AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolG2UmJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng - Phần 2

Answer hZWZlpxplG2YlpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eUm52YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Thương hiệu không phải chỉ dành cho các doanh nghiệp. Bạn thấy đó, đứng sau mỗi thương hiệu thành công là những cá nhân xuất sắc với câu chuyện của riêng họ. Trong thời đại chuyển đổi số ngày nay, thương hiệu cá nhân không còn là thứ “ước gì tôi cũng được như họ” nữa, nó là thứ bạn nên xây dựng từ sớm. 

Nhưng thường chúng ta không làm được điều đó vì chúng ta quá bận rộn hoặc đôi lúc lại cảm thấy “người ta sẽ bảo tôi tự cao” khi đầu tư thời gian vào việc tiếp thị bản thân. Tuy nhiên, nếu bỏ qua thương hiệu cá nhân, có khi nhiều cơ hội suýt nữa thì đến gõ cửa mà chúng ta lại không hay biết. 

Profile LinkedIn là nền tảng cho thương hiệu cá nhân được nhiều người tin dùng. LinkedIn thường xuyên bổ sung các tính năng mới để tăng khả năng tiếp thị cá nhân cho người dùng. Dưới đây là 20 điểm cần chú ý để có một profile LinkedIn nhằm ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

How To Build Your Personal Brand On LinkedIn | Sales Hacker

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 1

1. Chọn ảnh đại diện phù hợp

Ảnh đại diện cũng giống như danh thiếp của bạn trên LinkedIn vậy, nó chi phối cách người ta ấn tượng về bạn ngay từ ban đầu. Một bức ảnh đẹp có thể làm tăng lượt view profile lên gấp 21 lần. Hãy đảm bảo đó là ảnh chụp gần đây của bạn, với tỷ lệ gương mặt chiếm khoảng 60% để người xem có thể nhận dạng được. Có thể apply vài lớp filter để tấm ảnh trông tươi tắn nhé.

2. Chọn thêm background

Background là yếu tố trực quan thứ hai ở đầu trang profile của bạn. Nó thu hút sự chú ý của mọi người. Có thể chọn background là khoảnh khắc đáng nhớ trong những năm đi làm của bạn, câu châm ngôn mà bạn tâm đắc hoặc ảnh nhận giải thưởng,...

3. Đặt headline ấn tượng thay vì chỉ là chức danh công việc

Không có quy tắc nào nói rằng bạn phải viết chức danh ở phần mô tả đầu trang profile cả. Sử dụng trường tiêu đề để nói thêm một chút về cách bạn nhìn nhận vai trò của bản thân cũng không tệ. Bạn có thể tham khảo danh sách kết nối của mình hoặc của bạn bè trên LinkedIn. Chắc hẳn bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị đấy.

4. Biến phần Summary thành câu chuyện của bạn

Nhiều người vẫn để trống phần này khi tạo profile LinkedIn mà đâu biết rằng đây là cơ hội để kể câu chuyện của chính mình. Nó là phần tiếp thị nội dung mang màu sắc cá nhân của bạn. Vì vậy, đừng chỉ dùng nó để liệt kê các kỹ năng hoặc chức danh công việc bạn có.

5. Dùng Buzzwords đúng cách

Buzzwords là những tính từ được sử dụng thường xuyên (nếu không nói là quá nhiều) trong các tiêu đề và phần tóm tắt của LinkedIn đến nỗi chúng trở nên gần như hoàn toàn vô nghĩa. Không phải là bạn không thể mô tả bản thân bằng những từ ngữ này. Tuy nhiên, chỉ nói thôi sẽ không thuyết phục mọi người tin rằng bạn có những phẩm chất này. Bạn cũng cần phải chứng minh, cả theo cách mà bạn mô tả bản thân và cách bạn sử dụng các tính năng của profile LinkedIn để thể hiện nội dung của mình nữa.

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 2

6. Mở rộng network

Một trong những cách dễ nhất và phù hợp nhất để phát triển vòng kết nối LinkedIn là đồng bộ hóa profile của bạn với sổ địa chỉ email. Điều này cho phép LinkedIn đề xuất những người bạn có thể kết nối. Không có yêu cầu kết nối nào được gửi mà không có sự cho phép của bạn, cho nên bạn có thể kiểm tra tất cả các mối quan hệ tiềm năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm bạn bè ở các group chuyên ngành.

