Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5VnkXCVm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

KẾT QUẢ KHẢO SÁT - VAI TRÒ CỦA NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI T7-2012

Answer1 hZWZl5Vll2-Xl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5eXmJiEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Quoc Ngo Trung's picture
1342169666

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp và sự hội nhập ngày càng sâu của kinh tế Việt Nam và thế giới, vai trò của nhân sự hiện đại ngày càng có nhiều thay đổi rõ rệt. Về mặt lý thuyết, nhân sự phải nắm giữ những vai trò chủ chốt hơn để đóng góp hiệu quả hơn vào “chiến lược con người” – mấu chốt thành công của mọi chiến lược.

Để tìm hiểu trên thực tế vai trò thực sự hiện tại của phòng nhân sự, những khoảng cách nếu có giữa thực tế và kỳ vọng cũng như chia sẻ phần nào các nguyên nhân, giải pháp nhằm giúp các chuyên gia nhân sự hoạt động hiệu quả hơn, Anphabe đã thực hiện Khảo sát online Vai Trò Của Nhân Sự Hiện Đại trong khoảng thời gian 1 tuần từ 26/6- 3/7/2012.

Lời mời tham gia khảo sát đã được gửi tới toàn bộ 35,000 thành viên của Anphabe với số người tham dự như sau:

Tổng số người tham sự: 1,136 người

** Còn khá nhiều khác biệt giữa thực tế và kỳ vọng về vai trò của phòng nhân sự

1,136 người tham gia thừa nhận vai trò lớn nhất của phòng nhân sự hiện nay vẫn chỉ là hành chính, sự vụ (51,8 %); tiếp đó là thừa hành các yêu cầu nhân sự do các trưởng phòng ban đề ra (28,7%) hơn là một “đối tác chiến lược thực sự” giúp tư vấn chiến lược phù hợp cho ban giám đốc/ các phòng ban (chỉ 13,4%). Trong khi đó, kỳ vọng về vai trò lớn nhất của phòng nhân sự phải là Tư vấn được cho các trưởng phòng ban về chiến lược nhân sự (đào tạo, tuyển dụng, tái cơ cấu, xây dựng văn hóa, vv) và hỗ trợ thực thi các chiến lược đó còn có khoảng cách khá lớn với thực tế do vai trò này hiện nay vẫn chỉ là  đóng góp ít nhất của các phòng ban nhân sự cho tổ chức ( 36,06% so với 13,4%)

Kết quả  này không có quá nhiều khác biệt giữa đánh giá từ phòng nhân sự và các phòng ban khác (bán hàng, marketing, kỹ thuật, vv) cho thấy nhận thức về  vai trò của phòng nhân sự và những yêu cầu trước mắt đối với bộ phận quan trọng này là khá phổ biến.

Những người tham dự chia sẻ thêm nhiều ý kiến về vai trò và kỳ vọng đối với phòng nhân sự,  chủ yếu xoay quanh những nhiệm vụ chiến lược, xin chia sẻ lại một số ý kiến đại diện như sau:

Bộ phận nhân sự đóng vai trò tham mưu cho BGĐ Công ty bố trí, sắp xếp và sử dụng nguồn lực nhân sự trong Công ty một cách tối ưu, phát huy cao nhất năng lực chuyên môn của người lao động....” Anh Nguyễn Văn Chiến – Trưởng phòng Nhân Sự - HN

Nhân sự phải trở thành HR Business Partner  (đối tác kinh doanh chiến lược phụ trách các vấn đề nhân sự) với cả Tổng giám đốc cũng như các lãnh đạo phòng ban chức năng) – Chị Trần Mộng Thúy Vy – Trường phòng nhân sự - HCM

Tư vấn và thực hiện các chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ban lãnh đạo công ty đề ra, phản hồi kịp thời và đề xuất phương án thực hiện tối tưu các chiến lược này” – Anh Đỗ Anh Tuấn – Giám đốc bán hàng - HCM.

