AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmJxplm2WlpaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

5 lầm tưởng về việc giữ chân nhân viên

Answer hZWZmJxplmqUlJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmZeViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Khánh Vân's picture
1684982683

Đây chắc chắn là 3 điều mà các nhà tuyển dụng đang quan tâm nhất lúc này: Giữ chân nhân viên; Giữ chân nhân viên và... Giữ chân nhân viên!

Áp lực tài chính khi phải chi tiêu quá nhiều thứ kết hợp với một nền kinh tế bấp bênh, trong đó số lượng nhân viên tự nguyện nghỉ việc thậm chí vượt xa số lượng bị cắt giảm, đã tạo nên một làn sóng thay đổi nhân sự chóng mặt tại nhiều doanh nghiệp. Về lâu dài, nó để lại nhiều hậu quả: Năng suất giảm; tinh thần sa sút và việc thu hút nhân tài có thể trở nên ngày càng khó khăn.

Đáng quan ngại hơn, cái giá phải trả cho mỗi nhân viên thôi việc là rất đắt đỏ. Ước tính chi phí bù đắp nhân sự chiếm từ 90% đến 200% tổng mức lương của một người lao động. Đây là những tổn thất vô hình - nghĩa là chúng sẽ không được thể hiện trên báo cáo lời lỗ của công ty - nhưng chỉ nghĩ đến việc mất đi những nhân viên giàu kinh nghiệm cùng khoản chi phí phải bỏ ra để tuyển dụng và đào tạo người mới, rõ ràng quá nhiều nhân sự nghỉ việc có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn!

Quan điểm đối với việc giữ chân nhân viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và sự thay đổi của thị trường lao động. Nhưng để thực sự hiểu về tầm quan trọng của việc giữ chân nhân viên thì bước đầu tiên là phải đập tan những lầm tưởng xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến đối với việc giữ chân người lao động.

1. Tuyển dụng thì không liên quan gì đến giữ chân

Thật sai lầm khi cho rằng "người ta bỏ việc là do quản lý" hay việc giữ chân nhân viên chỉ là trách nhiệm của người quản lý trực tiếp. Sự thật là nhà tuyển dụng cũng tác động rất sâu sắc đến việc một nhân viên có quyết định gắn bó hay không. 

Nhà tuyển dụng thường là người đầu tiên tiếp xúc với ứng viên. Một trải nghiệm tuyển dụng tích cực, từ khâu phỏng vấn đến thử việc, chắc chắn sẽ mang lại ấn tượng tốt với ứng viên về công ty, trái lại một trải nghiệm tiêu cực sẽ khiến ứng viên “bỏ chạy mất dép” trước cả khi bức thư đề nghị kịp gửi đi.

Theo nghiên cứu của Viện Năng lực Nhân sự, có khoảng 20% ứng viên từ chối công việc trong 45 ngày đầu. Nguyên nhân lớn nhất là do "không đáp ứng được kỳ vọng trong giai đoạn tuyển dụng". Và việc ứng viên liên tục bỏ đi như vậy không chỉ để lại một chỗ trống trong sơ đồ tổ chức; mà còn khiến cho các nhân viên trong công ty bắt đầu bối rối và thất vọng, tự hỏi liệu có phải ngoài kia vẫn còn nhiều môi trường làm việc khác hấp dẫn hơn không...

2. Văn hóa công ty không quan trọng

Khi hỏi một người vì sao rời bỏ công việc của mình thì tiền bạc thường là yếu tố quan trọng nhất. Cuộc khảo sát về sự lạc quan trong công việc năm 2022 của Robert Half cũng cho thấy, có khoảng 65% nhân viên thừa nhận "Lương thưởng" là lý do chính khiến họ đi tìm một công việc khác, sau đó là "Phúc lợi kém hấp dẫn"Tuy nhiên, một trong những lý do khác ngoài tài chính cũng được đề cập đó là "Không hài lòng với văn hóa công ty". 

Donald Sull - Giảng viên cao cấp tại Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cũng đồng ý với quan điểm trên về sự thất thoát nhân tài. Ông nhận định: "Môi trường làm việc được xếp hạng là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ chân người lao động".

Chia sẻ với Thời báo New York, Donald Sull cho biết "một nền văn hóa doanh nghiệp độc hại" là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất thoát nhân tài cao hơn trung bình gấp 10 lần so với các lý do liên quan đến phúc lợi khác". Một vài yếu tố để nhận biết sự độc hại trong môi trường làm việc có thể kể đến như: những hành vi thiếu đạo đức; không quan tâm và thúc đẩy sự đa dạng và thiếu tôn trọng người lao động.

