AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolXGVmpuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Giải đáp thắc mắc: "Trước khi nghỉ việc nên chuẩn bị gì?"

Answer hZWZl5RolXGVmpuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVmpuViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Lan Nhi Ms's picture
1606181894

Trước khi nghỉ việc nên chuẩn bị gì?

Trước khi nghỉ việc nên chuẩn bị gì là điều không ít người thắc mắc khi quyết định nghỉ việc. Sau một khoảng thời gian làm việc bạn cảm thấy không muốn tiếp tục công việc này nữa. Bạn muốn tìm kiếm môi trường làm việc mới. Bạn muốn tìm cơ hội thăng tiến. Hoặc là bạn muốn làm việc trong một lĩnh vực khác. Bất kể nguyên nhân bạn nghỉ việc là gì thì có một số việc bạn nên chuẩn bị thật tốt trước khi nghỉ việc. Điều này giúp bạn giữ được sự chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp và sếp đến giây phút cuối cùng. Họ cũng sẽ có thiện cảm hơn trước quyết định nghỉ việc của bạn.

1. Xác định kế hoạch cụ thể những việc cần làm khi quyết định nghỉ việc

Khi bạn đã hoàn toàn chắc chắn về quyết định nghỉ việc của mình thì bạn nên lập ra một kế hoạch cụ thể những việc cần làm để bản thân không bị đẩy vào tình trạng khó khăn, bấp bênh. Đặc biệt là vấn đề tài chính. Nếu được bạn nên đợi đến khi có việc làm mới hãy nghỉ việc. Nếu chưa có việc làm mới, bạn nên đảm bảo rằng bạn có đủ tiền tiết kiệm để trang trải cho cuộc sống trong thời gian tìm việc.

Bạn không nên quá chủ quan khi cho rằng bạn sẽ dễ dàng kiếm được việc làm mới. Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc làm hiện tại, nhiều khả năng bạn sẽ phải thất nghiệp lâu hơn dự tính. Khi đã chắc chắn sẽ nghỉ việc bạn nên nhanh chóng tìm kiếm các cơ hội việc làm tiềm năng nhất. 

Khi nghỉ việc bạn nên đảm bảo rằng lý do nghỉ việc của bạn là đúng đắn. Bạn nên tránh trường hợp nghỉ việc vì những bất đồng hay xung đột nhất thời. Cũng đừng trong lúc nóng giận mà quyết định nghỉ việc. Bạn nên nỗ lực giải quyết những khúc mắc tồn tại trong công việc hiện tại. Bằng không, có khả năng bạn sẽ phải đối mặt với những việc tương tự trong tương lai, và rồi bạn lại nghỉ việc.

2. Soạn thảo thư nghỉ việc

Hãy soạn thảo một lá thư nghỉ việc chân thành, ngắn gọn và súc tích để trình bày lý do bạn nghỉ việc. Trong thư bạn nên nói rõ lý do bạn đưa ra quyết định này. Không nên thể hiện sự bất mãn đối với công ty trong thư nghỉ việc. Hãy gửi lời cảm ơn đến công ty và nhất là những người đã tạo điều kiện cho bạn hoàn thành công việc trong thời gian vừa qua. Bạn nên ghi rõ bạn sẽ làm việc đến ngày nào. Bạn sẽ hỗ trợ công ty tìm người thay thế để công việc được thuận lợi. Tránh dài dòng, kể lể lê thê trong thư nghỉ việc. 

truoc-khi-nghi-viec-nen-chuan-bi-gi-2

3. Chuẩn bị sẵn tâm lý khi công ty giữ chân bạn

Trong một số trường hợp khi bạn gửi thư nghỉ việc, công ty sẽ tìm cách giữ chân bạn bằng cách đưa ra các đề xuất đãi ngộ hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bạn cần xác định mạnh mẽ lý do bạn nghỉ việc. Không nên chỉ vì đề xuất hấp dẫn của công ty mà tiếp tục làm việc. Thực tế thì khi bạn gửi thư nghỉ việc đồng nghĩa với việc bạn đã không còn niềm tin khi làm việc với công ty nữa. Nếu bạn tiếp tục làm việc thì cái lý do khiến bạn muốn nghỉ việc vẫn hiện hữu. Bạn có dám chắc mình sẽ làm việc tốt khi vấn đề đó vẫn tồn tại hay không? Vì vậy bạn hãy mạnh mẽ và vững vàng để từ chối dứt khoát đề xuất từ công ty. 

4. Chọn thời điểm thông báo phù hợp với quy định của công ty

Bất kể bạn đang đảm nhận vị trí nào tại công ty thì khi bạn nghỉ, công ty cũng cần thời gian để tuyển người mới. Vì thế bạn cần thông báo trước để công ty có thời gian chuẩn bị nhân sự tiếp nhận công việc bạn đang làm.

Thời gian thông báo phụ thuộc vào quy định của công ty. Nếu công ty không quy định thời gian cụ thể thì bạn nên thông báo trước hai tuần để công việc không bị ngưng trệ. Tuy nhiên bạn không nên thông báo quá sớm, tránh tạo không khí làm việc không thoải mái trong thời gian bạn còn phải làm việc.

5. Sẵn sàng trò chuyện với sếp về lý do bạn nghỉ việc

Khi đã quyết định nghỉ việc, bạn cần mạnh mẽ để có một cuộc nói chuyện trực tiếp với sếp của bạn. Hãy đảm bảo rằng sếp là người đầu tiên biết về kế hoạch nghỉ việc của bạn. Nếu bạn đang đảm nhận một dự án quan trọng, hãy nói với sếp bạn sẽ rút khỏi dự án. Trao đổi thẳng thắn và lịch sự với sếp về lý do bạn nghỉ việc. Gửi lời cảm ơn đến sếp vì đã tạo điều kiện cho bạn phát triển. Thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm của bạn bằng cách trình bày với sếp kế hoạch chuyển giao công việc của bạn. Hãy cho sếp thấy bạn sẵn lòng hỗ trợ người mới tiếp nhận công việc.

6. Giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp sau khi thông báo nghỉ việc

Dù quyết định nghỉ việc thì bạn vẫn nên hoàn thành đúng trách nhiệm của mình trước khi chính thức rời công ty. Hãy chuẩn bị những gì cần thiết để bàn giao công việc cho người mới. Sắp xếp và lưu trữ các công việc bạn phụ trách một cách khoa học để việc chuyển giao được thuận lợi, không làm gián đoạn hoạt động của công ty. Thái độ làm việc chuyên nghiệp trong những ngày sau cùng này thể hiện sự tôn trọng của bạn với những người đã đồng hành cùng bạn và giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với họ. Hãy để mỗi cuộc chia tay là một khởi đầu mới chứ không phải là tạo thêm kẻ thù. Bạn không biết trước được mọi việc có thể liên quan đến nhau bất ngờ thế nào đâu.

truoc-khi-nghi-viec-nen-chuan-bi-gi-3

7. Dọn dẹp máy tính và lưu trữ lại những thông tin bạn cần

Bạn cần xóa các thông tin cá nhân đã lưu trữ trên máy tính của công ty. Tốt nhất bạn không nên để lại bất cứ thông tin nào không liên quan đến công việc trên máy tính.

Hãy dành thời gian lưu trữ lại những thông tin và dữ liệu cần thiết đối với bạn. Những thông tin này có thể rất hữu ích cho công việc của bạn sau này. Tuy nhiên nếu đó là thông tin mật của công ty thì bạn không nên đụng tới làm gì.

8. Giữ mối quan hệ với đồng nghiệp

Trong công việc bạn có cơ hội làm việc với không ít đồng nghiệp rất tốt. Vì vậy hãy dành thời gian nói lời chia tay tử tế với họ. Bạn có thể cùng họ đi ăn một bữa trước khi nghỉ việc. Hãy thể hiện sự cảm kích vì đã được làm việc cùng với họ. Hãy lưu lại thông tin liên lạc của họ và cung cấp cho họ thông tin liên lạc của bạn. Thỉnh thoảng bạn có thể hẹn gặp họ để trò chuyện và chia sẻ về cuộc sống. Bạn nên quan tâm đầu tư cho những mối quan hệ tốt đẹp để mở rộng mạng lưới bạn bè của mình. Điều này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn. 

Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra chào đón bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy chuẩn bị mọi thứ thật tốt, sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đến với bạn trong tương lai. Mong rằng với những chia sẻ chân thành trong bài viết này của TalentBold, bạn đọc sẽ không phải hoang mang khi trải qua giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của mình.

Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa

Answer hZWZl5RolXGVmpuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVmpuViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolXGVmpuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...