Trong tình hình kinh doanh đang rất khó khăn hiện nay, vai trò quan  trọng nhất của phòng Nhân Sự là tham mưu và tư vấn về cơ cấu lại bộ máy nhân sự sao cho hiệu quả và giảm thiểu ngân sách hoạt động của công ty” – Chị Lê Thị Minh Yến – Trưởng phòng Nhân Sự - HN

Nhân sự phải là bộ phận giống như một người bạn, chia sẻ và tiếp nhận tâm tư của nhân viên để biết rõ hoàn cảnh của từng người mà có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, sâu rộng hơn. Nhân sự hiện nay nên gần gũi hơn với nhân viên” - Chị Cao Quỳnh Liên – HCM

“ Phòng Nhân Sự cũng còn là người thiết kế, đào tạo và giám sát hệ thống đánh giá nhân sự “- Chị Lê Thị Hoàng Yến – Giám Đốc Nhân Sự-HN

** Còn khá nhiều khác biệt khi đánh giá mức độ hài lòng về đóng góp của phòng nhân sự

Mặc dù cả phòng nhân sự và các phòng ban khác có nhân thức khá đồng nhất về khoảng cách khá lớn giữa vai trò kỳ vọng của phòng nhân sự và thực tế, tuy nhiên cũng không khó hiểu khi phòng nhân sự tự đánh giá về mình tốt hơn hẳn các phòng ban khác. Có thể thấy phần lớn chuyên viên nhân sự đánh giá về đóng góp của phòng ban mình từ Bình Thường (33,6%) đến Hơi Hài Lòng (30,3%) trong khi các phòng ban khác chủ yếu đánh giá từ Chưa Hài Lòng (40,5%) đến Bình Thường (34,6%)

Có lẽ chưa có đủ sự chia sẻ, thấu hiểu cần thiết giữa phòng nhân sự với các phòng ban để cùng nhìn nhận về những mục tiêu ngắn hạn cũng như khó khăn,trở ngại mà Nhân Sự đang / sẽ có thể gặp phải trong quá trinh thực thi các vai trò nhân sự, vì thế dẫn tới những khác biệt về đánh giá kỳ vọng.

** Những lý do chính khiến phòng nhân sự chưa đạt được hết những kỳ vọng của công ty 

Một điểm đáng chú ý là “Thiếu kiến thức chuyên môn nhân sự” KHÔNG phải là nguyên nhân lớn nhất khiến phòng nhân sự chưa phát huy hết vai trò của mình mà lại là “Thiếu hiểu biết về chuyên môn các bộ phận khác”.

Ngoài ra, một lý do chính nữa theo các phòng ban là “Nhân Sự thiếu sự gần gũi, quan tâm đến các phòng ban” (26,8%) trong khi theo phòng Nhân Sự thì họ lại “Thiếu sự tin cậy từ các phòng ban” (19,7%). Sự khác biệt trong đánh giá từ phòng nhân sự và các phòng ban khác về 2 lý do mang tính “chủ quan” này một lần nữa cho thấy mối quan hệ chiến lược giữa phòng nhân sự và các phòng ban còn rất nhiều điểm chưa hiệu quả để có thể cùng nhìn chung về một hướng và hỗ trợ nhau cùng đạt tới mục tiêu chung của tổ chức

Sau đây là một vài ý kiến đại diện về những khó khăn / rào cản khác khiến phòng Nhân Sự khó phát huy hết vai trò, nhất là các vai trò chiến lược của mình:

“Lãnh đạo Công ty chưa thật sự hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của công tác nhân sự, chưa coi trọng về văn hoá doanh nghiệp, cách thức tổ chức quy trình làm việc chuyên nghiệp.” -  Nguyễn Thị Quỳnh Thông – Giám đốc Nhân sự - HN

“Nhân sự chưa  thực sự được giao quyền quyết định từ Ban Giám Đốc”. -  Nguyễn Thị Lam Tuyền – Trưởng Phòng Lao động Tiền lương - HCM

