AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhilHKcmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

30 tuổi lấy điểm mạnh ra làm điểm yếu có còn phù hợp?

Answer hZWZmZhilHKcmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eWmpWWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Nhà tuyển dụng hỏi "Điểm yếu của bạn là gì", ứng viên đáp chuẩn văn mẫu nhưng lại gây thất vọng: Muốn làm vị trí cấp cao sau 30 tuổi, đừng trả lời như mới ra trường. 

 Muốn làm vị trí cấp cao sau 30 tuổi, đừng trả lời như mới ra trường

Đừng bao giờ trả lời rằng cầu toàn là điểm yếu lớn nhất của bạn

Marina Glazman là một doanh nhân công nghệ, người sáng lập thương hiệu 2x, hiện đang là CEO của hãng nội thất Suitely. Cô cũng là cây bút chuyên viết bài cho Business Insider, Entrepreneur...

Sau khi trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, có cả thất bại lẫn thành công, Glazman đã tích lũy cho mình khá nhiều kinh nghiệm, từ việc gây quỹ cho đến xây dựng team-building. Trong quá trình phỏng vấn gần 1.000 người cho 60 vị trí cho công ty khởi nghiệp của mình, cô nhận thấy một số ứng viên có cách trả lời quá khuôn mẫu, kể cả khi họ đã qua tuổi 30.

Một độc giả tên là James gửi đến câu hỏi: "Tôi 33 tuổi, đang ứng tuyển vào vị trí quản lý điều hành của một số công ty khởi nghiệp. Tôi vừa có buổi phỏng vấn đầu tiên sau lần cuối cùng vào 7 năm trước tại công ty cũ. Khi họ hỏi ‘Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?’, tôi đã trả lời giống như ngày trước: sự cầu toàn. Tôi nhận về một cái nhìn đầy hoài nghi. Đó là một câu trả lời tệ sao?".

 Muốn làm vị trí cấp cao sau 30 tuổi, đừng trả lời như mới ra trường - Ảnh 1.

Theo Glazman, nhẽ ra James không nên nói điểm yếu lớn nhất của mình là sự cầu toàn. Anh cũng nên không nên trả lời kiểu "đó là nguyên tắc làm việc chặt chẽ - thứ khiến mình mất đi nhiều cơ hội xã giao bên ngoài". Sau tuổi 30, việc lấy một điểm mạnh ra làm điểm yếu đã không còn phù hợp nữa.

Những nhà tuyển dụng dày dạn kinh nghiệm sẽ không kỳ vọng bạn hoàn hảo chỉ vì bạn đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, họ mong bạn sẽ hoàn thành công việc ở một mức độ nhất định.

Quản lý đội ngũ kinh doanh là một vị trí đòi hỏi bạn phải có chuyên môn quản lý và đưa ra quyết định trong hoàn cảnh áp lực, cùng với một số kỹ năng phân tích khác. Thay vì xúc phạm trí thông minh của nhà tuyển dụng bằng câu trả lời kiểu mẫu trên - thứ mà họ đã nghe chán từ thực tập sinh, hãy tiết lộ điểm yếu thực sự của bạn. Tất nhiên, câu trả lời vẫn phải cho thấy khả năng chuyên môn cao của bạn.

Glazman cũng đưa ra một câu trả lời ví dụ:

"Tôi từng gặp khó khăn với trong việc đa nhiệm (multi-tasking), khi phải đàm phán cùng lúc 4-5 hợp đồng với các nhà cung cấp. Hồi đó, tôi nhận đàm phán lại một hợp đồng cung cấp để tiết kiệm 20% chi phí cho công ty. Khi đang mải tập trung vào vụ này, một hợp đồng khác đã tăng giá thêm 5%. Dù tiết kiệm được một khoản lớn tiền, nhẽ ra chúng tôi nhẽ ra đã có thể làm tốt hơn".

Trọng điểm ở đây là: Nếu là nhân viên non trẻ, bạn sẽ không phải đàm phán các hợp đồng triệu USD. Câu trả lời trên đã chứng minh rằng bạn sở hữu kinh nghiệm vượt trội. Theo Glazman, thay vì cố tỏ ra hoàn hảo, bạn nên thể hiện năng lực ở cấp độ cao của mình.

Bên cạnh đó, nữ doanh nhân này cũng chỉ ra 3 kiểu trả lời giống văn mẫu mà các ứng viên nên tránh khi đã quá 30 tuổi.

