AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZdpmm6blpmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Để trở thành nhà phỏng vấn xuất sắc: Hãy nhớ câu thần chú này!

Answer hZWZmZdpmm6blpmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmpyWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Khánh Vân's picture
1719548271


Chào các bạn! Chuyện là tôi vừa có có một buổi huấn luyện kỹ năng phỏng vấn cho một anh lãnh đạo kỹ thuật của một công ty SaaS đang “lên như diều gặp gió”. Và anh này có một thói quen rất thường gặp ở những nhà tuyển dụng - đó là mỗi khi hỏi ứng viên về một điểm yếu hoặc sai lầm trước đây, anh đều hỏi thêm một câu hỏi phụ phía sau về cách mà ứng viên đã cải thiện hay sửa chữa sai lầm đó như thế nào. 

Nguồn: Internet

Lời khuyên chân thành từ tôi nhé: HÃY BỎ NGAY CÂU HỎI PHỤ NÀY ĐI!!! Vì sao ư? Để tôi giải thích:

  • Đa số chúng ta thường hỏi câu “Bạn đã sửa chữa nó như thế nào?” vì cảm thấy không thoải mái khi yêu cầu ứng viên phải chia sẻ những thông tin tiêu cực về mình như khuyết điểm và sai lầm. Vì thế, việc đặt ra câu hỏi phụ này chính là cách để giúp ứng viên có cơ hội "bào chữa và giải thoát". Nhưng đâu cần phải như vậy, ai mà chẳng có khuyết điểm và sai lầm, sao phải ngại ngần chứ!
  • Khi bạn cứ nhấn vào việc sửa chữa sai lầm, bạn đang ngầm nói với ứng viên rằng sai lầm là điều tồi tệ và cần phải che giấu.
  • Ngay cả khi ứng viên đã sửa chữa được sai lầm thì câu chuyện về việc đó thường không mấy hấp dẫn (vì ai mà chẳng từng nghe hàng trăm câu chuyện sửa sai tương tự rồi, phải không?).
  • Nếu ứng viên không sửa chữa được sai lầm, họ sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc tệ hơn, họ sẽ bịa ra một câu chuyện để che mắt bạn.

Khi giải thích những điều này cho khách hàng của mình, tôi đã nghĩ ra một câu nói đơn giản mà, theo tôi, phản ánh chính xác tinh thần của một nhà phỏng vấn lý tưởng:

“Mọi thứ đều thú vị và không có gì là vấn đề hết.”

Khi bạn phỏng vấn, hãy nghĩ rằng mọi điều ứng viên nói đều thú vị và không có gì là xấu xa hay có vấn đề hết, ngay cả những điều tiêu cực. Đó là cách để bạn thu thập được những thông tin giá trị và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho ứng viên.

Nguồn: Internet

Và còn một lợi ích khác của tư duy này. Nó giúp bạn ngừng đánh giá ứng viên ngay lập tức. Khi bạn đánh giá:

  • Họ biết đấy. Họ cảm nhận được ngay. Và cảm giác đó thật sự không dễ chịu chút nào.
  • Bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những gì xác nhận cho sự đánh giá của mình, dẫn đến lệch lạc trong những câu hỏi sau đó.
  • Cuối cùng, bạn sẽ chỉ tuyển những người giống mình.

Vậy nên... lần tới trước khi bước vào buổi phỏng vấn, hãy tự nhủ với bản thân: “Mọi thứ đều thú vị và không có gì là vấn đề hết.” 

Lặp lại lần nữa. Và lần nữa...

Điều này sẽ giúp bạn có cho mình một tâm lý thoải mái hơn để lắng nghe mọi thông tin tuyệt vời mà ứng viên chia sẻ - và tôi cá chắc ứng viên cũng sẽ mong đợi nhận được trải nghiệm phỏng vấn như vậy.

Hy vọng rằng với chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm những kỹ năng và tư duy mới để trở thành những người phỏng vấn xuất sắc. Chúc các bạn thành công!


Bài viết được dịch lại từ những chia sẻ của Jordan Burton, được đăng tải trên LinkedIn.

Jordan Burton có 17 năm kinh nghiệm làm người đánh giá điều hành và huấn luyện kỹ năng phỏng vấn. Ông đã đào tạo hàng ngàn nhà sáng lập, lãnh đạo và nhà đầu tư về kỹ năng tuyển dụng và phỏng vấn. Hiện ông đang dẫn dắt các sáng kiến phát triển kinh doanh của Talgo, quản lý quan hệ với các công ty lớn và hơn 50 startup được đầu tư mạo hiểm.

Answer hZWZmZdpmm6blpmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmpyWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZdpmm6blpmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...