AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Làm việc cho một công ty càng lâu, bạn càng ít được tăng lương

Answer2 hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aRmZSSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Lily Le's picture
1528881514

Có một sự thật về mối quan hệ giữa thời gian làm việc và mức lương mà không phải ai cũng biết. Đó là nhân viên làm việc cho một công ty càng lâu thì càng có thu nhập thấp. Nếu làm việc trong thời gian dài hơn hai năm thì sau 10 năm, bạn sẽ lỗ trung bình 50% mức lương đáng được hưởng.



Nhảy việc có lợi gì?

Tại Mỹ, trung bình một nhân viên kỳ vọng sẽ được tăng 3% lương trong năm 2014. Các cá nhân xuất sắc có thể hy vọng mức tăng 4,5% còn những ai làm việc kém hơn thì chỉ dừng lại ở con số 1,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở nước này theo tính toán của Cục Thống kê Lao động (BLS) dựa trên CPI là 2,1%. Như vậy trung bình, mức tăng lương thực tế chỉ chưa đến 1%.

Khiến ban lãnh đạo thay đổi mức tăng lương là chuyện gần như không thể, nhưng chúng ta có thể quyết định xem mình có nên ở lại một công ty chỉ tăng lương ít như vậy hay không. Tỷ lệ tăng lương trung bình mà một nhân viên nhận được khi rời công ty nằm trong khoảng 10% đến 20%. Thậm chí có những trường hợp nhân viên được tăng tới hơn 50% lương, tùy từng hoàn cảnh và ngành nghề.

Tại sao những người nhảy việc lại được “thưởng” trong khi nhân viên trung thành thì bị “phạt”? Câu trả lời rất đơn giản. Kinh tế suy thoái khiến các doanh nghiệp đóng băng ngân sách và giảm tiền lương cho nhân viên. Chúng ta có thể thông cảm với hành động này. 

Vấn đề là mức lương giảm vốn chỉ mang tính chất tạm thời thì giờ lại trở thành tiêu chuẩn. Chẳng hạn như ở Mỹ, người ta đã quá quen với việc “tăng lương 3%” đến nỗi con số này trở thành định mức mới. John Hollon, cựu biên tập viên của tạp chí Workforce.com vẫn còn nhớ trước đây, 5% mới là mức tăng lương trung bình hàng năm tại nước này. Cuộc suy thoái là cái cớ hoàn hảo cho các công ty thu hẹp quỹ lương và giảm mức tăng lương kỳ vọng trong dài hạn. 

Bethany Devine, giám đốc phụ trách tuyển dụng tại thung lũng Silicon cho biết: “Tôi thấy những người từng chuyển việc thường yêu cầu mức lương cao hơn. Khi bạn làm việc lâu dài ở một công ty, bạn sẽ bắt đầu với một mức lương cơ bản và hàng năm được tăng thêm một chút dựa vào lương hiện tại. Thông thường mức tăng này chỉ có giới hạn nhất định. Tuy nhiên, nếu chuyển sang công ty khác, bạn sẽ bắt đầu lại từ đầu và có thể yêu cầu một mức lương cơ bản cao hơn”.

Bà Bethany Devine tiết lộ thêm rằng một số công ty giới hạn số lượng nhân viên được thăng chức trong năm. Do đó, nhiều khi bạn đáp ứng đủ điều kiện mà vẫn chưa được thăng chức, thậm chí còn phải “xếp hàng” đợi nhiều năm trời mới đến lượt. Còn nếu chuyển sang công ty mới, bạn có thể được nhận ngay chức vụ cao hơn, miễn là bạn đủ khả năng.

Hãy thử xem xét lợi ích khi nhảy việc qua ví dụ sau. Jessica Derkis là trưởng phòng marketing của YMCA với mức lương khởi điểm là 16.640 USD/năm. Trong vòng 10 năm, cô đã chuyển việc 5 lần và hiện đang kiếm được 72.000 USD/năm. Như vậy sau 10 năm, mức lương của cô đã tăng đến 330%.

Nhảy việc có gây ra thiệt hại gì không?

Nhiều người e ngại rằng nhảy việc quá thường xuyên sẽ “làm xấu” CV. Một số nhà tuyển dụng có thể không hài lòng với “thành tích” này và loại hồ sơ của bạn chỉ vì lý do đó. 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu rủi ro có lớn hơn lợi ích bạn sẽ thu được hay không. Christine Mueller, chủ tịch hãng TechniSearch Recruiters cho biết, một số nhà tuyển dụng khẳng định sẽ “không cân nhắc những ai nhảy việc trên 3 lần trong vòng 10 năm, không cần biết lý do”. 

Mặc dù vậy bà Mueller vẫn khuyên nhân viên nên chuyển việc cứ mỗi 3 hay 4 năm để được tăng lương nhiều nhất. Vấn đề không phải là việc bạn có nên chuyển việc hay không, mà là bạn nên đợi bao lâu thì mới chuyển việc để tối đa hóa mức lương và đạt được mục tiêu của mình.

