AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dkmm6YmJeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Nói về NGƯỜI CŨ khi phỏng vấn cùng NGƯỜI MỚI: Lợi và hại?

Answer hZWZl5dkmm6YmJeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aSlZebiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Anh Huynh's picture
1531723370


Vì sao bạn lại từ bỏ công việc tại chỗ làm cũ? Mỗi quan hệ giữa bạn và các thành viên mà cụ thể là sếp cũ ra sao? Không ít ứng viên rơi vào tình huống khó xử khi đi phòng vấn xin việc mới nhưng liên tục bị hỏi về người cũ như thế. Phân tích lợi hại trong từng tình huống để có cách ứng xử khôn khéo nhất khi lỡ gặp phải cái bẫy tế nhị từ nhà tuyển dụng này bạn nhé!

Hãy nhớ lưu lại những ký ức” tốt đẹp

Giấu diếm không phải là một cách hay để trả lời các câu hỏi liên quan đến sếp và công việc cũ. Bởi nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể tìm kiếm và xác thực các thông tin của bạn một cách nhanh chóng. Đây là lúc họ kiểm tra mức độ thành thật thông qua cách bạn kể về công việc cũ.

Bí quyết của bạn là hãy cứ thành thật kể về những kỷ niệm đẹp tại công việc cũ. Bạn có thể kể về những thành tích mình đạt được, những mối quan hệ đến giờ vẫn còn tốt đẹp. Hãy khôn khéo đan xen những điều tốt đẹp, thay vào đó hãy chia sẻ nhiều hơn về mục đích bạn ra đi vì muốn thay đổi một môi trường mới, muốn tìm kiếm những thử thách khác cho mình. Nhờ đó, cái lợi của là vẫn cho nhà tuyển dụng biết rõ hơn về quá trình bạn làm việc và hợp tác của mình trong quá khứ. Và quan trọng là họ tôn trọng sự thành thật của bạn.

Hạn chế nhắc về những điều không hay                             

Nói những điều chưa tốt về sếp cũ là bạn đã tự đánh mất cơ hội của mình, bởi không nhà tuyển dụng nào chọn một người chưa chi đã “nói xấu” người khác. Ngoài ra, những điều bạn nói cũng có thể sẽ tới tai sếp cũ/công ty cũ, phá hỏng mối quan hệ của bạn và họ. Trong tình huống tế nhị này, hãy nói có chọn lọc, không bêu xấu, bôi nhọ sếp (mặc dù có hay không), dùng những từ nói giảm nói tránh để vừa ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng vừa không gây khó xử khi gặp lại người cũ.

Cái hại của việc nói xấu “người cũ” trước mặt “người mới” là rất nhiều. Không được lợi ích gì trong buổi phỏng vấn mà còn làm tổn hại đến bản thân, vậy nên, hãy khôn khéo để không phải bị sập bẫy.

Hãy mang một thông điệp tích cực thay vì những điều tiêu cực đã xảy ra đến buổi phỏng vấn xin việc. Đó là cách bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như vẫn giữ cho mình một ký ức đẹp đẽ về công ty cũ.

Chúc bạn thành công!


Answer hZWZl5dkmm6YmJeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aSlZebiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5dkmm6YmJeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...