DOANH NHÂN VÀ "HỘI CHỨNG BẬN RỘN"
Vị trí cao luôn đi kèm áp lực công việc lớn. Bên cạnh đó, những khó khăn của giai đoạn khủng hoảng càng khiến giới doanh nhân có muôn vàn lý do để “ăn công việc, ngủ công việc”. Vô hình chung, nhiều người trong số họ mắc căn bệnh được biết đến với tên gọi “hội chứng bận rộn”.
Thanh Nguyễn: Chào chị Lan và anh Huy! Anh chị có nghe về “hôi chứng bận rộn” bao giờ chưa?
Anh Huy: Tuy không rõ lắm thế nào là “hội chứng bận rộn” nhưng tôi thấy hầu hết các doanh nhân thường trả lời “ bận lắm, bù đầu …” khi được hỏi “anh khỏe không?” hay “công việc thế nào?” (cười).
Theo tôi, ngoài những khoảng thời gian bận rộn thực sự thì có 2 trường hợp bận rộn có thể coi là “một loại bệnh”. Thứ 1, chúng ta “mượn” sự bận rộn để bào chữa cho việc mình chưa làm được, quên hay thiếu sót. Thứ 2, nhiều người có “ảo tưởng” bận rộn gắn liền với “hiệu quả” . Thực tế thì bận rộn không hề tỉ lệ thuận với thành công.
William J.H. Boetcker, nhà tăng lữ người Mỹ từng nói: “ Nếu bạn quá bận rộn với công việc đến nỗi không còn thời gian cho bất kỳ thứ gì khác, thì chỉ có 2 khả năng: Công việc của bạn, hoặc chính bạn đang có vấn đề”
Chị Lan: Tôi thì nghe nói đây là căn bệnh do các nhà tâm lý học Scotland phát hiện ra chỉ những người làm việc quá sức, bị thiếu ngủ kinh niên và có nguy cơ suy giảm trí nhớ. Tôi nghĩ doanh nhân hay lãnh đạo cao cấp rất dễ “nhiễm” hội chứng này vì họ có hoài bão cao nên cũng tham công tiếc việc, luôn muốn làm được nhiều việc hơn trong khoảng thời gian có hạn. Chưa kể áp lực kinh doanh từ nhiều phía cũng luôn đặt họ vào tâm thế phải “gồng mình” lên để đứng mũi chịu sào.
Thanh Nguyễn: Liệu anh chị có có nguy cơ mắc “hội chứng bận rộn” hay không?
Chị Lan: Tôi là người bận rộn, thẳng thắn mà nói cũng có những giai đoạn “bị” hội chứng này. Những khi làm việc quá sức, tôi khó ngủ sâu, dễ căng thẳng, thậm chí không thể nhớ tên một vài người quen từ lâu. May mà mình luôn kịp nhận ra và điều chỉnh để không bị hội chứng này “mãn tính” (cười).
Tôi nhận thấy nữ lãnh đạo có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nam giới. Vì phụ nữ cầu toàn hơn nên hay lo lắng nhưng kém hơn nam giới trong việc chia các mối quan tâm thành nhiều “ngăn”. Đối với họ, một vấn đề từ “ngăn” này rất dễ “tràn” sang làm ảnh hưởng các “ngăn” khác. Hơn nữa, trách nhiệm gia đình con cái cũng dễ làm cho nữ lãnh đạo kiệt sức. Kinh nghiệm của tôi là mình cần nhận thức các giá trị đích thực của cuộc sống, trong đó sự “cân bằng” là mấu chốt trong những giai đoạn làm việc căng thẳng.
Anh Huy: Với bản thân tôi thì “bận rộn” hay không, không quan trọng bằng bạn có tìm được “niềm vui” trong sự bận rộn đó hay không. Nếu bạn “bận rộn” theo đuổi đam mê thì quá tốt. Điều quan trọng là bạn cân bằng được các mục tiêu trong cuộc sống, tránh để sự “ bận rộn” làm chúng ta bỏ quên mất các yếu tố quan trọng khác như gia đình, sức khỏe…
Thanh Nguyễn: Người có nhiều trách nhiệm chưa chắc đã làm lãnh đạo nhưng người lãnh đạo chắc chắn phải chịu nhiều trách nhiệm, đi kèm với áp lực bận rộn. Làm sao để sống chung với thực tế này?
Chị Lan: Đã là lãnh đạo thì phải gánh vác nhiều trách nhiệm và chịu nhiều áp lực. Đó là mặt trái của thành công. Để sống chung với thực tế này, tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm sau:Trước hết, các quyết định quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là có tầm nhìn lâu dài . Như vậy, sẽ đỡ tốn thời gian và công sức “dọn rác” của chính những quyết định vội vã trước đây.
Thứ hai, áp dụng nguyên tắc 80/20 để xác định những vấn đề ưu tiên và tập trung 80% thời gian cho 20% những công việc tạo ra giá trị nhiều nhất cho công ty!
Thứ ba, “Lãnh đạo giỏi không phải là người làm tất cả” mà là người biết phát triển người khác thành người giỏi và biết sử dụng họ. Vì vậy, chúng ta luôn cần tập trung phát triển đội ngũ, chịu khó hướng dẫn và “dũng cảm” giao quyền cho họ.
Thứ tư, nhận dạng các yếu tố phá hỏng việc quản lý thời gian của bạn. Ví dụ các email ngay từ đầu buổi sáng hoặc một số người chỉ thích tiểu tiết, làm bạn mệt đầu và mất thời gian, vv. Hãy kiên quyết loại bỏ những yếu tố này.
Cuối cùng, hãy tập luyện và đảm bảo nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý để có được sức khỏe tốt. Người có sức khỏe tốt thì khả năng chịu áp lực cũng tốt hơn (cười).
