AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhkW2clJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Ngành điện tử, năng lượng sẽ thu hút nhiều nhân sự nhờ quan hệ hợp tác quốc tế

Answer hZWZmZhhkW2clJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmZqSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

"Hưởng lợi từ quan hệ hợp tác quốc tế, ngành điện tử, công nghệ cao, thiết bị phụ trợ (trong đó có năng lượng, bán dẫn) tại Việt Nam có khả năng thu hút nhân sự một cách tích cực trong thời gian tới", bà Thanh Nguyễn nhận định.

Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng hạnh phúc Công ty CP Anphabe đã có cuộc trò chuyện với Nhadautu.vn về xu hướng thu hút nhân sự trong năm nay. Theo đó, khảo sát của Anphabe cho thấy điện tử, năng lượng đứng thứ 3 trong top các lĩnh vực được nhiều người quan tâm.

Trong năm 2024, theo bà, ngành nào sẽ thu hút nhân sự mạnh mẽ ở Việt Nam?

Bà Thanh Nguyễn: Dựa trên của Anphabe chúng tôi, doanh nghiệp chuyên tư vấn nhân sự cho nhiều công ty trong nước và quốc tế tại Việt Nam, với doanh nghiệp đa lĩnh vực, top các ngành có nhu cầu tuyển dụng và mở rộng nguồn nhân lực trong thời gian tới bao gồm công nghệ thông tin (IT), bảo hiểm và du lịch ẩm thực.

Trong đó, ngành công nghệ thông tin tiếp tục là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhờ vào sự phát triển không ngừng của thị trường kỹ thuật số và nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này không chỉ đến từ các công ty chuyên ngành mà còn từ sự gia tăng các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề khác áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình.

Nhìn chung, những ngành nghề này đều yêu cầu sự đa dạng về kỹ năng và sự sẵn sàng thích nghi với các xu hướng mới. Người lao động cần phải không ngừng cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao từ các ngành này.

405814035_10160585372134718_200690710285535137_n (1)

Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng hạnh phúc Công ty CP Anphabe. Ảnh: Anphabe

Doanh nghiệp hưởng lời từ quan hệ hợp tác quốc tế

Các ngành như bán dẫn, năng lượng đang được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt khi quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật được nâng tầm, ngành bán dẫn đang mở ra nhiều cơ hội cho nhân sự Việt Nam vì ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI từ Mỹ, Nhật và các quốc gia khác quan tâm đến ngành này. Theo bà, ngành bán dẫn sẽ thu hút nhân sự như thế nào trong năm 2024?

Bà Thanh Nguyễn: Hưởng lợi từ quan hệ hợp tác quốc tế, ngành điện tử, công nghệ cao, thiết bị phụ trợ (trong đó có năng lượng, bán dẫn) tại Việt Nam có khả năng thu hút nhân sự một cách tích cực trong thời gian tới, bởi các yếu tố như môi trường làm việc quốc tế, cơ hội phát triển chuyên môn. Điều này không chỉ tạo nên một làn sóng mới trong việc thu hút nhân sự trong ngành, mà còn góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Dựa trên khảo sát của Anphabe với 878 người lao động trên toàn quốc (từ tháng 4 đến tháng 9/2023), ngành điện tử, công nghệ cao, thiết bị phụ trợ đứng thứ 3 trong top các lĩnh vực được nhiều người hứng thú và quan tâm, mong muốn làm việc, cho thấy tiềm năng nhân lực rất lớn đang chờ được khai thác trong ngành này.

Tuy nhiên, từ phía doanh nghiệp lại cho thấy một bức tranh khác. Chỉ có 21% doanh nghiệp trong ngành này có kế hoạch gia tăng nguồn nhân lực trong năm 2024, trong khi 65% dự kiến vẫn sẽ duy trì nguồn nhân lực hiện tại.

Điều này có thể nói lên thực tế các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược nhân sự cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường. Khi việc làm trở nên cạnh tranh cũng sẽ đòi hỏi người lao động phải năng động hơn, sẵn sàng nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình để nắm bắt cơ hội trong thời trường đang phát triển mạnh mẽ như vậy.

Nhân sự của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI trong ngành này chưa và cần cải thiện những gì? Bà Thanh Nguyễn: Đối với câu hỏi này, Anphabe không có câu trả lời chính xác vì không có thông tin về các tiêu chuẩn ̀được các doanh nghiệp FDI đặt ra.