3. Nhân viên sẽ rời đi nếu không được thăng chức

Mặc dù thăng chức có thể giúp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên trong thời gian ngắn, nhưng đâu phải cứ cứ phải thăng chức mới giữ chân được nhân viên. Hiện nay, nhiều nhân viên không còn kỳ vọng được thăng tiến càng nhanh càng tốt, mà có thể thích một con đường sự nghiệp "vòng vèo" một chút, nơi họ có thể thoải mái trải nghiệm và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới mà không phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm.

Lila MacLellan chia sẻ quan điểm trên Quartz: "Thăng tiến chỉ là một trong nhiều hướng phát triển, không phải lúc nào cũng là hướng tốt nhất. Hành trình vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp nên được hình dung như một dốc núi hơn là những nấc thang.”

Phát triển sự nghiệp theo hướng đi ngang có thể là một lựa chọn tốt hơn. Dựa trên nghiên cứu về tỷ lệ nhân sự rời bỏ của MIT, cơ hội nghề nghiệp theo hướng đi ngang mang lại hiệu quả giữ chân nhân viên cao hơn gấp 12 lần so với cơ hội thăng chức. Vậy nên điều quan trọng ở đây là: Nếu bạn muốn giữ chân những nhân tài xuất sắc nhất, hãy đảm bảo rằng họ có đủ không gian để phát triển tại doanh nghiệp của bạn.

4. Chỉ cần tập trung vào nhân viên là sẽ giải quyết được vấn đề nhân viên rời đi

Đúng và không hoàn toàn đúng. Việc gắn kết nhân viên và hiểu rõ nhu cầu, động lực của họ là rất quan trọng để giữ chân họ. Nhưng điều này chỉ đạt được khi bạn có quan tâm và hỗ trợ cho những người quản lý trực tiếp của họ.

Điều này có nghĩa là cần cung cấp cho họ các khóa đào tạo, hướng dẫn và mô hình hóa phù hợp để họ có thể thành công lâu dài. Nghe có vẻ là một chiến lược giữ chân nhân viên rõ ràng, nhưng lại thường bị bỏ qua. Theo Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM), việc "Được đối xử công bằng bởi người quản lý" là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ chân nhân viên (người ta vẫn thường có câu "nghỉ việc không phải là bỏ việc, mà là bỏ quản lý" mà...).

Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo nhân viên của bạn được chăm sóc tốt là chăm sóc tốt cho những người quản lý họ.

5. Việc công khai mức lương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc liên tục

Trong nhiều thập kỷ, các công ty ngần ngại công khai mức lương vì lo sợ rằng điều đó sẽ khiến những nhân viên được trả lương thấp bỏ việc. Tuy nhiên, với việc ngày càng nhiều bang và địa phương tại Mỹ áp dụng các luật về minh bạch tiền lương, chúng ta nhận thấy thực tế hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh việc giúp thu hẹp khoảng cách lương và nâng cao hiệu suất công việc, việc công khai mức lương còn có tác động tích cực đến việc giữ chân nhân viên.

Một nghiên cứu của công ty dữ liệu lương bổng Payscale cho thấy nhân viên có khả năng sẽ rời bỏ công việc cao hơn trong 6 tháng đầu nếu không có sự minh bạch về lương.

Và bạn đoán xem nhóm nào mong muốn được thấy mức lương nhất? Một khảo sát của Adobe chỉ ra, có đến 85% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z thừa nhận họ “ít có khả năng nộp đơn xin việc nếu công ty không công khai mức lương trong thông báo tuyển dụng.”

Nói tóm lại, công khai lương có thể là một cách để tạo dựng niềm tin và giúp nhân viên hình dung được một sự nghiệp lâu dài với doanh nghiệp của bạn, thay vì chuyển sang làm cho đối thủ cạnh tranh. 

Anphabe hiện là đối tác chính thức của LinkedIn tại thị trường Việt Nam, với đội ngũ tư vấn được đào tạo bài bản bởi LinkedIn sẽ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bạn tuyển dụng nhanh, đúng người đúng việc và gia tăng sức hấp dẫn với ứng viên tiềm năng thông qua các giải pháp toàn diện. 

Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng đột phá, vui lòng liên hệ Anphabe để được tư vấn:


Answer hZWZmJxplmqUlJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmZeViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmJxplm2WlpaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...