AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VmknKblZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

[for Leader] Có phải càng thưởng nhiều thì hiệu suất càng cao?

Answer1 hZWZl5VllXKUk5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aXlZeTiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Huong Ha's picture
1562731005

THƯỞNG CÀNG NHIỀU THỊ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CÀNG CAO?

Khi muốn khuyến khích một hành vi nào, các doanh nghiệp thường “tưởng thưởng” cho hành vi đó với mong muốn nhân viên sẽ thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên hàng loạt thí nghiệm khoa học động lực chỉ ra rằng điều này chỉ đúng trong một số trường hợp.

Với những hoạt động đơn giản có mục tiêu và cách thức thực hiện rõ ràng “Làm cái này, thì được cái kia”, Tưởng Thưởng vật chất có tác dụng gia tăng Hiệu suất tốt. Tuy nhiên, với những nhiệm vụ thức tạp đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề, tiền bạc sẽ dẫn tới giảm cả hiệu suất lẫn chất lượng công việc.

Thí nghiệm của Viện Công nghệ Massachusetts

Hai nhóm sinh viên được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và được hứa có thưởng nếu hoàn thành tốt: Nhóm 1 được hứa thưởng $300 và Nhóm 2 là $30.

Tiền thưởng giúp gia tăng kết quả tốt khi họ thực hiện những nhiệm vụ đơn giản (Ví dụ: bấm thật nhanh vào các phím được chọn sẵn trên bàn phím v.v.). Khi đó, mức độ hoàn thành của nhóm được Thưởng cao cao hơn 95% so với nhóm được Thưởng thấp. Kết quả lại hoàn toàn ngược lại với những nhiệm vụ phức tạp hơn (Ví dụ: Thi giải toán v.v.). Nhóm sinh viên được
Thưởng cao đạt kết quả thấp hơn 32% so với nhóm được hứa Thưởng thấp.

Hàng loạt thí nghiệm khác nhau được thực hiện dưới nhiều hình thức, bởi những nhóm nghiên cứu uy tín trong các lĩnh vực đa dạng trên toàn thế giới trong 40 năm qua đều có kết luận tương tự.

Giải thích theo Khoa học Não Bộ (Neuro-Science)

Khi não bộ cần tập trung để giải quyết vấn đề và, hoặc tư duy sáng tạo nhưng lại bị tác động bởi những kích thích bên ngoài (trong trường hợp này là tiền thưởng) thì dưới hiệu ứng xao lãng – Distraction effect, não bộ bị hướng tập trung quá mức vào các yếu tố thưởng phạt mà thiếu tập trung vào nhiệm vụ chính, vì thế suy giảm khả năng và hạn chế kết quả.

Đặc biệt khi một nhiệm vụ được định vị như một cuộc tranh tài (Trong trường hợp này là cuộc thi giải toán), hệ thần kinh cảm xúc bị kích hoạt sẽ tạo ra một mức áp lực tâm lý nhất định mà chúng ta hay gọi là “Stress”. Các hóc-môn (hormone) sinh ra do phản ứng Stress (fight or flight) sẽ làm “tắt ngóm” hoặc sai lệch các thông tin do thùy trán tiếp nhận, khiến não bộ chỉ có thể suy nghĩ theo kiểu Functional Fixedness – Tư duy cứng nhắc theo thói quen và vì thế suy giảm đáng kể khả năng suy nghĩ sáng tạo.

THƯỞNG CÀNG NHIỀU THÌ NHÂN VIÊN CÀNG YÊU THÍCH CÔNG VIỆC?

Chúng ta thường mong muốn “Vừa được làm điều mình yêu thích vừa được trả nhiều tiền”. Khoa học hành vi lại chứng minh: Trong nhiều trường hợp, được trả tiền để làm điều bạn yêu thích sẽ khiến giảm bớt yêu thích hoạt động đó.

Nghiên cứu thuộc đại học Stanford

Nhóm nghiên cứu chia các em nhỏ yêu thích vẽ tranh (có cùng mức độ yêu thích) thành ba nhóm:

  • Nhóm 1: Được hứa nếu vẽ xong sẽ có thưởng
  • Nhóm 2 : Không được hứa hẹn gì hết nhưng khi vẽ xong vẫn được tặng bằng khen như một phần thưởng bất ngờ.
  • Nhóm 3: Không được hứa hẹn gì, làm xong cũng không được thưởng gì.

Kết quả chỉ ra rằng:

--> Nhóm 2 và nhóm 3 giữ nguyên mức yêu thích.
--> Nhóm 1 giờ đây dành ít thời gian để vẽ hơn và khi vẽ cũng tỏ ra kém thích thú hơn.

Khi được làm điều mình thích, bản thân công việc đã là phần thưởng: là Động lực Tự thân - mình làm vì mình muốn. Tuy nhiên nếu làm điều mình thích “vì được trả tiền/hoặc được thưởng”, Động lực Tự thân chuyển dần thành Động lực Ngoại hiện - làm vì người khác muốn. Khi đó, khoa học chứng minh sự thích thú giảm đi, vì thế hiệu quả cũng giảm theo.

Khoa học Động Lực gọi đây là hiệu ứng thưởng dư thừa – Overjustification Effect

Giải thích theo Khoa học Não Bộ (Neuro-Science)

Khi chụp MRI não bộ của nhóm người làm một việc “vì vui thích” và nhóm người “làm vì được tưởng thưởng”: Các hoạt động não bộ lúc đầu diễn ra tương tự nhau.

Tuy nhiên, khi nhóm “Làm vì tưởng thưởng” cũng làm việc đó nhưng không được hứa thưởng gì hết và được mời chụp MRI lần 2, thì hoạt động của vùng não chịu trách nhiệm kích thích động lực yếu hẳn.

Nguồn: Báo cáo Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2018

Xem thêm: 


Answer1 hZWZl5VllXKUk5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aXlZeTiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Điều này tương tự như trường hợp tặng kẹo cho 1 đưa bé.

    Những lần đầu, đứa sẽ tỏ ra biết ơn người tặng. Nhưng càng lâu dài, đứa bé sẽ xem như đó là một điều mặc nhiên mà nó phải nhận được và sẽ tỏ ra giận giữ nếu không nhận được (hoặc nhận chậm hơn các lần trước).

    Còn trong doanh nghiệp, một việc dễ nhận thấy nhất là mỗi lần Tết đến xuân về. Nhân viên thường so đo khoảng thưởng so với năm trước, so với công ty cùng ngành, hoặc so với ngành khác. Nếu thưởng Tết thấp hơn năm trước, thường nhân viên sẽ "giận hờn, trách móc", họ xem tiền thưởng Tết là một cái gì đó đương nhiên mà họ đạt đượng. Hầu như không ai nghĩ về phần đóng góp của bản thận cho doanh nghiệp là gì, tình hình công ty tốt hay xấu.

    Bởi vậy, việc tặng thưởng (và tặng quà nói chung) luôn là một nghệ thuật. Thưởng sau cho mỗi phần quà mà người lao động nhận được đều hiểu ẩn ý bên trong của món quà là gì thì đó mới đúng cao siêu.

      hZWZl5VllXKUk5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlpyRmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5VllXKUk5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2GZaZqFneDh
    hZWZl5VllXKUk5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5KclJiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmxvcJxlVm6xtg..
hZWZl5VmknKblZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...