Tại sao không định giá người lao động?
Chúng ta đã thiết lập và hình thành một thị trường lao động chưa? Theo định nghĩa của thị trường lao động hiện nay thì mọi người thường nói, nó tồn tại rồi chứ, nó hoạt động rồi chứ. Tôi biết, tức là ở đó có người lao động, người sử dụng lao động và họ gặp nhau thông qua các hoạt động tuyển dụng và liên kết lao động được hình thành.
Với tôi, như thế chưa đầy đủ. Chúng ta phải phát triển thêm. Chúng ta cần định giá người lao động, tạo lập một kênh, một môi trường chuyển giao người lao động. Chúng ta làm thị trường lao động tiến lên chuyên nghiệp hơn.
Người lao động đi làm đương nhiên là phải được trả công, thế thì tại sao lại không có cơ chế định giá người lao động thông qua giá trị họ làm ra hàng năm? Năng xuất lao động hàng năm của chúng ta ai cũng biết. Ví dụ ở một ngành là 5 tỉ chẳng hạn, ở một công ty là 3 tỉ chẳng hạn, mà thực tế người lao động ấy được nhận lương là một tỉ. Tức là giá trị giá cả của người lao động ấy dao động từ 1 tỉ tới 3 tỉ hoặc lên tới 5 tỉ. Trong thị trường của ngành ấy anh ta, chị ta hoàn toàn có thể được chuyển nhượng với mức cao hơn một tỉ. Từ đó hợp lý hóa nguồn lực của quốc gia hơn, hợp lý hóa với giá trị của người lao động hơn tạo lập sự cạnh tranh tự do và công bằng trong môi trường lao động ấy.
Với những lao động có thể làm trong nhiều ngành nghề, với các ngành nghề khác anh ta, chị ta có giá trị hơn thì tại sao không được chuyển sang mà lại cứ làm ở nơi hiện tại với mức lương một tỉ, để tạo ra 2 tỉ chứ không sang nơi khác để tạo ra 5 tỉ và nhận về mức lương 2 tỉ trong một năm?
Thực ra người lao động đã được định giá, nhưng chưa hình thành thị trường lao động đúng nghĩa chuyên nghiệp để thích hợp hóa và tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực là người lao động.