“ Nhân sự chưa có được sự hỗ trợ tốt từ Ban Giám đốc về thực hiện các chế độ chính sách cho nhân viên” - Võ Quang Lộc- Trưởng phòng Nhân Sự - HN

“Cách nhìn nhận và đánh giá vai trò của Nhân sự từ BGĐ chưa được chính xác. Không thực sự coi trọng vai trò của Nhân sự, mà chỉ coi Nhân sự như cỗ máy thực thi chiến lược của BOD” - Nguyễn Thị Ngọc Châu - Trưởng phòng Nhân sự - HN

Do tính chất online và tính phức tạp của giải pháp nên phạm vi của khảo sát này không bao gồm những cách thức để phòng nhân sự có thể hoạt động hiệu quả , tuy nhiên dưới đây là một một số ý kiến mang tính gợi ý từ những người tham dự khảo sát để tham khảo:

“Phòng Nhân sự hầu hết mới đóng vai trò quán xuyến giờ giấc, nội quy, bảng chấm công của nhân viên, vì thế bản thân phòng nhân sự không hề thân thiện, rất khó khăn với quan hệ của nhân viên. Nếu vậy, làm sao để giúp giải quyết những xung đột trong quan hệ của nhân viên?”- Lê Mai Phương – Trưởng nhóm Bán hàng - HN

“Nhân sự cần nhất là sự hợp tác nhịp nhàng giữa các phòng ban và ban giám đốc, bắt đầu từ việc xây dựng được sự tin cậy và thấu hiểu với các mối quan hệ chiến lược trong công ty”- Hoa Nguyễn – Giám đốc Nhân sự - HCM

“ Chuyên viên nhân sự thường có nghiệp vụ nhưng cũng hay rập khuôn, cứng nhắc, làm sao để chúng tôi tìm đến nhân sự không chỉ những khi nghỉ việc, gặp vấn đề mà cả những lúc vui buồn trong cuộc sống và công việc nữa.” Toàn Văn – Trưởng phòng IT - HN

Nhân sự phải có chiến lược nhân sự trước mới tính đến chuyện đào tạo, tuyển dụng và các công tác thực thi khác. Kiến thức nhân sự cũng không thể so sánh bằng người có tâm huyết, biết quan tâm đến từng thành viên và tổ chức nhân sự một cách hợp lý.” Trần Thị Hồng Thắm – Nhân viên bán hàng – HCM

Việc sử dụng nội dung của khảo sát này xin tham khảo ý kiến của Anphabe. Mọi ý kiến đóng góp, câu hỏi liên quan đến Khảo sát Vai Trò Của Nhân Sự Hiện Đại, xin vui lòng liên hệ:

Thanh Nguyễn - CEO Anphabe.com - Thanh.Nguyen@anphabe.com

Answer1 hZWZl5Vll2-Xl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5eXmJiEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

  • Buidacduong SIR's picture
    Buidacduong SIR
    1343212461

    Phòng nhân sự trong hầu hết các công ty nhỏ và vừa mới chỉ làm được các chức năng chính như tuyển dụng, phỏng vấn, lương bổng, đào tạo, mà đôi khi nhiều công ty còn không có, Người chủ đứng ra đảm nhiệm luôn công việc này cho đỡ tốn chi phí... Hơn nữa chức năng Phòng nhân sự ở ta chưa có tầm nhìn chiều sâu như ở các nước phát triển đó là việc tìm kiếm, bồi dưỡng, tuyển dụng những nhân tài phù hợp với các vị trí công việc, nên thường không có tầm ảnh hưởng nhiều trong công ty. Mặc dù mỗi bộ phận có những chức năng riêng nhưng để xây dựng được những mô hình ấn tượng không dễ và cần phải được đào tạo, tập huấn, học hỏi từ những tập đoàn đa quốc gia....!

      hZWZl5Vll2-Xl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTlZmRl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5Vll2-Xl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWCWaZeFneDh
    hZWZl5Vll2-Xl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZGZlJWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhmlqappXb7Cx
hZWZl5VnkXCVm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...