Brendan Burke, giám đốc tại Headwaters HW cực lực phản đối quan điểm chuyển việc là tốt. Theo ông, nhiều công ty không đủ khả năng để nhanh chóng thăng chức và thưởng cho các nhân viên giỏi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như những vấn đề chính trị trong nội bộ công ty. Do đó, họ để mất nhiều nhân viên xuất sắc. Tuy nhiên các vấn đề “chính trị công sở” là không thể tránh khỏi và không phải rào cản quá lớn ngăn các tài năng được khen thưởng xứng đáng.

Andrew Bauer, CEO của Royce Leather thì lại cho rằng chuyển việc sẽ khiến bạn bị stress. Ngoài tiền lương, người lao động còn nhiều vấn đề phải cân nhắc như: Chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và các chuẩn mực đạo đức. Tiền quả thực rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cũng cần cân đối giữa tiền với những thứ khác trong cuộc sống nữa. Vì tiền không phải là tất cả.

Kết luận

Trên thực tế, nhân viên thường không được nhận mức lương xứng đáng. Thay vì phàn nàn về những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát như nền kinh tế hay quyết định của ban lãnh đạo, chúng ta hãy làm những gì có thể. 

Tất nhiên nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ. Không phải ai cũng chuyển việc được ngay, nhưng hãy cân nhắc giải pháp này và làm chủ đồng lương cũng như sự nghiệp của mình. 

Theo Infonet/Forbes


Answer2 hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aRmZSSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Tan Lam's picture
    Tan Lam
    1529465187

    Bài viết đọc cảm thấy khá hấp dẫn. Nhất là trường hợp Jessica Derkis từ 16.640 lên 72.000.

    Tuy nhiên, cả thế giới mà chỉ lấy có một Jessica Derkis để minh chứng và mong đó là sự thuyết phục thì theo quan điểm cá nhân là hơi bị sai sai nếu không nói là mang tính quảng cáo với cái tít là "hấp dẫn nhất" mà các MC hay ca sĩ thường dùng.

    Chúng ta có bao nhiêu người nghĩ rằng người làm việc lâu dài không được tăng lương tương xứng như người nhảy việc là những người ù lỳ, không suy nghĩ, mac ke no, không dám vượt rào?

    Có lẽ hầu hết tất cả những người nhảy việc đều nghĩ như vậy.

    Nhưng có ai nghĩ rằng người làm việc lâu dài họ làm việc nhẹ nhàng hơn không, họ cảm thấy công việc đó đơn giản dần đi không? Và thu nhập không tăng nhưng đối với họ thời gian dài nó đã phù hợp với sự sắp xếp chi tiêu của họ? Hay nói cách khác là thu nhập vẫn vậy nhưng họ cũng đã có cách sống tương xứng còn người nhảy việc là những người không thể đưa hoặc không thể sắp xếp được chi tiêu hợp lý với chính điều kiện của họ?

    Trở lại Jessica Derkis thì còn số kia chắc chắn là không thể tính tròn 10 năm và để có được con số đó là phải trãi qua 10 năm. Tức là con số ấy là cái mức chứ không phải cái tổng thu nhập thực tế có được.

    Cụ thể trong 10 năm ấy để có được cái mức trần 72.000 thì Jessica Derkis đã nhảy việc và việc nhảy việc luôn đi kèm thời gian bỏ việc, mất việc, chán nãn hiệu quả kém thậm chí bị trừ lương ... và có thể số tháng thu nhập không phải là 12  x 10 năm mà có thể cộng dồn chỉ có 4 năm, 5 năm hay 8 năm chẳng hạn. Đây là cái có thực.

    Không cổ súy cho việc làm một chỗ hay phải nhảy việc mà nên xem xét việc nhảy việc nó bắt nguồn từ điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người, mỗi trường hợp vào những thời điểm khác nhau. Trong số đó có những người nhảy việc cũng gặp hậu quả sai lầm trong số hàng tỷ cuộc nhảy việc trừ trường hợp Jessica Derkis nêu trên.

    Vấn đề là có được thông tin thì như nhau nhưng xử lý, áp dụng thì phải cân nhắc thế nào cho nó tốt nhất, nó có khả năng thành công cao nhất với mình.

    Ý kiến chia sẻ mang tính cá nhân.

      hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnp2al4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmacpeFneDh
    hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqdnZWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhwbZpmVm6xtg..
  • Thanh Tran's picture
    Thanh Tran
    1529467058

    Điều này mình thấy đúng nè. Nhưng mình thuộc tuýp người không thích bay nhảy nên đành chấp nhận thôi

      hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnp2amIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmacpiFneDh
    hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqdnZaIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhtbpdlVm6xtg..
hZWZl5VnknKdk5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...