AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VnknGXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Đừng lưu trữ quá nhiều dữ liệu trên máy tính, bạn sẽ bị quá tải!

Answer hZWZl5VnknGXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aVmJiaiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Tuan Nguyen's picture
1550659158


Bạn thường lưu dữ liệu trong máy tính, điện thoại, thẻ nhớ hay ổ cứng vì thích sự tiện lợi và nhanh chóng? Thói quen này chẳng những khiến bạn phụ thuộc vào công nghệ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và giảm hiệu quả làm việc. 

Tủ quần áo, kệ sách, bàn làm việc… thường là những thứ bạn để tâm dọn dẹp và tinh giản. Thế còn lượng dữ liệu của email trong hộp thư điện thử, những trang web bạn lưu trên trình duyệt hay thư viện ảnh trong điện thoại thì sao? Summit Hosting (Hoa Kỳ), một công ty cung cấp không gian lưu trữ trên mạng, đã nghiên cứu cách lưu dữ liệu của 1.000 người Mỹ để tìm ra câu trả lời.

Sức nặng những dữ liệu ảo

Kết quả thống kê đã cho thấy một người Mỹ trung bình:

– Lưu 582 bức hình trong điện thoại

– Đánh dấu khoảng 83 trang web trên trình duyệt

– Để gần 21 biểu tượng trên màn hình nền máy tính

– Có khoảng 13 ứng dụng không sử dụng trên điện thoại

– Lưu khoảng 645 gigabyte dữ liệu trong các bộ nhớ ngoài

Cũng theo nghiên cứu trên, tới 6,6% người Mỹ có từ 1.001 – 3.000 email chưa mở và tới 1,9% có hơn 20.000 email chưa mở.

Không những lưu trữ nhiều dữ liệu, chúng ta cũng tạo ra rất nhiều dữ liệu. Cứ sau 90 phút lại có 150.000 terabyte dữ liệu mới được tạo ra và mỗi terabyte tương đương với 310.000 bức ảnh hoặc gần 86 triệu trang tài liệu Word.

Thói quen tích trữ dữ liệu không hề phân biệt nghề nghiệp hay độ tuổi. Cả học sinh hay sinh viên đại học đều có một khối lượng dữ liệu khổng lồ gồm các ghi chú khi nghe giảng, các slide PowerPoint, các tệp PDF, ảnh chụp bài giảng. Những người đã đi làm cũng thường có thói quen giữ lại những hồ sơ, giấy tờ hay hợp đồng cũ vì tâm lý đề phòng những trường hợp bất ngờ.

Khi còn trẻ, bạn thường tích trữ mọi thông tin vì không biết nên xóa gì và giữ gì. Khi lớn lên, bạn vẫn muốn lưu lại mọi thông tin mình có vì sợ một ngày mình sẽ dùng đến.

Dữ liệu không chỉ là những bức ảnh selfie bạn chụp hàng loạt trong điện thoại hay hồ sơ công việc từ năm cũ bạn chưa xóa mà còn là những “người bạn ảo” trên mạng xã hội. Đây là những người bạn trên Facebook mà bạn chưa bao giờ gặp ngoài đời nhưng lại không muốn hủy kết bạn với họ.

Tác hại của thói quen lưu dữ liệu

Sức chứa của điện thoại, máy tính, ổ cứng, iCloud… khá lớn nên bạn có thể vô tư lưu vô số dữ liệu. Tuy nhiên, hành động đơn giản này có thể khiến bạn stress và ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý vì những tác hại sau đây:

• Bạn khó kiếm được dữ liệu mình cần: Nếu lưu quá nhiều hình ảnh hay tập tin, bạn khó tìm được đúng dữ liệu mình cần trong những lúc cấp bách.

• Bạn phải tốn một khoản tiền: Dữ liệu ảo tuy không chiếm không gian trong nhà hay khiến bạn mua sắm thêm tủ kệ nhưng lại chiếm bộ nhớ điện thoại và máy tính. Khi bộ nhớ máy tính hay điện thoại hết, bạn sẽ phải tốn tiền mua ổ cứng hay mua thêm bộ nhớ.

