Bí quyết “lọt mắt xanh” nhà tuyển dụng ngân hàng trong... 15 phút
Thực tế cho thấy vẫn có rất nhiều người đã thi đỗ vào ngân hàng bằng chính năng lực khi không có một mối quan hệ thân quen nào bởi họ biết cách làm thế nào để "lọt vào mắt xanh" nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn 15 phút.
>>> Cách trúng tuyển vào ngân hàng không cần "đi cửa sau"
Trong tuyển dụng ngân hàng, khi thí sinh đã lọt đến vòng phỏng vấn tức là đã đến gần hơn với mục tiêu trúng tuyển sau khi đã trải qua vòng tuyển chọn hồ sơ, thi viết đầy cam go. Tuy nhiên không có nghĩa, vòng phỏng vấn sẽ dễ thở hơn mà đây lại là vòng cạnh tranh khốc liệt nhất bao gồm tổng hòa các kỹ năng với mọi thí sinh tham gia. Theo chia sẻ của nhiều người, số lượng thí sinh tham gia phỏng vấn vòng cuối cùng thường sẽ gấp 3 lần số lượng nhà tuyển dụng muốn nhận.
Vậy làm thế nào để lọt vào mắt xanh các nhà tuyển dụng?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hình thức phỏng vấn phổ biến tại hầu hết các ngân hàng là phỏng vấn riêng, từng thí sinh lần lượt sẽ đứng trước Hội đồng tuyển dụng để trả lời các câu hỏi. Còn lại tùy văn hóa từng ngân hàng.
Ví dụ như tại Techcombank, đối với sinh viên mới tốt nghiệp, ngân hàng áp dụng phương pháp phỏng vấn nhóm để tìm những ứng viên vượt trội. Ví dụ mỗi nhóm gồm 5 ứng viên cùng làm việc nhóm, để tranh luận với một nhóm khác về một chủ đề trái ngược. Quá trình này giúp đánh giá kỹ năng phối hợp, giao tiếp, phân tích, ảnh hưởng và tính sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết của mỗi ứng viên.
Cho dù ở hình thức phỏng vấn nào thì mỗi thí sinh cũng cần tạo cho mình một “thương hiệu cá nhân” để nhà tuyển dụng nhận thấy nét nổi trội và phù hợp với vị trí tuyển chọn.
Bên cạnh, việc rà soát lại kiến thức chuyên môn đã tích lũy thì trước mỗi buổi phỏng vấn các thí sinh nên đầu tư thời gian chuẩn bị, quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Khảo sát của chúng tôi với các ngân hàng thương mại trong nước cho thấy, nếu áp dụng thực hiện những bí quyết sau đây, thí sinh hoàn toàn có thể để lại dấu ấn cá nhân, đánh bật hàng loạt đối thủ “đáng gờm” và cơ hội đạt được công việc mơ ước luôn nằm trong tầm tay với.
1. Tìm hiểu thông tin về ngân hàng và vị trí tham gia phỏng vấn
Trước khi tham dự phỏng vấn một ngân hàng, điều đầu tiên ứng viên nên làm là tìm hiểu về ngân hàng đó: về quy mô, khách hàng, lịch sử, thị phần, sản phẩm, lãi suất… Chắc chắn trong các câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu liên quan về ngân hàng, hoặc sẽ đưa ra những tình huống mà ngân hàng họ từng gặp phải cho ứng viên xử lý.
Chính vì thế, tìm hiểu trước thông tin công ty không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và đánh giá cao ứng viên nào thật sự hiểu và quan tâm về công ty của họ.
>>> Các vấn đề khi làm việc tại ngân hàng nước ngoài
Những thông tin này sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi như: Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng tôi làm việc? Bạn hiểu gì về công việc sắp tới? Theo bạn, đức tính nào quan trọng nhất của vị trí giao dịch viên/chuyên viên quan hệ khách hàng/chuyên viên thanh toán quốc tế/cán bộ xử lý nợ…
2. Cập nhật kiến thức vĩ mô
Rất nhiều người nắm rất chắc kiến thức nghiệp vụ nhưng lại tỏ ra lúng túng trước những câu hỏi mang tính vĩ mô như “Bạn hãy nêu 3 sự kiện kinh tế tài chính nổi bật của Việt Nam trong thời gian gần đây”, hoặc trình bày những hiểu biết về một Thông tư, một chính sách mới mà NHNN mới ban hành…
Vì vậy, thí sinh nên rèn luyện thói quen cập nhật thêm các kiến thức, số liệu, sự kiện về kinh tế vĩ mô diễn ra trong vòng ít nhất 3 tháng trở lại đây. Nếu không cập nhật thường xuyên thì nên xem xét lại các dữ liệu đó thông qua các kênh truyền thông như các báo điện tử chuyên sâu về tài chính ngân hàng, bản tin tài chính trên tivi, tạp chí kinh tế cuối tuần,... để có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
3. In và mang theo bản sao CV
Mặc dù nhà tuyển dụng có thể xem CV (bản sơ yếu lý lịch) trên máy tính nhưng họ vẫn đánh giá cao nếu bạn tự in và mang theo CV. Điều này giúp cho buổi phỏng vấn diễn ra tập trung hơn vì nhà tuyển dụng không phải dò tìm CV của bạn giữa hàng trăm email hay thư mục trên máy tính.