Tuy nhiên, dựa trên kết quả Khảo sát của Anphabe với nhân sự trong ngành điện tử, công nghệ cao, thiết bị phụ trợ, nhìn chung nhân tài trong ngành này cho rằng: Tư duy cầu tiến, học hỏi liên tục; tiếng Anh, các ngoại ngữ khác, khả năng giao tiếp và biểu đạt bản thân, nắm bắt các công cụ kỹ thuật số, sáng tạo đổi mới, xây dựng mối quan hệ và quản lý thời gian là các năng lực quan trọng và cần thiết để phát triển trong ngành điện tử, công nghệ cao, thiết bị phụ trợ.

Dựa trên những kỹ năng này, trung bình khoảng 60% trong số họ tự đánh giá bản thân đang ở mức "tốt và rất tốt".

Trong bài phát biểu của ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam tại sự kiện nhân sự do Anphabe tổ chức mới đây, ông có nói rằng nhân sự giờ có rất nhiều tiêu chí khi chọn doanh nghiệp để làm việc, ngoài vấn đề lương thưởng. Chẳng hạn, họ mong muốn một môi trường làm việc hạnh phúc, môi trường xanh hay giờ giấc linh hoạt để có thể đón con. Bà thấy những tiêu chí ở môi trường làm việc hạnh phúc, môi trường làm việc xanh hay giờ giấc linh hoạt ở Việt Nam đang như thế nào? Có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí trên chưa?

Bà Thanh Nguyễn: Trong bối cảnh hiện nay, các tiêu chí mà người đi làm Việt Nam đặt ra khi lựa chọn nơi làm việc đã thực sự trở nên đa dạng và phong phú. Người lao động không chỉ xem xét đến mức lương thưởng, mà còn đặc biệt quan tâm đến những yếu tố khác như môi trường làm việc hạnh phúc, môi trường làm việc xanh, và khả năng linh hoạt về giờ giấc, nhất là sau đại dịch COVID-19.

Xét các tiêu chí môi trường làm việc hạnh phúc, dữ liệu từ Anphabe cho thấy các yếu tố như: "Chăm sóc sức khỏe, đời sống nhân viên tốt" và "công việc linh hoạt" liên tục nằm trong Top 20 tiêu chí khi lựa chọn môi trường làm việc lý tưởng của người lao động trong vòng 2 năm trở lại đây.

Điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng cao của người đi làm nói chung đối với các chính sách phúc lợi và chăm sóc sức khỏe mà doanh nghiệp cung cấp, đặc biệt sau đại dịch khi mọi người đều mong muốn có một sức khỏe tốt và cuộc sống cân bằng hơn. Từ phía doanh nghiệp, "cải thiện chất lượng môi trường làm việc" cũng nằm trong Top 5 ưu tiên khi định hướng chiến lược nhân sự trong hai năm tới. 

Trong năm qua, khi tiến hành đo lường và đánh giá môi trường làm việc của hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam, Anphabe liên tục ghi nhận rất nhiều doanh nghiệp có những thực hành xuất sắc hướng đến giá trị "xanh" và "bền vững"

Bà Thanh Nguyễn

Nhắc đến sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống, khảo sát của Anphabe cũng hỏi 63.878 người đi làm rằng "trong các chương trình phúc lợi dưới đây, những hoạt động nào được công ty bạn cung cấp cho nhân viên?". Kết quả cho thấy sự chuyển biến tích cực khi tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chính sách làm việc linh hoạt đã tăng từ 16% (năm 2022) lên 25% (năm 2023).

Dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn một khoảng cách khá lớn để chính sách này đạt được mức độ ứng dụng rộng rãi hơn. Đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh khó khăn và quỹ tăng lương eo hẹp, có đến gần 50% nhân tài lựa chọn "giờ làm việc linh hoạt" là một trong những chương trình phúc lợi cần có thay cho việc tăng lương. 

Đối với xu hướng môi trường làm việc "xanh": Trong năm qua, khi tiến hành đo lường và đánh giá môi trường làm việc của hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam, Anphabe liên tục ghi nhận rất nhiều doanh nghiệp có những thực hành xuất sắc hướng đến giá trị "xanh" và "bền vững". Điển hình như Schneider Electric Việt Nam - tập đoàn năng lượng biểu trưng cho xu hướng này.

Schneider Electric Việt Nam đặt ra mục tiêu trung hòa carbon và liên tục thực hiện các hoạt động bền vững trên tất cả các mặt từ khí hậu, tài nguyên đến đa dạng giới và hòa nhập, nổi bật với dự án The Zero Carbon nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon và thúc đẩy các giải pháp năng lượng hiệu quả và sạch hơn​.

Bên cạnh đó, công ty cũng mang "bền vững' vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ đa thế hệ bình đẳng với kỹ năng chuyển đổi số và kinh doanh bền vững; cung cấp chính sách làm việc linh hoạt để giảm thiểu khí thải carbon từ phương tiện...

