bổ, cân đối hợp lý thu nhập cho các khoản chi tiêu sinh hoạt, đầu tư hiện tại, không bị quá sa đà về 1 thái cực nào đó làm hỏng đi ý nghĩa của cuộc sống tươi đẹp này, Robert Kiyosaki đã giới thiệu mô hình 3 ống heo giữ tiền để phân chia ngân sách tài chính của bạn thành 3 phần cho 3 mục đich khác nhau trong cuộc sống. Đó là chú heo sinh hoạt, heo đầu tư và heo từ thiện đại diện cho 3 nguồn ngân sách sinh hoạt, ngân sách đầu tư và ngân sách từ thiện của bạn. Ý nghĩa của mô hình này là khi phát sinh thu nhập, bạn nên chia khoản thu nhập này thành 3 phần để nộp vào 3 ống heo nói trên. Tỷ trọng phân bổ cho từng ngân sách là tuỳ thuộc vào tình hình tài chính hiện tại và mục tiêu tài chính tương lai của mỗi cá nhân.

    Ngân sách sinh hoạt là khoản tiền dùng cho các mục đích chi tiêu cho sinh hoạt cá nhân, gia đình, kể cả các việc mua các tiêu sản. Ngân sách đầu tư là khoản tiền dùng đầu tư vào các tài sản sinh lợi nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập trong tương lai. Ngân sách từ thiện là khoản tiền bạn dùng để làm từ thiện. Dẫu biết kiếm tiền thật vất vả, nhưng hãy nghĩ là mình vẫn còn may mắn hơn nhiều số phận bất hạnh trong đời là vẫn còn có thể vất vả để kiếm tiền và kiếm được tiền. Hãy dành một phần thu nhập để đáp lại sự may mắn đó và góp phần giúp đời tươi đẹp hơn.

    Có lẽ đến đây, bạn đã có thể hình dung được mô hình quản lý tiền cho bản thân mình rồi. Chia nguồn thu nhập của mình thành 3 phần. Một phần dành cho chi tiêu, hưởng thụ cuộc sống hiện tại, một phần dành cho đầu tư, mua sắm các tài sản nhằm tạo thêm thu nhập trong tương lai và một phần còn lại để "lại quả" cho đời. Có thể bạn dùng nhiều loại phần mềm, công cụ quản lý khác nhau để kiểm soát dòng tiền, nhưng triết lý quản lý chỉ có một để giúp bạn phát triển bền vững.

    Nguồn: taichinhcuatoi.vn

      hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJmamYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeWcpmFneDh
    hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiZnZeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZsbJ9raFVvtrI.
  • Nguyen Hong Minh's picture

     ...phải thay đổi, còn thay đổi như thế nào thì tùy thuộc vào lựa chọn của bạn, chúc bạn thành công.

      hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJqSlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeXapSFneDh
    hZWZl5VnlGmamZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpialZKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg..

Pages

hZWZl5hglWmYlZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...