Hơn nữa, cũng tiện hơn cho nhà tuyển dụng nếu họ cần ghi chép ngay trên CV những điểm đặc biệt nổi trội mà bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn.
4. Đúng giờ
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng nhất là vấn đề ứng viên đi muộn trong buổi phỏng vấn. Họ sẽ đánh giá bạn là người không đúng hẹn, chậm chạp. Tất nhiên, bạn sẽ bị mất điểm ngay trong phần mở màn. Việc ước tính trước thời gian từ nhà đến nơi phỏng vấn sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ lỡ hẹn.
Bạn nên đến sớm trước buổi phỏng vấn ít nhất 15 phút. Đến sớm sẽ giúp chúng ta lấy lại bình tĩnh, tự tin hơn và có thời gian sắp xếp lại những thứ đã chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn. Bạn cũng nên dự trù, lường trước những trục trặc có thể xảy ra trên đường đi để trừ hao thời gian và đến nơi phỏng vấn đúng giờ.
5. Trang phục khi đi phỏng vấn
Trong một môi trường chuyên nghiệp như ngân hàng, bạn nên chuẩn bị trang phục trang nhã quần âu/váy với áo sơ mi trắng dài tay (không nên mặc áo cộc tay), nam sẽ có thêm vest và cavat, và tốt nhất là nên đi giày đen đối với cả nam và nữ.
Ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng bao giờ cũng rất quan trọng. Trang phục phù hợp không chỉ tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn có tâm lý thoải mái và tự tin hơn trong suốt buổi phỏng vấn.
Một điều cấm kỵ đặc biệt trong ngân hàng là mặc quần jean, áo thun, trang phục quá sặc sỡ sẽ gây phản cảm cho nhà tuyển dụng. Nếu là nữ, các bạn nên trang điểm nhẹ để gương mặt mình tươi tắn và sáng sủa hơn, đặc biệt ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên thì ngoại hình càng quan trọng.
6. Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt
Cần kiểm tra điện thoại của mình trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Nếu không có gì quan trọng, bạn nên tắt hoặc để chế độ rung cho máy. Tiếng chuông điện thoại vang lên rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn.
Ngoài những vấn đề trên, các ứng viên cũng nên chú ý các tiểu tiết như khi kết thúc phỏng vấn, đứng lên nên kê lại ghế ngay ngắn, hoặc luôn mỉm cười để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Một trong những khuyến cáo an toàn nhất trong những câu hỏi tình huống, ban giám khảo sẽ đóng vai khách hàng và yêu cầu thí sinh đưa ra hướng xử lý, thí sinh hãy luôn giữ sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Nếu đó là một tình huống bạn chưa gặp bao giờ, hãy lễ phép xin khách hàng chờ đợi để bạn xin ý kiến cấp trên và đừng bao giờ xử lý mà không biết chắc đúng hay sai.
Trao đổi thêm với chúng tôi, Giám đốc Tuyển dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết theo kinh nghiệm của ông, các sinh viên ngay từ trong quá trình học tập nên chủ động tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng, tham gia các hội thảo nghề nghiệp và tích cực trang bị cho mình những năng lực đáp ứng.
Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, các bạn cần có những kỹ năng mềm rất cần thiết như giao tiếp, làm việc theo nhóm... Sự tự tin, sáng tạo, năng động, kỹ năng làm việc theo nhóm… của các bạn cũng sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
>>> Lẽ nào làm kế toán là giúp DN trốn thuế?
(Theo cafebiz)
Pages
- Hung Tran Phi1456362528
mình vẫn bị out bạn ah !!! =.=~ , trong 6 điều của bạn... chỉ có cái ko thắt cà-vạt thôi...hehehe
-
hZWZmZhimHKcm5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJWZlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhimHKcm5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeScZSFneDh
-
More
hZWZmZhimHKcm5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiVnJKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZrapxua1VvtrI.