Cỏ nhà mình cũng xanh & ngon lắm!
Từ cả tháng nay, Thanh và team HR research đang tổng hợp những xu hướng nhân tài quan trọng mà Anphabe đã khảo sát 10 năm qua, để xem những thay đổi trong Quá Khứ có gì đáng chú ý để học hỏi áp dụng vào cách dự đoán Tương Lai.
Có nhiều trend rất đáng chú nên khoảng giữa tháng 3, tụi mình sẽ ‘bật mí’ trong series #IndustryBreakfast quen thuộc nha. Tuy nhiên có vài thực tế thú vị Thanh nghĩ rất hữu ích với người đi làm và HR nói chung, mình share trước nha.
Hình: Industry Breakfast tại Anphabe năm 2023
Đoạn cuối 2021, đầu 2022, từ khóa HOT nhất dân HR khi gặp nhau sẽ là THE GREAT RESIGNATION – tự hỏi vì sao sau Covid lại có trào lưu nhân viên ‘nghỉ việc ồ ạt’ nhiều thế (tỷ lệ nghỉ việc trung bình tại Việt Nam thời điểm đó cao kỷ lục là 23%, với nhiều ngành lên tới trên 30%). Thế nhưng cuối 2022, mình bắt đầu share về THE GREAT REGRET khi Việt Nam cũng chia sẻ chung với xu hướng trên thế giới với 70-80% những người đã nghỉ việc ‘thấy tiếc nuối về quyết định nghỉ việc trước đó của mình’, tiếp ngay sau đó là trào lưu BOOMERANG EMPLOYEE – nhân viên quay lại / xin quay lại tổ chức cũ.
Thế nhưng hành trình ‘quay lại’ còn chưa tới đâu thì chỉ ngay đầu 2023, ‘sóng thần Sa Thải’ tràn tới Việt Nam. Theo báo cáo THE GREAT LAYOFF của Anphabe, 34% doanh nghiệp bắt buộc phải cho nhân viên nghỉ việc với nhiều quy mô. Cho tới nửa cuối năm 2023 thì dư chấn của Sa Thải vẫn còn khá nặng nề, tác động tói tầm 16% doanh nghiệp Việt.
Tất nhiên, có rất nhiều lý do đằng sau việc nhân viên nghỉ việc giai đoạn trước, và có nhiều bài học các doanh nghiệp đã ứng dụng để chăm sóc nhân viên tốt hơn, nhưng không phủ nhận một thực tế là với phần nhiều nhóm nhân viên muốn quay lại "Hối hận thì cũng đã qua cơ hội" mất rồi.
Tại sao Thanh lại đề cập đến câu chuyện này vào lúc này? Vì ngay sau Tết, sau khi nhận lương thưởng thì cũng sẽ là khởi đầu của Mùa Nghỉ Việc năm nay. Dù nghỉ việc chủ động có rất nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất vẫn là CỎ NHÀ BÊN KIA XANH & NGON QUÁ!
Mình không khuyến khích người đi làm cứ ‘bám víu’ lấy 1 công ty bằng mọi giá nếu bạn không thấy vui và hạnh phúc. Nhưng ‘người đi làm Hạnh Phúc’ không có nghĩa là ngày nào cũng phải vui.
Người đi làm Hạnh Phúc biết cách nhìn nhận mọi thứ khách quan, và mỗi khi bị 'lung lay' thì lại có khả năng ca bài ca CỎ NHÀ MÌNH CŨNG XANH & NGON LẮM!
Này nhé
- Thay Đổi thì giờ ở tổ chức nào cũng ‘xoay như chong chóng’ nhá. Ở đây mình biết con ngươi, biết hệ thống rồi, mình có thể tập trung vào những Thay Đổi cốt lõi nhất.
- Cái gì cũng có cái giá của nó. Lương tăng không quan trọng bằng mình giữ được mức lương đó bao lâu. Ở đây mình hiểu khách hàng, hiểu dịch vụ, chắc chắn mình có thể có những sáng tạo và đóng góp tốt nếu nỗ lực. Tầm tới đâu thì tiền sẽ tới đó.
- Giá trị của một mối quan hệ không chỉ nằm ở những phút ‘huy hoàng’. Công ty đang khó, thì chính là cơ hội để mình thể hiện sự cam kết, và năng lực Vượt Khó. Cho dù thế nào, năng lực này chắc chắn giúp mình trưởng thành và thành công hơn trong tương lai
- Mình thật biết ơn công ty mình đã cho mình điều này, đã hỗ trợ mình điều kia… (bật mí nhé: Người ra đi hay hối hận nhất là những thứ khi có, họ coi đó là hiển nhiên, ít biết ơn đó)
- Vân vân & mây mây
Hẹn gặp lại bạn trong các bài chia sẻ xu hướng tiếp theo của Thanh nhé!