Anh Huy : Như tôi vừa chia sẻ, quan trọng nhất là tìm được niềm vui & sự hài hòa trong cuộc sống. Chúng ta thường nói phải cân bằng được “công việc” và “gia đình”. Theo tôi điều này mới đúng một nửa: “công việc” & “gia đình” chỉ là yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong khác như sức khỏe thể chất và tinh thần, năng lực, đạo đức… là nửa còn lại. Nếu bỏ quên việc “đầu tư” thời gian cho các yếu tố bên trong thì các yếu tố bên ngoài cũng sẽ khó tồn tại bền vững.
Thanh Nguyễn : Anh Huy này, nếu quả thật một ngày có tới 30h, liệu chúng ta có thật sự rảnh rang hơn?
Anh Huy: Rất nhiều người than thở “ mình làm đầu tắt mặt tối mà mãi chưa hết việc”. Hầu hết ai cũng mong có nhiều thời gian hơn, nhưng thực tế chúng ta cũng lãng phí thời gian cho nhiều việc không mang lại giá trị, hiệu quả cao. Điều quan trọng không phải là chúng ta có bao nhiêu, mà chúng ta sử dụng thời gian như thế nào
Tối rất đồng ý với chị Lan là chúng ta cần tập thói quen lập kế hoạch và thiết lập các ưu tiên trong cuộc sống. Hãy ưu tiên cho các việc “ quan trọng” thay vì “ khẩn cấp”…
Thanh Nguyễn: Vậy có thể coi “hôi chứng bận rộn” là một dạng bệnh thiên về tâm lý?
Chị Lan : Nếu vẫn cứ ôm đồm chạy hết từ tham vọng này tới tham vọng khác thì có lẽ chúng ta mãi mãi thiếu thời gian. Tôi không coi “hội chứng bận rộn” là căn bệnh lý tâm lý mà chỉ là biểu hiện của việc chưa xác định đúng tâm lý về chữ “sống” mà thôi. Tôi từng đọc câu chuyện về một nữ y tá chuyên viết lại những trăn trở và nuối tiếc của người bệnh. Một trong những nuối tiếc lớn nhất của người sắp giã biệt cuộc sống là “Ước gì tôi đã không làm việc quá cật lực để quên đi hạnh phúc riêng!”. Ý của tôi là xã hội luôn cần những con người năng động nhưng chúng ta cần năng động đúng cách để đạt được sự cân bằng giữa năng lượng giải phóng ra và thu nhận vào. Có sự nghỉ ngơi, tập luyện đầy đủ, làm được điều mình yêu thích và đạt tới các mối quan hệ tốt đẹp sẽ làm chúng ta càng hiệu quả hơn trong công việc.
Thanh Nguyễn: Về lâu dài, nếu không ý thức được mình đang bị “Hội chứng bận rộn” hoặc có nguy cơ cao, tác hại đối với bản thân và doanh nghiệp chúng ta đang quản lý sẽ là gì?
Anh Huy: Người mắc “ hội chứng bận rộn” luôn cảm thấy thiếu hạnh phúc và không hài lòng với cuộc sống. Nếu bạn quá bận rộn chỉ với công việc mà không còn thời gian cho các yếu tố quan trọng khác thì cuộc sống của bạn sẽ nhanh chóng mất cân bằng: sức khỏe, tinh thần, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, các cơ hội khác sẽ dần đi xuống…Nếu để tình trạng này kéo dài, bạn sẽ chợt nhận ra mình sẽ dần mất tất cả… kể cả doanh nghiệp & bản thân mình
Chị Lan: Tác hại đầu tiên là sức khỏe kém. Sự mất cân bằng là căn nguyên của vô vàn bệnh tật. Thứ đến là người đó sẽ vô tình làm “lây nhiễm” căn bệnh này sang những người khác trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra một môi trường làm việc quá sức và thiếu sáng tạo.
Thanh Nguyễn: Chúng ta KHÔNG THỂ tiết kiệm thời gian nhưng luôn có thể sử dụng thời gian sao cho hiệu quả và có ý nghĩa hơn để tránh xa “Hội chứng bận rộn” và những hậu quả của nó. Xin chân thành cảm ơn chị Lan và anh Huy về những chia sẻ bổ ích. Chúc anh chị ngày càng thành công!
Pages
- Dzung Nguyễn Việt1341342227
Có lẽ cả nhà nên đọc cuốn sách: "Một tuần làm việc bốn giờ" - The 4-Hour Work Week, tác giả: Timothy Ferriss, Thu Hương dịch. Cũng là 1 cách nhìn nhận về việc làm và tận hưởng! Rất thú vị!
-
hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKbnZSahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 7
- hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyInWiRcoae3-A.
-
More
hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHnZmUnYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalmdqb55Xb7Cx - NGUYỄN CHÍ THÀNH1341010078
Bận rộn cả tuần không sao, nhưng hãy mạnh dạn tập cho mình một thói quen NO BUSINESS vào cuối tuần. Những ngày này ta tự thưởng cho mình để lấy lại sức cho ngày đầu tuần bận rộn tiếp!
-
hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKbm5yZhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyInWaZcYae3-A.
hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHnZecnISh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWxqb51Xb7Cx - Trang Nguyen1439535964
Đây là một trong những cách giúp CEO giải phóng bản thân khỏi mớ công việc đồ sộ và có thời gian tập trung làm việc hiệu quả hơn, có thời gian nghỉ ngơi và dành cho gia đình:
https://trolykinhdoanh.wordpress.com/2015/08/14/4-ly-do-tai-sao-cac-giam...
-
hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUm5WSlYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmaSapWFneDh
hZWZmZhhknGXk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpeVlZOIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZrbZhrZFVvtrI.