AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmJZgmmybm5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

STRESS trong công việc: Câu chuyện về những ‘cơn đau đầu’ hàng ngày

Answer hZWZl5ximXCcmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmpqXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Khánh Vân's picture
1718004282

Thời buổi kinh tế khó khăn, STRESS đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống người lao động. Theo một khảo sát do Anphabe (đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) thực hiện từ Tháng 5 đến Tháng 8 năm 2023, cứ 3 người đi làm thì có 1 người “thường xuyên” cảm thấy stress.  

Ảnh: Anphabe

STRESS - đâu phải chuyện đùa! 

Bất ngờ hơn, tại những công ty có cắt giảm lao động, “người sống sót” lại còn stress hơn cả “người ra đi” (43% so với 29%). Nghe mà buồn cười, ai mà ngờ người bị đuổi việc lại ít stress hơn chứ! 

Mà stress cũng không tha bất kỳ ai, từ Nhân viên hơn 1 năm kinh nghiệm (27%) đến Trưởng nhóm – giám sát (36%) và Quản lý (41%). Tuổi tác/cấp bậc gì rồi cũng stress, càng lên cao thì càng stress.  

Và phải thừa nhận một điều là Gen Z chúng ta luôn “tiên phong” trong mọi trào lưu, bao gồm luôn cả... stress - với tỷ lệ 35% so với 29% của các anh chị Gen X và Y. 

Hậu quả của STRESS? - Đáng sợ hơn bạn nghĩ! 

Stress không chỉ khiến chúng ta đau đầu mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Người lao động chịu stress thường xuyên có khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn như rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, khó thở, chán nản. Về mặt tâm lý, stress cũng khiến chúng ta dễ cáu gắt, lo lắng và áp lực, đôi khi chỉ muốn hét lên giữa văn phòng. 


Ảnh: Anphabe  

Tệ hơn, cứ 10 người stress thường xuyên thì 4 người trong đó đã biến chứng sang "giai đoạn 2" là BURN-OUT (Hội chứng kiệt quệ về thể chất và tinh thần) – một trạng thái nghiêm trọng và nguy hiểm hơn cả stress. Burn-out khiến chúng ta rơi vào trạng thái trống rỗng và không còn động lực để cố gắng. Từ một quả bóng xì hơi, chúng ta trở thành một quả bóng... thủng luôn! 

Đáng chú ý, người bị BURN-OUT có rủi ro gặp các vấn đề về hiệu suất cao hơn gấp 10 lần so với những người “chỉ” bị stress. Về phía tổ chức, điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, tăng tỷ lệ nghỉ việc và tạo ra một bầu không khí công sở ngột ngạt, bức bách. 

Đã đến lúc chúng ta cần một cuộc cách mạng để chiến đấu với STRESS !!! 

Sóng bắt đầu từ gió, STRESS bắt đầu từ đâu? 

Theo Khảo sát của Anphabe, có đến 17 yếu tố khác nhau gây ra stress cho người đi làm. Trong đó, top 3 "thủ phạm" chính bao gồm:

  1. Áp lực tiến độ gấp gáp.
  2. Lương thưởng thấp hơn kỳ vọng.
  3. Không đủ thời gian cho gia đình và cá nhân   

Các yếu tố này có chút khác biệt giữa các cấp bậc. Ví dụ, nhân viên hay kêu ca về lương thưởng trong khi các sếp thì lại stress vì thiếu thời gian dành cho gia đình. Cũng đúng thôi, khi mà họ cứ phải họp hành, giải quyết hàng tá công việc cả ngày như thế. 

Thứ hạng phổ biến

Nhân viên trên 1 năm kinh nghiệm

Trưởng nhóm/ Giám sát (Team leader/ Supervisor)

Quản lý / Trưởng phòng (Manager)
1

Lương thưởng thấp hơn kỳ vọng

Áp lực tiến độ gấp gáp

Không đủ thời gian cho gia đình & cá nhân

2

Áp lực tiến độ gấp gáp   

Không đủ thời gian cho gia đình & cá nhân

Áp lực tiến độ gấp gáp

3

Không đủ thời gian cho gia đình & cá nhân

Thiếu sự ghi nhận cho thành tích đạt được

Thường xuyên phải làm thêm giờ vì nhiều việc

4

Thiếu sự ghi nhận cho thành tích đạt được

Thường xuyên phải làm thêm giờ vì nhiều việc

Thiếu sự ghi nhận cho thành tích đạt được

5

Không thấy rõ cơ hội phát triển tại công ty

Quá nhiều thay đổi trong tổ chức

Lương thưởng thấp hơn kỳ vọng

Bảng: Top 5 yếu tố gây stress phổ biến nhất của người đi làm, phân theo cấp bậc công việc hiện tại (Anphabe) 

Bí kíp hóa giải - Làm gì cho bớt STRESS? 

Để giúp nhân viên thoát khỏi "vòng xoáy stress", doanh nghiệp có thể thử một vài biện pháp sau: 

  • Cải thiện quy trình làm việc: Tăng cường sự liên kết giữa các phòng ban chặt chẽ hơn để không ai phải ôm đồm quá nhiều việc. Bên cạnh đó, loại bỏ bớt các quy trình lãng phí - vừa bớt chi phí cho doanh nghiệp, vừa tiết kiệm thời gian cho nhân viên. 

  • Trang bị kỹ năng quản lý thời gian và stress: Đào tạo cho nhân viên biết cách làm việc hiệu quả hơn mà không phải bỏ bê cuộc sống cá nhân. 

  • Tối ưu hóa chiến lược Tưởng thưởng - Cung cấp các phúc lợi hỗ trợ an sinh toàn diện: Hãy tìm hiểu nhu cầu của nhân viên và cung cấp cho họ các chương trình chăm sóc và hỗ trợ thiết thực. Đừng để họ cảm thấy mình đang làm việc cực khổ ở đây mỗi ngày “chỉ vì miếng cơm manh áo”. 

  • Xây dựng văn hóa ghi nhận thành tích: Hãy xây dựng một môi trường làm việc – nơi mà mỗi người đều thấy mình là một phần quan trọng. Hãy cho nhân viên biết rằng những đóng góp của họ được doanh nghiệp công nhận, đôi khi chỉ cần một lời khen chân thành, một cái ‘like’ thôi cũng làm nên điều kỳ diệu. 

  • Gia tăng năng lực Kiên Hoạt (resilience): "Kiên hoạt! Kiên hoạt! Kiên hoạt!" - Điều quan trọng phải nói 3 lần. Giữa thời cuộc biến động, việc giúp nhân viên phát triển khả năng phục hồi & thích nghi nhanh với những thay đổi là rất quan trọng, không chỉ giúp họ đối mặt tốt hơn với những thách thức hiện tại mà còn chuẩn bị cho những biến đổi không lường trước được trong tương lai.

Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu các áp lực không cần thiết, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả hơn cho người lao động. Một đội ngũ khỏe mạnh và hạnh phúc chính là nền tảng cho sự thành công và thịnh vượng của tổ chức. 

Tóm lại thì... 

Stress trong công việc là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng bạn thấy đấy, nếu biết cách nhận diện và hóa giải, chúng ta hoàn toàn có thể sống vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày. Đầu tư vào sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên không chỉ là trách nhiệm mà còn mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.  

Bằng những giải pháp thiết thực như trên, Anphabe chúc các doanh nghiệp sẽ sớm thành công chuyển hóa áp lực thành động lực, biến nơi làm việc của mình trở thành nơi mà mọi nhân viên đều muốn đến vào mỗi sáng, không phải chỉ vì tiền lương mà còn vì niềm vui và sự hài lòng trong công việc! 

Answer hZWZl5ximXCcmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmpqXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmJZgmmybm5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...