AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VnkWydlZKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Trong nguy có cơ: 5 hướng ‘thoát hiểm’ và 3 phương thuốc giúp doanh nghiệp Việt phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19

Answer hZWZl5VnkWydlZKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eSmpWaiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Huong Ha's picture
1589518048

Để có thể sống sót và bật lên nhanh chóng ở mùa đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Việt đã quyết liệt tiến hành 5 chuyển động sau: chuyển đổi số, chuyển đổi chiến lược kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu tổ chức, chú trọng truyền thông nội bộ và tập trung huấn luyện đào tạo. Nhưng theo Anphabe, từng đó chưa đủ.

Trong mùa đại dịch 2019, thuật ngữ VUCA được nhiều doanh nghiệp dùng để chỉ tình trạng bất định của thị trường và chính bản thân họ. VUCAVolative – Thay đổi khôn lường, Uncertain – Khó dự đoán, Complex – Phức tạp và Ambiguous – Không rõ ràng.

Điều đó thể hiện rõ trong thực tế tình hình nhân sự - doanh thu của các doanh nghiệp trong khoảng 3 tháng qua: doanh thu sụt giảm, nguy cơ lỗ ngay và luôn; kế hoạch kinh doanh cho năm 2020 buộc phải gác lại hoặc điều chỉnh hầu hết hạng mục; nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng về cơ sở hạ tầng – quy trình làm việc – phương cách quản lý cho “work from home”; kéo theo đó là việc rất nhiều công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương thưởng hoặc giờ làm.

Ngành Bảo hiểm và hàng tiêu dùng nhanh là hai nhóm có vẻ "đỡ ảnh hưởng nhất" do trong Quý I/2020 có những mặt hàng và có những thời điểm nhu cầu khách hàng tăng đột biến; tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn khá dè dặt khi nhìn về tương lai, bởi sức mua thực của thị trường sẽ chỉ rõ ràng hơn vào Quý II/2020 và vẫn còn đó rủi ro do nhóm khách hàng tiềm năng nhất có thể lại chính là các đối tượng đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 lần này.

Do vậy, tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp là "thủ thế", một mặt cố gắng đảm bảo sự liên tục trong kinh doanh, một mặt tiếp tục nghe ngóng và làm quen dần với tình hình mới. Chính tâm lý "thủ" thay vì mạnh dạn "tiến" này đang tạo ra một rủi ro lớn về sự trì trệ trong các dòng chảy kinh tế và nếu tiếp tục kéo dài sẽ là khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái trong tương lai gần.

Tuy nhiên, trên cái nền xám xịt đó, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chuyển động rất tích cực trong mùa Covid-19.

"Dịch Covid-19 như ‘liều thuốc thử’ đo lường sức khỏe và mức độ phản ứng của mỗi doanh nghiệp. Trong ‘nguy có cơ’, nên theo ghi nhận của Anphabe, nhiều doanh nghiệp Việt đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra những phương án ứng phó vừa tốc độ vừa hiệu quả.

Với sự quyết liệt của chính phủ, Việt Nam tạm thời đã đẩy lùi làn sóng Covid thứ nhất và thứ hai. Nhưng như nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định, cuộc chiến lớn nhất – cuộc chiến kinh tế vẫn còn đang ở phía trước. Trong hành trình chuẩn bị cho một ‘trật tự mới’ hậu Covid-19, Anphabe đã ghi nhận một số hướng hành động hiệu quả đang được các doanh nghiệp cấp tiến áp dụng", Anphabe – công ty về tư vấn và giải pháp nguồn nhân lực hàng đầu châu Á và Việt Nam, nhận định.

5 hướng ‘thoát hiểm’ ngoạn mục của các doanh nghiệp Việt

1. Chuyển đổi số - câu chuyện tất yếu của nhiều doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 thực ra lại là yếu tố thúc đẩy hành trình chuyển đổi số tại nhiều DN diễn ra nhanh và quyết liệt hơn bao giờ hết. Khi bắt buộc phải giãn cách xã hội, công nghệ trở thành chiếc phao cứu sinh giúp các công ty chuyển đổi sang làm việc ở nhà và hoạt động trực tuyến nhanh chóng, linh hoạt.

Ví dụ: tại tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, tuy đã đầu tư rất sớm vào hệ thống truyền thông và kết nối nội bộ Workplace do Facebook cung cấp, nếu trước Covid, không dễ để thuyết phục mọi nhân viên cùng sử dụng thì giờ đây, việc dùng hệ thống này để trao đổi và làm việc nhóm đã trở nên rất thiết yếu. Bảo Việt cho biết thêm, số lượng đơn hàng trực tuyến cũng gia tăng đáng kể dù trước đây, khá khó để các nhân viên ở tỉnh xa ‘chia tay’ với cách làm giấy truyền thống.

Covid đã mở ra một giai đoạn mà mọi định hướng kinh doanh đều cần hướng tới một nền tảng số, mọi tổ chức từ lãnh đạo tới nhân viên đều cần tư duy số và công nghệ sẽ trở thành ngôn ngữ chung kết nối chúng ta tới tương lai.

2. Chuyển đổi chiến lược kinh doanh cần nhanh và thức thời

Để thích ứng và tồn tại trong giai đoạn này, DN buộc phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, hướng tới những nhu cầu mới và thậm chí là các nhóm khách hàng mới.

Ví dụ: tuy bị tạm ngưng đội ngũ vận chuyển bằng taxi công nghệ, Grab đã giới thiệu ngay dịch vụ đi chợ hộ Grabmart; chuỗi pizza 4P nổi tiếng vì ‘nói không’ với dịch vụ giao hàng giờ đã phục vụ tận nơi và còn tặng thêm khách hàng danh sách nhạc riêng cho bữa trưa và bữa tối. Hay Vinamilk tập trung đẩy mạnh hàng loạt sản phẩm chuyên về sức đề kháng để đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng.v.v.

Dù muốn hay không, tinh thần ‘dám thay đổi’ và tốc độ thay đổi chính là thước đo cho khả năng sinh tồn của các doanh nghiệp lúc này

3. Chuyển dịch cơ cấu tổ chức quyết liệt chưa từng thấy

Chia sẻ với Anphabe, nhiều CEO và Giám đốc nhân sự cho rằng: khủng hoảng Covid-19 đã làm thay đổi nhiều vấn đề vốn bất di bất dịch, trong đó có câu chuyện cơ cấu tổ chức. Covid-19 chính là cơ hội tốt để rà soát lại đội ngũ, thay đổi mô tả công việc ở nhiều vị trí theo xu hướng ‘chuyển đổi định phí thành biến phí’ và tập trung vào ‘chiến tuyến đầu’ cứu doanh thu.

Chẳng hạn: Nhân viên bộ phận vận hành (operation) được đào tạo để chuyển đổi thành bộ phận bán hàng (sales), thu nhập cố định theo đó sẽ giảm dần và được thay thế bằng thu nhập kinh doanh. Đây chính là xu hướng chuyển dịch phổ biến đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm, Ngân hàng và thậm chí là bất động sản.

4. Truyền thông nội bộ và nâng cao trách nhiệm xã hội trở thành việc làm cấp thiết

Thay đổi cũng đồng nghĩa với nhiều bất định và có thể trong nội bộ bị mất phương hướng. Để ‘cách ly mà không chia xa’, doanh nghiệp phải biết tận dụng mọi cơ hội truyền thông nội bộ bằng đa phương tiện và những nền tảng mới để gắn kết nhân viên, giúp họ an tâm hơn, đồng thời nắm được những ưu tiên trong hàng loạt thay đổi đang đồng loạt diễn ra.

Ví dụ: công ty vàng bạc đá quý PNJ đang sử dụng hệ thống khảo sát nhanh hàng ngày để nhân viên cập nhật nhanh về ‘tình hình sức khỏe’ doanh nghiệp. Tổng giám đốc INSEE thì livestream về kết quả kinh doanh tới công nhân của từng nhà máy; nhân viên Vietcredit nhảy Ghen Covid, quay lại bằng Tiktok và chia sẻ với toàn hệ thống nhờ Workplace…

Bên cạnh đó, ngoài việc giải quyết những khó khăn kinh doanh, cũng không hiếm các doanh nghiệp thể hiện tốt vai trò xã hội của mình trong việc ‘chung tay phòng chống Covid-19’ với nhà nước.

Như việc nhân viên Saint Gobain cùng góp những ngày lương để ủng hộ 5 triệu khẩu trang chống dịch, toàn bộ ban lãnh đạo SHB tự nguyện giảm lương 30-50% cho đến khi hết dịch để dồn lực cho gói cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hơn bao giờ hết, những giá trị cộng đồng mà các doanh nghiệp đang tạo ra trong giai đoạn này ngoài việc thúc đẩy lòng tự hào của nhân viên cũng sẽ là những điểm sáng trong Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng của họ trong tương lai.

5. Covid-19 là khoảng nghỉ để doanh nghiệp tập trung huấn luyện và đào tạo

Nhiều DN với tầm nhìn xa cũng đã lựa chọn thời điểm này để tập trung hoạt động huấn luyện đào tạo nhằm nâng cao nội lực sẵn sàng hơn cho giai đoạn mới.

Ví dụ: Công ty bảo hiểm Prudential mới đầu tư 2 triệu đô cho hệ thống đào tạo đại lý trực tuyến (Virtual learning studio) - lần đầu tiên cho phép giảng viên tương tác với hàng trăm nhân viên từ nhiều đầu cầu khác nhau. Hoặc mặc dù phải rất thận trọng với mọi chi phí giai đoạn này, INSEE Việt Nam vẫn không ngần ngại chi một khoản tiền không nhỏ để đăng ký tài khoản học trực tuyến trên LinkedIn cho toàn bộ nhân viên cấp quản lý. Công ty FE credit tập trung đào tạo kỹ năng mới cho đội ngũ là tiếp cận khách hàng qua điện thoại và bán hàng từ xa…

Nguyên lý ‘đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn’ trong các trường hợp này chắc chắn sẽ mang lại những giá trị mới trong tương lai không xa cho các doanh nghiệp.

Bà Thanh Nguyễn – CEO của Anphabe chia sẻ thêm: "Covid-19 tuy là một cú đấm đau thương nhưng cũng có tác dụng thức tỉnh. Tạm gác những nỗi đau về kinh tế thì đây sẽ là cơ hội để các tổ chức nhìn lại chính mình. Khi cả nước đang gồng mình chống dịch thì nhiều doanh nghiệp cũng đã kịp có những bước thay đổi thức thời và tôi tin rằng đây chính là những vũ khí thiết yếu cho các doanh nghiệp này bứt phá trong giai đoạn hậu Covid-19.

Tôi cũng ghi nhận nỗ lực của nhiều doanh nghiệp đang làm hết sức để bảo vệ quyền lợi cho nhân viên và chính vì thế, đây cũng là lúc người nhân viên thể hiện trách nhiệm và tinh thần cao nhất để cùng chung tay với doanh nghiệp".

Từ tháng 9/2019, Anphabe trở thành đối tác chính thức của Linkedin tại thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp có nhu cầu về e-learning, tuyển dụng và đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng đột phá, vui lòng liên hệ Anphabe Team:  

* Hotline:  (84 28) 6268 2222, ext. 107
* Email:  huong.ha@anphabe.com  

3 đề nghị từ Anphabe giúp doanh nghiệp hồi phục nhanh chóng sau đại dịch


1. Xây dựng kịch bản hậu Covid

Theo Anphabe, việc sẵn sàng cho nhiều kịch bản khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn hậu Covid-19 là vô cùng cần thiết. Một năng lực mới cho các lãnh đạo thời nay được nhiều doanh nghiệp nhắc tới là khả năng lên kế hoạch kinh doanh không gián đoạn (BCP – Business Continuity Plan) với nhiều tình huống và có hướng thích ứng nhanh chóng.

Trong đó, không chỉ là đảm bảo an toàn cho nhân viên và hình dung ra các cú sốc, ví dụ nếu doanh thu giảm tới 1 nửa thì phải ‘khởi động nút cấp cứu’ thế nào, mà cốt lõi hơn là trong trật tự mới hậu Covid-19, cơ hội ‘bật dậy và bứt phá’ có thể nằm ở đâu? Khách hàng đang thay đổi hành vi theo hướng nào và liệu danh mục sản phẩm mới có những gì để nắm bắt các xu hướng đó?

2. Tối ưu hóa nguồn nhân lực và cách làm việc mới hiệu quả

Covid sẽ qua đi nhưng nhiều thay đổi nó tạo ra sẽ vẫn ở lại. Ví dụ: xu hướng làm việc từ xa, làm việc tại nhà sẽ được nhiều doanh nghiệp cân nhắc áp dụng. Các chuyển đổi nguồn nhân lực từ nhân sự cố định sang tận dụng các nguồn lực chia sẻ (freelance, nhân sự bán thời gian…) sẽ ngày càng phổ biến. Các phương thức tưởng thưởng thay đổi theo hướng giảm chi phí cố định sẽ được ưu tiên hơn. Trong bối cảnh đó, tiếp tục tận dụng các nền tảng số để đảm bảo sự mượt mà trong vận hành và gắn kết sâu trong tổ chức sẽ là yếu tố ưu tiên hàng đầu.

3. Xây dựng phẩm chất nhân viên thích ứng được cả ‘thời chiến’ lẫn ‘thời bình’

Hậu Covid-19, bên cạnh những thay đổi về mô hình kinh doanh, cách thức làm việc thì những kỹ năng mới cũng được hình thành và sẽ quyết định sự ‘sống còn’ của mỗi người đi làm, trong đó chắc chắn có năng lực sử dụng thuần thục các nền tảng công nghệ phổ biến (digital literacy).

Trong khi các doanh nghiệp đang liên tục thuyên chuyển hoặc tinh giảm nhân sự theo lộ trình, thì về phía người lao động, nếu không tập trung phát triển khả năng ‘đa nhiệm’, ví dụ như nhân viên chăm sóc khách hàng cũng phải biết sale, nhân viên sale có hiểu biết về marketing…, sẵn sàng tinh thần ‘một người làm bằng hai người’ để tạo ra nhiều giá trị rõ ràng hơn cho doanh nghiệp; thì rủi ro bị đào thải với họ cũng rất lớn.

Ngoài ra, sau đại dịch Covid-19, văn hóa hay năng lực hành vi cũng sẽ thay đổi, nên các doanh nghiệp có thể tranh thủ cơ hội này ‘cài đặt’ lại cho nhân viên. Ví dụ như PNJ, ngay trước thềm mùa dịch, đã khởi động dự án ‘tái tạo văn hóa doanh nghiệp’ trong đó đặt giá trị Sáng Tạo lên thành yếu tố ưu tiên hàng đầu.

Nguồn: Cafebiz.vn

Answer hZWZl5VnkWydlZKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eSmpWaiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5VnkWydlZKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...