AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5dlmXGdmZKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Vì sao doanh nghiệp Việt không chịu lớn?

Answer hZWZl5VnmnGcm5OExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aUlpWTiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Nói không chịu lớn, hay không dám lớn đều không đúng. Nói đúng phải là ko lớn được.

Để một doanh nghiệp lớn mạnh, nó phải có đủ thời gian để tích tụ tư bản, tích tụ kinh nghiệp và cả thương hiệu, chiến lược phát triển….

Các nước, những thương hiệu của họ đã có cả 100 năm. Doanh nghiệp tư nhân của Việt nam chỉ mới có được thời gian mấy chục năm, vì thế so sánh với các nước sẽ là khập khiễng. 

Tuy nhiên, để tích tụ được những điều nêu trên, doanh nghiệp không những cần thời gian để lớn mạnh mà còn cần nguồn nhân lực đủ mạnh, và tương đối toàn diện ở các khâu quản trị. Tuy nhiên ở Việt nam, các doanh nghiệp vừa có thời gian phát triển ngắn, vừa không có nguồn nhân lực đủ mạnh và toàn diện. 

Ngoài ra, còn một số lý do khiến cho doanh nghiệp Việt khó lớn mạnh như sau:

  • Doanh nghiệp gia đình hay quản lý mang kiểu gia đình, thì tồn tại lâu dài. Những doanh nghiệp do một số bạn bè cùng hùn vốn hoạt động, thì thường hoạt động một thời gian là không làm với nhau được nữa, kể cả thành công hay thất bại. Lý do chính là do ban đầu, họ không có thỏa thuận kỹ càng với nhau, dẫn tới khi thành công hay thất bại đều tranh công, đổ lỗi. Có nhiều doanh nghiệp cũng khá thành công rồi, nhưng chỉ vì tranh công đổ lỗi hay thỏa thuận không rõ ràng từ ban đầu, mà các thành viên tự chia tay nhau đi lập công ty mới.
  • Nhân sự của Việt nam, ban đầu đi làm thuê, khi học được nghề thì bỏ ra làm riêng. Mở công ty khác, cạnh tranh ngay với công ty cũ mình đã từng làm việc
  • Các doanh nghiệp tư nhân không hợp tác để chiếm lĩnh thị trường, cùng nhau phát triển, mà thường cạnh tranh và tìm cách bài trừ nhau.
  • Do yếu kém về quản trị, nên nhiều doanh nghiệp chỉ để ở mức vừa phải để phù hợp với trình độ quản lý của doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp khi mở thêm một lĩnh vực kinh doanh, thì họ phải mở thêm công ty, chứ không dám mở rộng quy mô quản lý.

Với những lý do trên, DNTN của Việt nam, đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, đã nhỏ bé lại càng khó có thể tập trung lớn mạnh. Gần đây đã có một số tập đoàn, hoặc doanh nghiệp lớn, nhưng tỷ lệ vẫn còn rất ít so với số doanh nghiệp tư nhân hiện nay.

Theo FB của chị Bùi Thị Lệ Phương - CEO Centex

Answer hZWZl5VnmnGcm5OExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aUlpWTiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5dlmXGdmZKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...