7. Liệt kê các kỹ năng liên quan

Không nên bỏ qua phần này vì bên cạnh chức danh, nhà tuyển dụng cũng sẽ tìm kiếm ứng viên thông qua các từ khóa kỹ năng. Xem qua danh sách đề xuất của LinkedIn và chọn ra những kỹ năng phù hợp với bạn.

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 3

8. Làm nổi bật các dịch vụ mà bạn cung cấp

Services là một tính năng mới của LinkedIn giúp các consultants, freelancers, và những người làm việc cho doanh nghiệp nhỏ giới thiệu nhiều loại dịch vụ mà họ cung cấp. Điền vào phần Services trên profile của bạn để tăng khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. LinkedIn không triển khai các tính năng mới cho mọi thành viên, nên tính năng này có thể chưa khả dụng với bạn. Bạn có thể kiểm tra tại phần đầu trang profile và chọn “Add profile section” xem đã có chưa. Nếu có, hãy hoàn thiện nó.

 

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 4

9. Chứng thực kỹ năng

Xác nhận từ các thành viên khác là minh chứng cho kỹ năng và làm tăng uy tín của bạn. Nhưng làm thế nào để được xác nhận trên LinkedIn? Muốn nhận được sự ủng hộ, hãy cho đi điều tương tự. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng, hãy xem trong danh sách kết nối những người bạn cảm thấy thực sự xứng đáng nhận được sự chứng thực từ bạn. Đồng thời, đừng ngại liên hệ người khác với một tin nhắn lịch sự yêu cầu chứng thực giúp bạn một số kỹ năng chính. Lưu ý, tiếp cận những người có chứng thực mà bạn thực sự đánh giá cao (ví dụ như sếp trực tiếp).

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 5

10. Chủ động trong quản lý các chứng thực

Sau khi đã nhận được chứng thực từ các thành viên khác rồi, bạn có thể thể thấy chúng có khả năng làm lệch đi điểm nhấn trong profile của bạn. Ví dụ, lĩnh vực chuyên môn của bạn là Content Marketing, nhưng đa số mọi người lại xác nhận kỹ năng khác kém quan trọng hơn. Chủ động quản lý danh sách chứng thực bằng cách chỉnh sửa phần Skills trong profile của bạn (có thể chọn hiển thị hoặc ẩn).

11. Làm bài đánh giá kỹ năng

Vì kỹ năng mềm rất khó để đánh giá trong quá trình tuyển dụng nên nói có sách, mách có chứng. Nếu bạn có thể xác minh kỹ năng của mình thì cơ hội được tuyển dụng sẽ tăng 30% - và việc thể hiện bằng chứng kỹ năng cũng giúp củng cố thương hiệu cá nhân của bạn nói chung. 

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 1

Đánh giá kỹ năng là bài kiểm tra trực tuyến cho phép bạn chứng minh mức độ kỹ năng của mình. Bạn có thể làm lại bao nhiêu lần tùy thích trước khi cho thấy rằng bạn đã vượt qua. LinkedIn hiện đang thử nghiệm và phát triển tính năng này, hy vọng sẽ sớm được mở rộng đến mọi thành viên.

12. Nhận Recommendation

Nếu những xác nhận kỹ năng trên profile LinkedIn giúp người xem profile có một sự nhìn nhận về khả năng của bạn, thì Recommendation chính là một bước tiến xa hơn. Đó là nhận xét từ đối tác, đồng nghiệp cũ hoặc đồng nghiệp hiện tại về bạn. Các nhà tuyển dụng thường sẽ muốn biết những người từng làm việc với bạn nghĩ gì về bạn. Chúng là bằng chứng mạnh mẽ giúp gia tăng độ tin cậy cho những gì bạn viết trong profile của mình.

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 2  

Lý tưởng nhất thì nên có một Recommendation cho mỗi vị trí bạn từng đảm nhận từ quản lý trực tiếp của mình hoặc đồng nghiệp cùng team. Và chất lượng quan trọng hơn số lượng. Có quá nhiều Recommendation có thể làm giảm tính chân thật, cũng như làm rối người xem khi phải nhận quá nhiều thông tin.