>> Xem thêm: Mô hình tổ chức Resilience
Pages
- Thanh Nguyen1710342774
MUỐN ỔN ĐỊNH, PHẢI DỊCH CHUYỂN
Đời nó nghịch lý là thế đó😊
Thanh đang ngồi duyệt lại bài chia sẻ sáng mai về xu hướng nhân sự VN 10 năm qua. Có 1 dịch chuyển rất hay thế này lại chia sẻ trước cho cả nhà nha: 𝑇𝑜𝑝 3 𝑚𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 ‘𝑏𝑎̂́𝑡 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛’ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂𝑛 ‘𝑣𝑎̣𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛’ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑇ℎ𝑢 𝑁ℎ𝑎̣̂𝑝, 𝑂̂̉𝑛 Đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝐶𝑎̂𝑛 𝐵𝑎̆̀𝑛𝑔, 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đ𝑜́ 𝑛ℎ𝑢 𝑐𝑎̂̀𝑢 𝑂̂̉𝑛 Đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐𝑎̀𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎 𝑡𝑎̆𝑛𝑔, 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑠𝑎𝑢 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜𝑎̣𝑛 𝐿𝑎𝑦𝑜𝑓𝑓 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎́ 𝑝ℎ𝑜̂̉ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑎̆𝑚 𝑞𝑢𝑎
Thế thì Ổn Định là thế nào? Và làm gì để có Ổn Định
✌️ Nếu trước đây, Ổn Định là ‘ở nguyên 1 chỗ’, gắn bó thật lâu với một công ty, thì bây giờ 𝑂̂̉𝑛 Đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑑𝑢̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜́ 𝑇𝐻𝑈 𝑁𝐻𝐴̣̂𝑃 ‘𝑂̂̉𝑁’ đ𝑒̂̉ 𝑙𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑎̉𝑛 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ
✌️Ổn Định cũng từng được hiểu là ‘không có những thay đổi quá lớn’, thì bây giờ Ổn Định được định nghĩa lại là 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑐ℎ𝑎̂́𝑝 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑛𝑔𝑜̛̀, ℎ𝑎𝑦 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑚 𝑐ℎ𝑖́ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑜̂́, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑉𝑈̛̃𝑁𝐺 𝑉𝐴̀𝑁𝐺
Với cách hiểu mới này (vốn rất thực tế với những xu hướng & biến đổi vài năm gần đây của thị trường), thì cách gia tăng tính Ổn Định của người đi làm VN cũng khác xưa khá nhiều
👉Hiên nay có đã có tới 𝟓𝟕% nguồn nhân lực tri thức (White -coller workforce) tại VN có 1 công việc thêm thứ 2 (thậm chí thứ 3, thứ 4). Họ tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế gig dưới nhiều hình thức (freelance, làm thêm bán thời gian, start up riêng, đầu tư, bán hàng online,vv) để có thêm thu nhập từ nhiều nguồn, và thêm ‘an tâm’ giữa sóng biến động
👉Đằng sau con số 𝟓𝟔% doanh nghiệp đặt ưu tiên ‘nâng cao năng lực nguồn nhân sự’, thì cũng có ý nghĩa nhân văn là ‘cho dù có phải layoff, thì nhân viên cũng dễ có cơ hội ở nơi khác’. VD như ngành IT năm rồi, với 43% cty có lay off, thì mỗi nhân sự ngành IT phải thực sự nỗ lực trong việc nắm bắt công nghệ, kiến thứcmới nếu muốn có việc ‘ổn định và không gián đoạn’ ( nhất thiết chỉ từ 1 nhà tuyển dụng)
👉Chính vì thế, việc tham gia Gig Economy (làm thêm các công việc tự do phù hợp) thì ngoài thu nhập, cũng là cách để người đi làm tiếp cận với những kiến thức và xu hướng mới, và nhờ đó không bị ‘lạc hậu’ với thay đổi
Thế đấy…
NÊN MUỐN ỔN ĐỊNH THÌ PHẢI DỊCH CHUYỂN
Chúc các doanh nghiệp liên tục thay đổi để duy trì đà phát triển ổn định, và chúc người đi làm liên tục nâng cấp bản thân để luôn có cơ hội ổn định trong mọi tình huống nha!!
-
hZWZmZhikmmbmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVmZeWm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhikmmbmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2SUbpuFneDh
-
More
hZWZmZhikmmbmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5WXmZmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaplyhmdocIhwsbA.