AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolG6VlJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Tại sao bạn không hài lòng với công việc của mình?

Answer hZWZlp1gmWqalJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eXmJWbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Kim Anh Tran's picture
1624607958

Hội chứng con chim xanh (blue bird syndrome) nhắc đến những người luôn cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại, luôn mơ ước về một tương lai lộng lẫy. Chúng xuất hiện ở hầu hết tất cả người đi làm, không chỉ ở thế hệ mà người đi làm lâu năm cũng không ngoại lệ. 

Bài viết dưới đây sẽ lý giải điều đó. 

Ảnh minh họa

 Lý do chủ quan xuất phát từ người đi làm
  • Mặc dù được trả lương cao, chế độ đãi ngộ tốt nhưng bạn cảm thấy tính chất công việc không phù hợp. Chẳng hạn, bạn không phải người thích làm việc với những con số nên dù có thể hoàn thành tốt công việc của một chuyên viên phân tích số liệu nhưng sâu thẩm bên trong bạn vẫn không thích việc này.

  • Bạn không có động lực phấn đấu vì công việc hiện tại khiến bạn cảm thấy không đủ thử thách, bạn cần những trải nghiệm đa dạng và thú vị hơn.

  • Bạn không cân bằng được công việc và cuộc sống cá nhân: Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm hơn 8 tiếng/ngày tại công ty nhưng cuộc sống cá nhân, gia đình, con cái cũng cần bạn, khi không cân bằng được cả hai, bạn lại cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại.  

  • Bạn không hòa hợp được với đồng nghiệp/sếp: Dù muốn dù không làm việc trong chốn công sở, bạn cũng cần dung hòa được cá tính của mình và những người xung quanh. Nếu bạn đã cố gắng làm điều đó nhưng vẫn trở thành tâm điểm của những vụ drama ắt bạn sẽ không thoải mái chút nào.

  • Ngoài ra nếu cảm thấy mình chưa đủ tự tin, sức khỏe không đảm bảo tâm lý thích nghỉ việc sẽ khiến bạn bắt đầu suy nghĩ lại về công việc hiện tại.

Lý do khách quan từ công việc/môi trường làm việc

  • Công việc có áp lực quá lớn, đòi hỏi quá nhiều: Bạn đang nhận quá nhiều trách nhiệm lên vai và ngại từ chối rằng mình không thể đảm nhiệm thêm nữa. Đồng thời mỗi ngày bạn là người đầu tiên đến và là người cuối cùng rời khỏi công ty. Thậm chí, khi bạn chỉ muốn nghỉ ngơi một chút thì liền gặp phải phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp. Về lâu dài bạn sẽ muốn rời đi. 

  • Bạn được trả lương không xứng đáng: Với công sức và những đóng góp bạn bỏ ra nhưng cuối tháng bạn chỉ nhận được số tiền khiêm tốn, cảm giác của bạn không vui và càu nhàu. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không bằng lòng với lương về chế độ ở đây.

  • Bạn không được đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức cho công việc: Lẳng lặng nhận công việc và làm bất kể đúng sai. Bất chợt nhìn lại bạn mới thấy rằng bạn đã có một khoảng cách thật xa với những người cùng lứa vì bạn chỉ biết làm mà không được cập nhật, nâng cao trình độ của mình.

  • Bạn không nhìn thấy cơ hội thăng tiến: Sếp không giúp bạn định hướng rõ ràng cho mục tiêu tương lai mà chỉ để bạn dậm chân tại chỗ mãi một vị trí. Hoặc khi có một nhân viên thuộc hàng quản lý nghỉ việc, thay vì đề bạt nhân viên từ trong nội bộ thì sếp lại quyết định tuyển một quản lý mới vào... Điều này vô tình tạo ra tâm lý không được tôn trọng và bạn có lẽ muốn rời đi.

  • Ngoài ra, những yếu tố về văn hóa công ty hay điều kiện làm việc không phù hợp, không an toàn, bạn sẽ chẳng thể nào cảm thấy hài lòng.  

Hãy áp dụng 3 nguyên tắc trong cơ bản là:

WHAT = Mục tiêu của bạn là gì?

HOW = Kế hoạch hành động của bạn như thế nào?

WHEN = Thời gian thực hiện khi nào?

Bạn tìm được một công việc tốt, người thân, bạn bè và chính bạn đều rất vui. Chúc mừng bạn nếu bạn say mê, mong chờ công việc đến mỗi ngày. Nhưng xin chia buồn nếu bạn đang đếm từng ngày cho tới ngày cuối tuần bởi bạn chỉ đang đi làm nhưng không thể enjoy vào công việc được. Quả thật, có việc làm là tốt nhưng hài lòng với công việc hay không là câu hỏi khó nhằn!

Answer hZWZlp1gmWqalJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eXmJWbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolG6VlJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...