• Bạn làm việc không hiệu quả: Việc không dọn dẹp email hay máy tính có thể khiến máy chậm đi và bạn cũng sẽ mất thời gian khi tìm kiếm một dữ liệu nào đó mình cần. Hiệu quả công việc của bạn sẽ vì thế mà giảm điBạn phụ thuộc công nghệ: Khi lưu trữ thông tin trên các thiết bị số hay mạng xã hội, bạn sẽ dần phụ thuộc và cảm thấy lo lắng khi không có điện thoại hay máy tính bên cạnh. Hơn nữa, bạn sẽ có xu hướng lướt mạng hay kiểm tra điện thoại nhiều hơn nếu có tích trữ dữ liệu ở những nơi này nên sẽ không còn thời gian cho những hoạt động khác.

Cách dọn dẹp không gian ảo

Bạn không cần xóa tất cả dữ liệu mình có và quay lưng lại hoàn toàn với các thiết bị công nghệ mà chỉ cần học cách dùng công nghệ hợp lý hơn. Để bắt đầu lối sống tối giản ở không gian ảo, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây.

1. Đối mặt với cảm giác hụt hẫng

Khi bạn loại bỏ mọi thứ từ đồ vật đến dữ liệu, cảm giác hụt hẫng và trống vắng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hãy suy nghĩ về những điều tích cực hơn như bạn đã có thêm không gian để lưu trữ những thứ quan trọng, để sáng tạo và để làm việc hiệu quả hơn.

2. Cho phép bản thân nghỉ ngơi

Khi đã lưu trữ một số dữ liệu trong máy hay điện thoại, bạn có thể sẽ có nhu cầu tiếp tục cập nhập những dữ liệu này. Tuy nhiên, điều này có thể làm bạn thêm mệt mỏi. Vậy nên, đôi khi bạn cần tạm thời tránh xa công nghệ và mạng xã hội một thời gian ngắn để nghỉ ngơi và cảm thấy bình an hơn.

3. Dọn dẹp màn hình nền máy tính

Màn hình máy tính rất quan trọng vì đây là nơi bạn nhìn thấy đầu tiên khi mở máy. Những thứ bạn đặt ở màn hình nền sẽ ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn rất nhiều. Vậy nên, bạn hãy dọn dẹp nơi này bằng cách xóa những tệp tin không còn dùng, xếp những tệp tin có liên quan với nhau vào cùng một thư mục và đặt tên thư mục rõ ràng để dễ kiếm.

4. Kiểm tra thư mục tải xuống

Thư mục tải xuống (download) là nơi chứa tất cả dữ liệu bạn tải từ trên mạng về máy. Thư mục này có thể chứa những dữ liệu rất cũ và không cần thiết nhưng lại ít khi được dọn dẹp. Để giải phóng bộ nhớ của máy, bạn hãy kiểm tra thư mục tải xuống và xóa những gì không còn dùng cũng như sắp xếp lại những tệp tin còn dùng ngăn nắp hơn.

5. Quét dọn hộp thư điện tử

Email của bạn đôi khi có thể chứa rất nhiều thư rác quảng cáo từ siêu thị, thông báo khuyến mãi từ cửa hàng quần áo hay tin tức từ một tờ báo bạn không còn đọc. Những email này sẽ phân tán sự chú ý của bạn tới những email quan trọng hơn. Vậy nên, bạn hãy dùng chức năng lọc email để xếp những thư không quan trọng vào một mục riêng để xử lý dễ dàng hơn.

6. Thường xuyên dọn dẹp dữ liệu

Hàng tháng, bạn hãy dành thời gian xem qua tất cả các dữ liệu hình ảnh, video, tập tin… trong máy tính, điện thoại và các ổ cứng. Bạn hãy hỏi bản thân xem mình có cần các dữ liệu này nữa không và mạnh dạn xóa nếu câu trả lời là “không”.

Những không gian ảo lưu dữ liệu trên điện thoại, máy tính, iPad… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hiệu quả công việc. Vì vậy, bạn hãy giữ không gian này luôn tinh giản và gọn gàng để tránh bị quá tải nhé!

Nguồn: Sưu tầm

Answer hZWZl5VnknGXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aVmJiaiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5VnknGXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...