 Muốn làm vị trí cấp cao sau 30 tuổi, đừng trả lời như mới ra trường - Ảnh 2.

1. Bạn mong đợi gì ở công việc mới?

Sau 30 tuổi, những câu trả lời quá chú trọng vào bản thân sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng đáp rằng bạn đang "tìm kiếm cơ hội để phát triển", "khả năng phát triển những kỹ năng mới", "cơ hội tham gia vào nhiều lĩnh vực trong kinh doanh".

Vì đang ứng tuyển vào một vị trí cấp cao hơn, bạn phải tỏ ra mình là một người có kinh nghiệm và năng lực mạnh mẽ. Thay vì đưa ra những câu trả lời truyền thống quá tập trung bản thân, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể tạo ra tác động lớn như thế nào.

"Tôi đang tìm kiếm một vị trí cho phép mình kết hợp giữa khả năng bán hàng và kỹ năng phân tích, từ đó tạo nên sự khác biệt về chiến lược trong công ty. Tôi tin rằng việc trở thành Giám đốc Bán hàng sẽ giúp tôi làm được điều này, bởi đây không phải vị trí quá tách biệt."

2. Hãy kể cho tôi nghe một ví dụ về năng lực lãnh đạo của bạn

Ở tuổi 30, bạn nên thay đổi quan niệm về khả năng lãnh đạo.

Khi còn trẻ, bạn có thể chứng tỏ khả năng lãnh đạo trong một tình huống mà bạn có mục tiêu rõ ràng, biết giao việc cho cấp dưới, dẫn dắt họ hoàn thành xuất sắc mục tiêu. Còn bây giờ, phân công công việc là kỹ năng cơ bản bạn cần làm được, chẳng phải là một thành tích gì lớn lao. Nhà tuyển dụng kỳ vọng nhiều hơn từ các ứng viên ở vị trí này.

Liệu họ có tầm nhìn không? Liệu họ có đối mặt được với thách thức không? Liệu họ có truyền được cảm hứng cho cấp dưới tiến xa hơn không? Liệu họ có thể phản hồi và sửa lỗi cho cấp dưới trong quá trình làm việc không? Liệu họ có dạy bảo và rèn giũa nhân viên non trẻ thành lãnh đạo tương lai không?

Để chứng minh năng lực lãnh đạo mạnh mẽ của mình ở tuổi 30, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy càng nhiều kỹ năng trên càng tốt. Câu trả lời của bạn phải thể hiện sự trưởng thành, từ quản lý cấp thấp lên lãnh đạo cấp cao, từ phân công công việc đến truyền cảm hứng cho cấp dưới.

3. Cấp trên và đồng nghiệp miêu tả bạn là người như thế nào?

Ở tuổi 20, trọng tâm sự nghiệp của bạn là xây dựng kỹ năng và học cách hòa nhập nơi công sở. Khi đó, bạn có thể trả lời rằng cấp trên và đồng nghiệp miêu tả bạn là một người chăm chỉ, có trách nhiệm và biết hợp tác.

Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào những vị trí cao hơn sau 30 tuổi, các phẩm chất trên lại trở thành điều hiển nhiên cần có. Vì thế, bạn cần phải tập trung vào các điểm mạnh khác cần thiết hơn, chẳng hạn như khả năng đàm phán các hợp đồng có giá trị, khả năng chịu áp lực tốt, biết khuyến khích và động viên các nhân viên tiềm năng.

 Muốn làm vị trí cấp cao sau 30 tuổi, đừng trả lời như mới ra trường - Ảnh 3.

Trên mạng có rất nhiều lời khuyên giúp các bạn trẻ đi từ số 0 lên số 1. Nhưng để đi từ số 1 lên cao hơn, khi bạn đã có ít nhất vài năm kinh nghiệm, bạn cần phải thay đổi tư duy trả lời phỏng vấn.

Một ứng viên mạnh và dày dạn kinh nghiệm không nhất thiết phải là người mắc ít sai sót nhất. Đó sẽ là người hoạt động hiệu quả hơn, ý thức hơn về rủi ro. Họ phải hiểu rằng một nhà lãnh đạo giỏi không cần quá thành công, nhưng biết truyền cảm hứng cho nhân viên của mình.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp Thị

Answer hZWZmZhilHKcmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eWmpWWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhilHKcmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...