13. Thể hiện đam mê học hỏi

Một ứng viên tiềm năng là người phải có khao khát học hỏi và tiếp thu kiến thức. Khi hoàn thành một khóa học trên LinkedIn Learning, bạn sẽ có cơ hội hiển thị chứng chỉ khóa học trên profile của mình. Từ mục Learning History trong tài khoản LinkedIn Learning, bạn có thể thêm chứng chỉ hoặc cả lộ trình học tập vào profile tùy ý. 

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 3

14. Thường xuyên chia sẻ nội dung hữu ích

Nếu muốn xây dựng thương hiệu cá nhân từ đây, bạn đừng ngại hay lười cập nhật thông tin trên LinkedIn. Thường xuyên chia sẻ nội dung hữu ích liên quan đến chuyên môn để tăng tần suất xuất hiện một cách tích cực trước vòng bạn bè (như một người cung cấp giá trị), cũng khiến người khác nhớ đến bạn với vai trò đặc thù trong ngành.

15. Thêm lời bình luận

Chia sẻ thông tin rất tốt, nhưng đó chỉ mới là điểm khởi đầu. Khi bạn chia sẻ một bài viết cùng với lời bình luận của mình, nghĩa là bạn đang đưa ra quan điểm của mình đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó. Một lời nhận xét được diễn đạt tốt sẽ thu hút nhiều người xem hơn, hoặc thậm chí là ý kiến từ họ. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng profile LinkedIn của bạn. 

16. Follow những người có tầm ảnh hưởng trong ngành

Follow những chuyên gia trong ngành để có thêm tư liệu cho những bài chia sẻ của bạn. Đồng thời cũng cung cấp ngữ cảnh cho profile của bạn, chứng minh bạn là người có niềm đam mê đối với những gì bạn làm.

17. Học cách cho đi

Giúp đỡ người khác là một tip quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân. Những hành động nhỏ như cho lời khuyên, chia sẻ thông tin công việc cho người cần, xác nhận giúp kỹ năng và chúc mừng người khác khi họ đạt được cột mốc nhất định trong công việc cũng thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng.

18. Tối ưu đường dẫn đến profile

Nếu bạn đang sử dụng đường dẫn mặc định của LinkedIn cho profile thì sẽ không làm nổi bật được thương hiệu cá nhân của mình, bởi vì chúng chứa đầy số. Một đường dẫn mặc định trông như thế này: linkedin.com/in/alan-regan-245b5b42.

Để profile LinkedIn của bạn trở nên chuyên nghiệp và thuận mắt hơn, chỉ cần vài bước đơn giản. Vào profile, tại góc phải bên trên, chọn Edit public profile & URL > Edit your custom URL và chỉnh sửa lại đường dẫn theo ý bạn.

Hình: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn - 4

19. Hoàn thiện 100% profile

Một profile hoàn chỉnh sẽ làm cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bạn không chỉ trên LinkedIn mà cả công cụ khác như Google. Điều này cũng giúp tạo ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng, làm tăng khả năng nhận được các cơ hội thông qua LinkedIn gấp 40 lần.

20. Thiết lập chế độ công khai

Bạn sử dụng LinkedIn để tăng khả năng tìm kiếm việc làm hoặc cơ hội hợp tác, đúng chứ? Hẳn bạn cũng muốn được người khác tìm thấy mình? Vậy cần gì để chế độ riêng tư khiến nhà tuyển dụng, đồng nghiệp hay khách hàng tương lai không nhìn thấy được năng lực và những gì bạn đã đạt được. Do đó, hãy để profile của bạn ở chế độ công khai nhé.

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu cá nhân với profile LinkedIn như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng - Phần 1  

Từ tháng 9/2019, Anphabe trở thành đối tác chính thức của Linkedin tại thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng đột phá, vui lòng liên hệ Anphabe Team:

* Hotline:   (84) 98 865 7881 hoặc 
                    (84 28) 6268 2222, ext. 107   

* Email:  huong.ha@anphabe.com  

Answer hZWZlpxplG2YlpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eUm52YiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolG2UmJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...