Kiên hoạt tiến bước
“Làm thế nào để Nguồn nhân lực và tổ chức trở nên RESILIENCE hơn trong bối cảnh mới” là đề bài rất khó mà các CEO & GĐNS đặt ra cho khảo sát 2023 của Anphabe, và cũng là lý do để bài báo cáo của Thanh trong Hội nghị Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2023 rồi có tên là BUILDING A RESILIENT TOMORROW.
Dịch chữ Resilience siêu siêu khó mọi người ạ, vì từ này trong tiếng Việt có rất nhiều lớp nghĩa. Trong 15 buổi HR Breakfast gần đây, lần nào Thanh cũng yêu cầu người tham dự dịch thử chữ Resilience và rất thú vị là có quá nhiều cách để diễn giải. Thanh add trong hình sơ sơ có 25 bản dịch phổ biến nhất nhá. Trong sự kiện, Thanh cho mọi người làm khảo sát trực tiếp luôn, và y như dự đoán, mỗi người sẽ chọn một cách khác nhau ...
Nếu như trước đây, Resilience có nghĩa là To withstand or To recover quickly from Adversity- nguyên câu có nghĩa là ‘Chịu đựng hoặc phục hồi nhanh từ nghịch cảnh’ (kiểu như tôi rớt xuống thì phải nhanh chóng vực dậy lại chỗ cũ) thì trong bối cảnh mới, nếu chỉ quay lại vị trí ban đầu thì các tổ chức sẽ không thể nào đủ chống chọi với những khó khăn sắp tới.
Có một sự TIẾN HÓA trong khái niệm Resilience mà các nhà kinh tế và tổ chức cấp tiến trên thế giới đang hướng tới và Anphabe cũng đem tư duy mới này chia sẻ trong báo cáo của mình. Đó là thay vì chỉ là withstand (chịu đựng) thì chúng ta phải proactively prepare (chủ động chuẩn bị); thay vì chỉ là recover (phục hồi) thì chúng ta phải adapt & thrive (thích nghi và phát triển); và không thể chỉ chờ đến khi có adversity (biến cố) thì mới resilience, mà trong những thách thức mỗi ngày - everyday challenge – đều đòi hỏi sự vững vàng, kiên định.
Với sự tiến hóa về ý nghĩa đó thì , Resilience không chỉ còn là Bounce Back mà sẽ là BOUNCE FORWARD - Vừa Phục Hồi mà Vừa Phát Triển và Thích Ứng. Trong tiếng Việt, người bạn thân quý của Thanh, Lê Trí Thông - CEO của PNJ đã gợi ý một từ rất hay, ngắn gọn và giàu ngữ nghĩa đó là KIÊN HOẠT
|
Tổ chức nào có năng lực KIÊN HOẠT tốt thì đi qua những khó khăn, dù lớn hay nhỏ thì cú sốc cũng nhẹ hơn, thời gian để phục hồi cũng nhanh hơn, và từ đó phát triển mạnh mẽ hơn
GIẢM NHẸ SỐC - PHỤC HỒI NHANH - PHÁT TRIỂN MẠNH, vậy làm thế nào để một tổ chức trở nên KIÊN HOẠT như vậy trong khó khăn, 6 tháng qua Anphabe tập trung nghiên cứu và tổng hợp các thực hành cho 1 câu hỏi này thôi đó. CEO và DN nào quan tâm thì vui lòng liên hệ Anphabe (Hotline: 028 6268 2222 | Email clientsolution@anphabe.com) để tìm hiểu cụ thể về báo cáo độc quyền 2023 của bọn mình nha!!
Sắp bước sang 2024 rồi, chúc cộng đồng doanh nghiệp Việt luôn Kiên Hoạt Tiến Bước nhé💥💥💥