Không chỉ riêng Schneider Electric Việt Nam, mà rất nhiều doanh nghiệp từ các ngành khác cũng đều đã và đang đẩy mạnh các thực hành "xanh'" trong hoạt động của mình, đặc biệt là lĩnh vực thu hút nhân tài.

nhansu-nhadautu

Điện tử, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ sẽ là những ngành được quan tâm nhiều trong năm 2024. Ảnh: Báo Chính Phủ.

Định hướng chiến lược nhân sự trong năm 2024

Về xu hướng nhân sự năm 2024, bà thấy có điểm gì mới so với 2023?

Bà Thanh Nguyễn: Sau khi trải qua các biến động kinh tế vĩ mô trong năm 2023, hầu hết doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh chiến lược nhân sự trong năm 2024, cụ thể sẽ tập trung vào các ưu tiên chính: Đào tạo/tái đào tạo các kỹ năng quan trọng cho đội ngũ nhân viên; tối ưu hóa chính sách lương, thưởng, phúc lợi; nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý trong 2 năm tới.

Về kế hoạch nhân sự trong năm 2024, dựa trên kết quả Khảo sát với khoảng 150 doanh nghiệp đầu ngành, khoảng 57% trong số họ cho biết vẫn sẽ duy trì nguồn nhân lực hiện tại, 37% trong đó sẽ lên kế hoạch tuyển dụng thay thế nếu có nhân viên nghỉ việc.

Xu hướng môi trường làm việc "xanh" đã và sẽ tiếp tục trở nên phổ biến trong thời gian tới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và coi trọng các hoạt động "xanh" trong văn hóa kinh doanh, dẫn đến nhu cầu về việc làm "xanh", kỹ năng "xanh" tăng.

Khảo sát của Anphabe cũng chỉ ra, có đến 91% Gen Z - thế hệ lao động tương lai, mong muốn được làm việc tại những công ty có đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, giáo dục, phát triển bền vững, đói nghèo và biến đổi khí hậu. Thực tế này một lần nữa nhấn mạnh, việc làm "xanh" đang là xu thế và sẽ còn tiếp tục nở rộ trong thời gian tới mà doanh nghiệp cần thích nghi.

Thách thức doanh nghiệp phải đối mặt

Thị trường năm 2024 vẫn là một dấu hỏi lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc làm sao để phản ứng nhanh trước những thay đổi bất ngờ của thị trường; duy trì đủ ngân sách/ nguồn đầu tư để giữ vững tính cạnh tranh, cũng như giải quyết các phức tạp trong tổ chức và điều hướng mô hình kinh doanh một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi thế hệ các bạn trẻ Gen Z gia nhập thị trường lao động ngày càng đông, khả năng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức của xung đột thế hệ trong thời gian tới. 

Khảo sát của Anphabe đã chỉ ra, trong năm 2023 có đến 75% người đi làm từng trải qua xung đột, căng thẳng giữa các thế hệ nơi công sở, chủ yếu giữa Gen Z và các thế hệ trước, ở các khía cạnh như phong cách làm việc, thái độ làm việc và cách giao tiếp.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách và văn hóa làm việc, nhằm duy trì môi trường đa dạng, hòa nhập và phát triển cho đa thế hệ.

Từ góc độ người đi làm

Bước sang năm 2024, thu nhập tiếp tục là yếu tố được người đi làm quan tâm. Tuy nhiên, kỳ vọng tăng lương trung bình của họ nói chung có giảm so với năm ngoái, từ 10.2% xuống còn 8.5%. Thực tế này có thể phản ánh sự thấu hiểu từ phía người lao động đối với khó khăn chung của thị trường và hoàn cảnh của doanh nghiệp.

Đổi lại, người đi làm bắt đầu đề cao hơn sự cân bằng trong công việc - cuộc sống, đặc biệt là chính sách làm việc linh hoạt. Trong trường hợp doanh nghiệp có kế hoạch duy trì lương, gần 50% nhân tài lựa chọn "giờ làm việc linh hoạt" là một trong những chương trình phúc lợi cần có thay cho việc tăng lương.

Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người mong muốn có được một công việc ổn định. Phải thừa nhận là ba năm qua ở Việt Nam và thế giới có quá nhiều bất ổn về kinh tế vĩ mô, cùng với ảnh hưởng tâm lý do đại dịch, khiến người đi làm cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Kết quả Khảo sát xu hướng người đi làm của Anphabe cho thấy: Tiêu chí "công việc ổn định" đã vươn lên vị trí số 4 trong Top 10 yếu tố môi trường làm việc lý tưởng do người đi làm bình chọn.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Nguồn: Phỏng vấn Báo Đầu Tư

Answer hZWZmZhhkW2clJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmZqSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhhkW2clJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...